Cây có rễ hút được hơi nước và các chất khoáng trong không khí không?

Cây có rễ hút được hơi nước và các chất khoáng trong không khí không? Cơ chế hấp thụ nước của rễ cây là gì?

1. Cây có rễ hút được hơi nước và các chất khoáng trong không khí không?

Cây có rễ hút được hơi nước và các chất khoáng trong không khí.

Cây có rễ hút được hơi nước theo quy trình:

Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) vào tế bào lông hút (các TB biểu bì còn non) môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước) nhờ sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.

- Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân:

Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hút, hút nước lên phía trên, làm giảm lượng nước trong tế bào lông hút.

Nồng độ các chất tan cao do được sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất (axit hữu cơ, đường saccarôzơ…. là sản phẩm của các quá trình chuyển hóa vật chất trong cây, các ion khoáng được rễ hấp thụ vào).

Cây có rễ hút được chất khoáng theo quy trình:

Cây có rễ hút được hơi nước và các chất khoáng trong không khí không?

Rễ cây chỉ hút muối khoáng hoà tan trong nước

Rễ hút chất khoáng theo 2 cơ chế:

  • Cơ chế hút dinh dưỡng thụ động của cây trồng:

-  Rễ cây có thể hút các chất khoáng bằng các cơ chế ít nhiều mang tính thụ động dựa trên quá trình khuyếch tán và thẩm thấu, quá trình hút bám trao đổi, quá trình phân phối theo cân bằng Donnan…

- Cơ chế hút khoáng thụ động này không có tình chọn lọc, không phụ thuộc vào hoạt động sinh lý của cây, các chất khoáng đi vào rễ nhờ sự chênh lệch nồng độ các ion trong rễ và ngoài môi trường.

  • Cơ chế hút dinh dưỡng chủ động của cây trồng:

Sự hút chủ động các nguyên tố khoáng bởi hệ rễ liên quan đến quá trình trao đổi chất của tế bào.

– Mối tương quan giữa quá trình hút khoáng và hô hấp: Nhiều nghiên cứu đã xác định rằng khi hút ion nitrat có kèm theo sự thải CO2 và các sản phẩm cuối của hô hấp (Các ion H+, HCO3-) đã đảm bảo sự trao đổi liên tục một lượng tương đương các anion và cation của môi trường ngoài.
Nhiều nghiên cứu khác đều cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa cường độ hô hấp và quá trình hút khoáng và đi đến kết luận: Hô hấp là điều kiện cần thiết cho sự hút chất dinh dưỡng bởi hệ rễ.

– Thuyết chất mang: giải thích cơ chế hút chủ động các nguyên tố khoáng có liên quan trực tiếp đến sự trao đổi chất của tế bào hút.

Thuyết chất mang dựa trên quan niệm về sự có mặt trên bề mặt chất nguyên sinh, một màng không thấm đối với các ion tự do và không cho các ion đã xâm nhập vào tế bào tự khuyếch tán tra ngoài.

Trên bề mặt của màng chất nguyên sinh trong quá trình trao đổi chất hình thành nên những chất không chỉ có khả năng tương tác với các nguyên tố khoáng của môi trường ngoài mà còn vận chuyển chúng qua màng như phức hệ ion – chất mang, sau khi xâm nhập qua màng, phức hệ ấy được phân giải.

Ion giải phóng tham gia tương tác với các phân tử của chất nguyên sinh, còn chất mang lại quay trở lại bề mặt màng và lại thực hiện tiếp tục vận chuyển các nguyên tố khoáng.
Theo quan niệm này, chất mang là phương tiện vận chuyển, nhờ đó mà ion chui qua được màng ngăn cách giữa môi trường trong và ngoài, còn các ion tự do thì không vượt qua được.

2. Cơ chế hấp thụ hơi nước của rễ cây

Con đường hấp thụ nước ở rễ:

Cơ chế hấp thụ hơi nước của rễ cây

Cây hút nước qua 3 giai đoạn kế tiếp:

  • Giai đoạn nước từ đất vào lông hút:
  • Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ.
  • Giai đoạn nước đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân

Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Cây có rễ hút được hơi nước và các chất khoáng trong không khí không?

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 1.233
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm