Top 7 bài Chứng minh câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
Giải thích câu Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
- 1. Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- 2. Chứng minh Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng ngắn gọn
- 3. Chứng minh Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng - Mẫu 1
- 4. Chứng minh Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng - Mẫu 2
- 5. Chứng minh Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng - Mẫu 3
- 6. Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- 7. Viết đoạn văn về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Ý nghĩa của câu tục ngữ gần mực thì đen, gần đèn thì sáng là gì? Hãy viết bài văn chứng minh câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng. Sau đây là chi tiết dàn ý chứng minh câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì sáng cùng các bài văn mẫu giải thích câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì sáng siêu hay giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về tư tưởng đạo lý mà câu tục ngữ muốn truyền tải.
1. Dàn ý chứng minh câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
1. Mở bài
Dẫn dắt để giới thiệu câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.
2. Thân bài
- Ý nghĩa của câu tục ngữ: Mượn hình ảnh “mực” và “đèn” để khuyên nhủ con người bài học trong cuộc sống. Nếu chúng ta gần những cái xấu xa thì chúng ta cũng trở nên xấu xa và hư hỏng như vậy. Còn khi chúng ta gần những cái tốt, cái đẹp thì chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp và tươi sáng.
- Dẫn chứng chứng minh:
Những đứa trẻ hư chơi với nhau sẽ hư, chơi với những đứa trẻ hư sẽ trở nên hư hỏng.
Những đứa trẻ tốt, sáng sủa chơi với nhau thì chỉ có tốt đẹp và sáng hơn.
Những đứa trẻ xấu khi chơi với những đứa trẻ tốt cũng sẽ trở nên tốt đẹp.
- Liên hệ bản thân:
Biết lựa chọn một người bạn tốt để chơi.
Cố gắng rèn luyện để trở thành một người có ích cho xã hội.
3. Kết bài
Đánh giá về câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.
2. Chứng minh Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng ngắn gọn
Một trong những lời khuyên quý giá của ông cha ta đã để lại cho con cháu là: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Đây là lời khuyên quý giá của ông cha ta về cách sống của con người.
Mượn hình ảnh “mực” và “đèn” để qua đó nói về điều xấu xa và tốt đẹp trong xã hội. Khi con người sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu và ngược lại, sống trong môi trường tốt sẽ trở thành người tốt. Câu tục ngữ đã cho thấy sự ảnh hưởng của môi trường đối với con người.
Chúng ta có thể bắt gặp những dẫn chứng tiêu biểu trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên là một nhân vật như vậy. Vốn là một anh nông dân hiền lành chất phát chỉ vì lòng ghen của bá Kiến mà bị đẩy vào tù. Sau bao nhiêu năm trở về quê cũ Chí Phèo đã thay đổi hoàn toàn cả về nhân hình lẫn nhân tính: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết!...”. Hắn đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chính nhà tù của thực dân Pháp đen tối khắc nghiệt đã làm thay đổi con người của Chí Phèo.
Còn truyện “Mẹ hiền dạy con” đã chứng minh rõ nét nhất cho “gần đèn thì rạng”. Mạnh Tử khi còn bé sống gần trường học nên lễ phép chăm chỉ học hành, giả sử người mẹ của Mạnh Tử cho cậu sống gần chợ hay ở nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh tử đã trở thành bậc hiền tài của Trung Quốc. Còn trong thực tế cuộc sống, chúng ta có thế thấy được rằng học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt được giáo dục chu đáo sẽ trở thành người tốt. Gia đình sống hòa thuận con cái sẽ chăm ngoan, xã hội tốt đẹp sẽ có công dân tốt. Nếu sống trong môi trường gia đình bạn bè không tốt con người sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi theo chiều hướng xấu.
Dù vậy, vẫn có những con người không chịu sự chi phối của hoàn cảnh. Họ có phẩm chất vô cùng thanh cao. Ví dụ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ… Họ đều là những con người đã lựa chọn rời xa chốn quan trường để tìm về với thiên nhiên đẹp đẽ, không màng những bon chen quyền lực, địa vị.
Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” hoàn toàn đúng đắn. Đó chính là lời khuyên ý nghĩa dành cho con người trong cuộc sống.
3. Chứng minh Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng - Mẫu 1
Tục ngữ được coi là chiếc túi khôn của nhân loại. Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một lời khuyên nhủ đúng đắn, sâu sắc.
Mực và đèn là hình ảnh mang tính biểu tượng. Mực gợi đến những điều tăm tối, xấu xa. Còn đèn gợi về những điều sáng rõ, tốt đẹp. Như vậy, ý nghĩa của câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” muốn nói đến ảnh hưởng của môi trường đối với con người. Chúng ta sống trong môi trường xấu, thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu. Còn chúng ta sống trong môi trường tốt, tiếp xúc với những người tốt thì ta sẽ học hỏi được điều tốt hay, trở thành người có ích.
Câu tục ngữ là một lời nhận xét hoàn toàn đúng đắn, thể hiện kinh nghiệm sống phong phú của ông cha ta. Môi trường có vai trò với việc hình thành nhân cách của con người. Trong gia đình, cha mẹ là tấm gương để con cái noi theo. Còn ở trường học, thầy cô sẽ vai trò giáo dục, định hướng cho học sinh. Ngoài ra, bạn bè cũng sẽ ảnh hưởng đến mỗi người. Một người bạn tốt sẽ giúp chúng ta học được nhiều điều hay lẽ phải để sống tốt đẹp hơn, cùng giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống. Còn người bạn xấu sẽ kéo chúng ta sa ngã vào tệ nạn xã hội, học thói hư tật xấu, trở nên ích kỉ để rồi cuộc đời trở chìm trong những đêm dài tăm tối…
Tuy vậy, không phải ai cũng chịu ảnh hưởng của môi trường. Có những người vẫn giữ gìn được nhân cách tốt đẹp. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng ngời. Suốt những năm tháng bôn ba nước ngoài để tìm đường cứu nước, Bác vẫn luôn giữ vững phẩm chất cao đẹp, lối sống giản dị, đạo đức cách mạng. Điều đó khiến cho chúng ta càng cảm thấy khâm phục, kính trọng Bác nhiều hơn.
Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là bài học quý báu cho mỗi người. Chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy nó một cách tối đa để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội này.
4. Chứng minh Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng - Mẫu 2
Tục ngữ đã gửi gắm những kinh nghiệm được ông cha ta đúc kết từ trong cuộc sống hàng ngày. Và câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” cũng thể hiện được điều đó.
Từ hai hình ảnh “mực” và “đèn” câu tục ngữ đưa ra lời răn dạy thế hệ sau phải biết học hỏi những điều tốt đẹp, đúng đắn và tránh xa những cái xấu xa, không lành mạnh.
Môi trường có ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của một con người. Nếu như trong gia đình, cha mẹ chính là tấm gương để con cái nói theo. Thì ở trường học, thầy cô lại chính là người có ảnh hưởng đến mỗi học sinh. Đặc biệt là bạn bè sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến mỗi người. Có ai đó đã từng nói rằng: “Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ chỉ cho anh biết, anh là người như thế nào”. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:
“Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”
Câu chuyện về Lưu Bình, Dương Lễ là một ví dụ điển hình cho thấy sự ảnh hưởng của bạn bè.
Tuy nhiên, không phải ai cũng chịu ảnh hưởng của môi trường. Có những người vẫn giữ gìn được nhân cách tốt đẹp, giống như đóa hoa sen vậy:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một tấm gương sáng của dân tộc. Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhưng người vẫn giữ được tinh thần yêu nước, ý thức cách mạng và nhân cách cao đẹp. Hoặc chúng ta có thể kể đến cái tên Nguyễn Văn Trỗi - người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đoạn lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.
Còn đối với một học sinh như tôi, câu tục ngữ đã giúp tôi có được sự lựa chọn đúng đắn trong việc lựa chọn bạn bè. Đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.
Qua chứng minh trên, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là lời khuyên quý giá. Chúng ta hãy ghi nhớ để có thể trở thành những người có nhân cách cao đẹp.
5. Chứng minh Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng - Mẫu 3
Đôi khi, con người thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường. Bởi vậy thế hệ đi trước đã đưa ra một lời khuyên vô cùng quý giá: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Câu tục ngữ sử dụng hai hình ảnh đối lập nhau là “mực” - ý chỉ cái đen tối, xấu xa và “đèn” ý chỉ cái trong sáng, tốt đẹp. Ông cha ta đã nhắn nhủ rằng sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu và ngược lại, sống trong môi trường tốt sẽ trở thành người tốt.
Chắc hẳn bạn đọc yêu thích văn học đều sẽ biết đến truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Nhân vật Chí Phèo được xây dựng vốn là một anh nông dân hiền lành, làm thuê cho nhà bá Kiến. Chỉ vì một chuyện ghen tuông không đâu mà Chí Phèo bị bá Kiến đẩy vào tù. Sau bao năm trở về quê cũ Chí Phèo thay đổi hẳn đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chính nhà tù của thực dân Pháp đen tối khắc nghiệt đã làm thay đổi con người của Chí Phèo. Môi trường ngục tù đầy chỉ toàn những con người ranh ma, độc ác đã có tác động tiêu cực đến Chí. Thế mới thấy được môi trường xấu có khả năng làm tha hóa con người.
Hay trong câu chuyện “Mẹ hiền dạy con”, mẹ thầy Mạnh Tử đã chọn cho con sống gần trường học nên Mạnh Tử lễ phép chăm chỉ học hành. Còn trong thực tế cuộc sống, chúng ta có thế thấy được rằng học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt được giáo dục chu đáo sẽ trở thành người tốt. Gia đình sống hòa thuận con cái sẽ chăm ngoan, xã hội tốt đẹp sẽ có công dân tốt. Ngược lại, nếu sống trong môi trường gia đình bạn bè không tốt con người sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi theo chiều hướng xấu.
Nhưng cũng có rất nhiều người không chịu ảnh hưởng của môi trường. Họ sống “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ… Đó là những bậc Nho sĩ đã lựa chọn lối sống ở ẩn để có thể giữ trọn khí tiết, không bon chen công danh với đời.
Còn đối với mỗi học sinh, vai trò của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng. Chính cha mẹ, thầy cô là những người có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Bởi vậy mà cha mẹ, thầy cô phải là những tấm gương tốt với những hành vi chuẩn mực. Bản thân học sinh cũng cần tiếp thu những điều tốt, lựa chọn những người bạn tốt để chơi…
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đưa ra một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta cần ghi nhớ câu tục ngữ này để có thể trở thành những người có ích cho xã hội.
6. Giải thích câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Tục ngữ gửi gắm nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, sâu sắc. Một trong số đó là câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nói lên tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của con người.
Xét theo nghĩa đen, mực là một loại chất lỏng, dùng để in hoặc viết. Còn đèn là một đồ vật, có thể phát ra ánh sáng. Xét theo nghĩa bóng, mực gợi đến những điều tăm tối, xấu xa. Còn đèn gợi về những điều sáng rõ, tốt đẹp. Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” muốn nói đến ảnh hưởng của môi trường đối với con người. Chúng ta sống trong môi trường xấu, thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu. Ngược lại, chúng ta sống trong môi trường tốt, tiếp xúc với những người tốt thì ta sẽ học hỏi được điều tốt hay, trở thành người có ích.
Không thể phủ nhận rằng, môi trường có tầm ảnh hưởng rất lớn sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Khi chúng ta sống trong một môi trường xấu, tiếp xúc với người có nhiều thói hư tật xấu thì dễ trở nên sa ngã, sai lầm. Và ngược lại, nếu chúng ta sống trong một môi trường tốt, tiếp xúc với những người có lối sống lành mạnh, nhân cách tốt đẹp thì sẽ trở học được nhiều điều đáng giá, trở thành người có ích. Cậu bé thần đồng Đỗ Nhật Nam được sinh ra trong một gia đình có truyền thống học tập, cả bố mẹ đều là giảng viên đại học. Họ đã có cách dạy dỗ và định hướng đúng đắn để Đỗ Nhật Nam trở thành một con người tài năng, giỏi giang. Ngược lại, có nhiều bạn trẻ sống trong một gia đình bất hạnh, chịu nhiều đau khổ khi còn bé, dễ hình thành suy nghĩ lệch lạc và gây ra những hành động sai lầm.
Tuy nhiên, rất nhiều người không chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Họ vẫn giữ được lối sống đẹp đẽ, nhân cách tốt đẹp dù sống trong hoàn cảnh xấu xa. Viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một ví dụ điển hình. Mặc dù, ông sống trong môi trường nhà lao toàn lừa lọc, chém giết nhưng vẫn giữ phẩm chất thanh cao - biết quý trọng người tài, có thiên lương trong sáng. Hay những tấm gương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… đều là các bậc ẩn sĩ, từ bỏ chốn quan trường xô bồ để tìm về với thiên nhiên, quê hương. Họ đều là những tấm gương để chúng ta học tập.
“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đã giúp người đọc có được một lời khuyên quý giá. Chúng ta cần biết lựa chọn môi trường sống hợp lí, nhưng cũng nên giữ được phẩm chất thanh cao dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.
7. Viết đoạn văn về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Ông cha ta đã có câu: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Lời căn dặn của cha ông được ví với hai vật thể đối nghịch nhau. Mực có màu đen tượng trưng cho những cái xấu xa không tốt đẹp. Đèn biểu tượng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Câu tục ngữ trên đưa ra lời căn dặn của cha ông rằng, nếu một người sống cùng người xấu sẽ nhiễm những thói hư tậ xấu của người đó còn sống với người tốt sẽ học được điều hay lẽ phải. Ở lứa tuổi trẻ thơ thì sự tác động của môi trường càng to lớn hơn nhiều lần. Bởi lẽ, tuổi nhỏ thường hay bắt chước, chúng chưa đủ nhận thức để phân biệt đúng - sai, chỉ thấy người chung quanh làm gì thì chúng lại làm theo ngay, nhất là những tật xấu thói hư. Vì vậy người lớn cần phải làm gương để con trẻ hoàn thiện nhân cách của mình.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tải Chứng minh câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng .doc
15/03/2022 10:47:50 SA
Cơ quan ban hành: | Người ký: | ||
Số hiệu: | Lĩnh vực: | Đang cập nhật | |
Ngày ban hành: | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật | |
Loại văn bản: | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật | |
Tình trạng hiệu lực: |
- Chia sẻ:Cự Giải
- Ngày:
Bài liên quan
-
Viết một đoạn văn chứng minh rằng văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có
-
Hãy chứng minh văn chương đã làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc
-
Top 9 bài chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay
-
Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây (7 mẫu)
-
Top 8 bài chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
-
Chứng minh rừng đem lại lợi ích to lớn cho con người
-
Top 8 bài chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công