Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật?

Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, để giải đáp được câu hỏi này mời các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Hoatieu.vn nhé.

1. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật?

A. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa

B. Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa

C. Vơ vét, đàn áp, chia để trị

D. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính

Đáp án đúng: C: Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nổi bật là Vơ vét, đàn áp, chia để trị.

Giải thích: 

Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau. Tuy nhiên, chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đều có những điểm chung nổi bật sau:

  • Vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc.
  • Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa.
  • Tăng đủ các loại thuế.
  • Mở đồn điền, bắt lính vào làm.
  • Đàn áp phong trào yêu nước.
Điểm chung nổi bật của chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á
Điểm chung nổi bật của chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

2. Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

- Nguyên nhân khách quan: Từ giữa thế kỷ 18, các nước tư bản thực dân (Anh, Pháp, Tây Ban Nhan...) đang trong quá tình phát triển chủ nghĩa đế quốc mạnh mẽ, cần nhiều tài nguyên, thị trường để phục vụ nhu cầu phát triển trong nước, tăng cường sức mạnh cho quốc gia để chạy đua trong cuộc cách mạng công nghiệp. Do đó chúng đã tích cực đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Đặc biệt là các nước Đông Nam Á giàu tài nguyên, thị trường rộng.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Vị trí địa lý: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lý tự nhiên rất quan trọng, nằm trên tuyến đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương; là cửa ngõ đi vào lục địa châu Á nên đã trở thành miếng mồi ngon đối với các nước tư bản phương Tây.

+ Tài nguyên thiên nhiên: Các nước Đông Nam Á rất giàu tài nguyên thiên nhiên như: động vật, khoáng sản quý hiếm (vàng, kim cương, than đá...), rừng, cây hương liệu... Trong khi đó, trình độ kỹ thuật vẫn còn lạc hậu, chưa tận dụng được nguồn tài nguyên dồi dào đó,

+ Chế độ cai trị (chế độ phong kiến) ở các nước Đông Nam Á bảo thủ, lạc hậu, đang bước vào thời kỳ suy tàn, không còn đủ sức lãnh đạo đất nước.

+ Dân cư đông, nhân công rẻ mạt, trình độ dân trí thời đó còn lạc hậu so với các nước phương Tây nên dễ cai trị, bóc lột.

3. Tình hình chung của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

  • Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trừ Xiêm (Thái Lan), các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc.
  • Các nước đế quốc đều thi hành những chính sách cai trị hà khắc, khai thác, bóc lột thuộc địa dã mãn.
  • Nhân dân ở khu vực này đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh giành chính quyền dưới nhiều hình thức chống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc.
  • Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều thất bại song phong trào vẫn tiếp tục làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở những giai đoạn sau này.

4. Nguồn gốc chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

Người Châu Âu lần đầu tiên đến Đông Nam Á vào thế kỷ 16. Chính mối lợi của thương mại là động cơ thúc đẩy họ tới đây trong khi các nhà truyền giáo bám theo các chuyến tàu và hy vọng truyền bá Thiên chúa giáo vào trong vùng.

Bồ Đào Nha là cường quốc Châu Âu (hồi đó) đầu tiên thiết lập một cơ sở bám trụ vào con đường thương mại Đông Nam Á nhiều lợi nhận này khi chinh phục Quốc gia Hồi giáo Malacca năm 1511. Người Hà Lan và Tây Ban Nha theo bước và nhanh chóng thế chỗ Bồ Đào Nha với tư các là các cường quốc Châu Âu trong vùng. Người Hà Lan chiến Malacca từ tay người Bồ Đào Nha năm 1641 trong khi Tây Ban Nha bắt đầu thực dân hoá Philippines (được đặt tên theo Phillip II của Tây Ban Nha) từ thập kỷ 1560. Hoạt động thông qua Công ty Đông Ấn Hà Lan, người Hà Lan lập ra thành phố Batavia (hiện nay là Jakarta) để làm cơ sở thương mại và mở rộng ra những vùng khác của Java và những vùng lãnh thổ lân cận.

Anh Quốc, dưới hình thức Công ty Đông Ấn Anh, xuất hiện muộn ở khu vực này so với các nước kia. Khởi đầu từ Penang, người Anh bắt đầu mở rộng đế chế Đông Nam Á của họ. Họ cũng tạm thời chiếm lấy các vùng đất của người Hà Lan trong thời Các cuộc chiến tranh Napoleon. Năm 1819 Stamford Raffles lập ra Singapore làm cơ sở thương mại chính của người Anh để cạnh tranh với là người Hà Lan. Tuy nhiên, đối thủ của họ cũng đã nguôi ngoai năm 1824 khi một hiệp ước Anh – Hà Lan đã phân ranh giới quyền lợi của họ ở Đông Nam Á. Từ thập kỷ 1850 trở đi, nhịp độ thực dân hoá được đẩy đi với tốc độ cao nhất.

Hiện tượng này được gọi là Chủ nghĩa thực dân mới, với việc các cường quốc thuộc địa xâm chiếm hầu như toàn bộ lãnh thổ Đông Nam Á. Công ty Đông Ấn của Anh và Công ty Đông Ấn Hà Lan bị chính phủ của họ chia nhỏ ra, và chính phủ chiếm lấy quyền quản lý trực tiếp các thuộc địa. Chỉ còn Thái Lan là còn không bị nước ngoài quản lý, mặc dù, chính Thái Lan bị ảnh hưởng chính trị của các cường quốc phương Tây.

Tới năm 1913, người Anh đã chiếm các lãnh thổ Burma, Malaya và Borneo, nước Pháp kiểm soát Đông Dương, Hà Lan cai trị Đông Ấn của Hà Lan, Hoa Kỳ chinh phục Philippines từ tay người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vẫn giữ được vùng Timor của Bồ Đào Nha.

Sự quản lý thuộc địa có một ảnh hưởng sâu sắc với Đông Nam Á. Trong khi các cường quốc thuộc địa chiếm hầu hết các nguồn tài nguyên và thị trường rộng lớn của vùng này, thì chế độ thuộc địa cũng làm cho vùng phát triển với quy mô khác nhau. Nền kinh tế nông nghiệp thương mại, mỏ và xuất khẩu đã phát triển nhanh chóng trong giai đoạn này. Nhu cầu tăng cao về nhân công dẫn tới nhập cư hàng loạt, đặc biệt từ Ấn Độ của Anh Quốc và Trung Quốc, dẫn tới sự thay đổi lớn về nhân khẩu học. Những định chế cho một quốc gia dân tộc kiểu một nhà nước quan liêu, các toà án, phương tiện truyền thông in ấn và ở tầm hẹp hơn là giáo dục hiện đại đã gieo những hạt giống đầu tiên cho các phong trào quốc gia ở những lãnh thổ thuộc địa.

Sau khi thôn tính và biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa. thực dân phương Tây đã tiến hành những chính sách cai trị hà khắc : vơ vét, đàn áp, chia để trị.

Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau, song nhìn chung là vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa. tăng các loại thuế, mở đồn điền, bốt lính.

5. Điểm chung trong chính sách cai trị về chính trị của các nước thực dân phương Tây ở Đông Nam Á là gì

Điểm chung trong chính sách cai trị về chính trị của các nước thực dân phương Tây ở Đông Nam Á là vẫn duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị, vơ vét, bóc lột người dân Đông Nam Á. Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai trị, bóc lột khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đều có những điểm nổi bật: Vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa, tăng các loại thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước.

Thông qua các cuộc phát kiến địa lý, một số nước châu Âu đã tìm ra vùng đất màu mỡ ở Đông Nam Á. Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, bằng nhiều cách thức và thủ đoạn khác nhau như: tuyên truyền đạo Thiên Chúa giáo, ngoại giao, giao thương buôn bán..., cộng với sự bảo thủ, lạc hậu của các nước phong kiến Đông Nam Á thời kỳ này, thực dân phương Tây đã từng bước thôn tính và xâm lược gần hết các quốc gia Đông Nam Á. Chúng cài người trong bộ máy chính trị của nhà nước, điều khiển chính sách nội bộ của các nước Đông Nam Á, nhằm mục đích chính là cai trị, bóc lột tài nguyên đưa về chính quốc. Vua quan phong kiến ở các nước Đông Nam Á trở thành tay sai, bù nhìn cho thực dân phương Tây.

=> Điều này dẫn đến mâu thuẫn dân tộc giữa người dân với chính quyền phong kiến, chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật? Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 8 mảng Học tập nhé.

Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.

Đánh giá bài viết
23 23.167
0 Bình luận
Sắp xếp theo