Tình hình phật giáo dưới thời Trần như thế nào?
Tình hình phật giáo dưới thời Trần
Có thể nói triều đại nhà Trần là một trong những triều đại phát triển rực rỡ nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam. Đặc biệt dưới thời kì nhà Trần đạo Phật được coi là quốc giáo, Phật giáo thật sự hoà nhập vào lòng dân tộc từ hình thức đến nội dung. Sau đây là một số nét khái quát về tình hình Phật giáo dưới thời nhà Trần Hoatieu xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.
1. Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Tình hình phật giáo dưới thời Trần
A. Vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý
B. Thời Trần Phật giáo trở thành quốc giáo
C. Phật giáo suy yếu nhanh chóng.
D. Nhà Trần cấm truyền bá đạo Phật
Đáp án A. Vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý
2. Đôi nét về Phật giáo thời Trần
Sau khi thành lập vương triều, nhà Trần quan tâm đến việc xác định hệ tư tưởng của quốc gia, trong đó Phật giáo được coi là hệ tư tưởng chính yếu. Phật giáo chiếm địa vị chủ đạo trong đời sống xã hội, có hảnh hưởng đến đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc. Phật giáo với giáo lũ Ngũ giới và thập thiện, thể hiện tư tưởng bình đẳng, từ bi bác ái đã được đông đảo nhân dân đón nhận. Không những thế nó thật sự ăn sâu bám rễ vào tầng lớp vua quan, quý tộc nhà Trần. Dưới triều trần, chùa chiền được xây dựng khắp nơi “phân nửa thiên hạ đi tu”. Ngôi chùa trở thành “không gian thiêng” trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, “đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”. Phật giáo đã đóng một vai trò quan trọng, có ảnh hưởng và tác động lên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đạo Phật đã trở thành một giá trị đặc sắc của văn hoá Việt Nam dưới thời Trần.
Thời kỳ này, còn được gọi là thời kỳ Phật giáo nhất tông tức là thời đại của một phái Phật giáo duy nhất. Nếu như trước đó, tồn taị ba Thiền phái là Tỳ ni đa lưu chi, vô Ngôn thông và Thiền Thảo Đường thì đến thời Trần, trước nhu cầu thống nhất hệ tư tưởng, cùng với việc lựa chọn Phật giáo làm trung tâm thì Thiền học đã đi đến thống nhất thành một Thiền phái duy nhất là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đây là dòng Thiền Đại Việt mang đậm dấu ấn dân tộc. Các thiền sư một mặt đề cao tính thiền, một mặt đề cao tinh thần nhập thế . Vua Trần Nhân Tông - ông tổ của dòng thiền Trúc Lâm đã đưa ra quan điểm “cư trần lạc đạo” trong tác phẩm “cư trần lạc đạo phú” nghĩa là sống giữa cõi trần mọi sự tùy duyên mà vui với đạo. Không những thế, các vị vua nhà Trần cũng là những người sớm mộ đạo và biết vận dụng sức mạnh của Phật giáo vào công cuộc trị nước. Trần Thái Tông đến với đạo Phật từ rất sớm, ngay khi nhà vua lên ngôi đã có tham cứu đạo Thiền và đã đạt được những thành công nhất định. Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông cũng là những ông vua mộ Phật.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Hoàng Thạch Thảo
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 7
Viết bài văn biểu cảm về bạn thân lớp 7
Soạn bài Tự đánh giá Bố của Xi Mông siêu ngắn
Phân tích đặc điểm nhân vật Lucky trong đoạn trích Tập bay
Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng lớp 7 (6 mẫu)
Top 10 bài biểu cảm về cây phượng siêu hay
Em hãy sưu tầm những hình ảnh nổi bật về rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ