Bài thơ Hãy nhớ lấy lời tôi
Bài thơ Hãy nhớ lấy lời tôi. Bài thơ Hãy nhớ lấy lời tôi ca ngợi anh hùng Nguyễn Văn Trỗi do ai sáng tác?
Hãy nhớ lấy lời tôi là bài thơ xúc động, hào hùng ca ngợi người anh hùng dũng cảm Nguyễn Văn Trỗi - khi ấy mới chỉ đôi mươi nhưng đã nuôi lòng yêu nước và căm thù giặc.
Hãy cùng Hoatieu.vn phân tích bài thơ Hãy nhớ lấy lời tôi
Hãy nhớ lấy lời tôi
1. Bài thơ Hãy nhớ lấy lời tôi
Hãy nhớ lấy lời tôi
Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hoá thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có con người từ chân lý sinh ra.
Nguyễn Văn Trỗi!
Anh đã chết rồi
Anh còn sống mãi
Chết như sống, anh hùng, vĩ đại.
Hỡi người Anh, đã khép chặt đôi môi
Tiếng Anh hô: “Hãy nhớ lấy lời tôi!”
Đã vang dội. Và ánh đôi mắt sáng
Của Anh đã chói ngời trên báo Đảng.
Nghìn năm sau sẽ nhớ lại hôm qua
Một sáng mùa thu, giữa khám Chí Hoà
Anh đi, giữa hai tên gác ngục
Và sau chúng, một người linh mục.
Anh bước lên, nhức nhói chân đau,
Dáng hiên ngang vẫn ngẩng cao đầu
Quần áo trắng một màu thanh khiết
Thân gầy yếu mạnh hơn cái chết.
Bầy giết thuê và lũ viết thuê
Hai hàng đen, súng cắm lưỡi lê.
Anh bước tới, mắt nhìn, bình thản
Như chính Anh là người xử án.
Cỏ trong vườn mát dưới chân Anh
Đời vẫn tươi màu lá rau xanh
Đây miếng đất của Anh đòi giải phóng
Đây máu thịt của Anh đòi cuộc sống.
Anh thét to: “Ta có tội gì đây?”
Chúng trói Anh vào cọc mấy vòng dây
Mười họng súng. Một băng đen bịt mắt.
Anh thét lên: “Chính Mỹ kia là giặc!”
Và tay Anh giật phắt mảnh băng đen
Anh muốn thiêu, bằng mắt, lũ đê hèn
Với cái chết, Anh muốn nhìn giáp mặt
Như ngọn lửa không bao giờ dập tắt!
Chúng run lên, xông trói chặt Anh hơn
Đôi mắt Anh đã khô cháy căm hờn:
Phải chiến đấu như một người cộng sản
Trái tim lớn không sợ gì súng đạn!
Lệnh: Hàng đầu quỳ xuống! Một giây thôi.
Anh thét lên: Hãy nhớ lấy lời tôi:
Đả đảo đế quốc Mỹ!
Đả đảo Nguyễn Khánh!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Phút giây thiêng, Anh gọi Bác ba lần!
Súng đã nổ. Mười viên đạn Mỹ.
Anh gục xuống. Không, Anh thẳng dậy.
Anh hãy còn hô: Việt Nam muôn năm!
Máu tim Anh nhuộm đỏ đất Anh nằm.
Mắt đã nhắm, không một lời rên rỉ.
Anh chết vậy, như thiên thần yên nghỉ.
Chẳng cần đâu, cây thánh giá sắt tây
Của tay người linh mục ném bên thây!
Anh đã chết, Anh Trỗi ơi, có biết
Máu kêu máu, ở trên đời, tha thiết!
Du kích quân Ca-ra-cát đã vì Anh
Bắt một tên giặc Mỹ giữa đô thành.
Anh đã chết. Anh chẳng còn thấy nữa
Lửa kêu lửa, giữa miền Nam rực lửa
Như trái tim Anh, ôi lửa nào bằng!
Phút cuối cùng, chói lọi khối sao băng...
Hãy nhớ lấy lời tôi!
Nguyễn Văn Trỗi
Lời Anh dặn, chúng tôi xin nhớ:
Hãy sống chết quang vinh
Trước kẻ thù không sợ
Vì Tổ quốc hy sinh
Như lời Anh, người thợ.
2. Bài thơ Hãy nhớ lấy lời tôi ca ngợi anh hùng Nguyễn Văn Trỗi do ai sáng tác?
Bài thơ Hãy nhớ lấy lời tôi là một tác phẩm của tác giả Tố Hữu. Hình ảnh anh Trỗi hai tay bị trói chặt vào cột nhưng đôi mắt anh vẫn sáng lên, vẫn hiên ngang nhìn thẳng vào quân thù đã gây nên niềm cảm xúc, cảm hứng mãnh liệt để tác giả Tố Hữu chắp bút nên bài thơ, hình ảnh này đã khiến cả dân tộc Việt Nam nghẹn lại, càng quyết tâm chiến thắng sự hung dữ của Đế quốc Mỹ. Không chỉ vậy, hình ảnh của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi còn là tấm gương được nhân dân thế giới biết đến, giúp họ có cái nhìn đúng đắn về quá trình chiến đấu của người dân Việt Nam, về sự phi nghĩa của chiến tranh mà Đế quốc Mỹ đã gây nên tại Việt Nam.
Bài thơ Hãy nhớ lấy lời tôi ca của Tố Hữu đã gửi đến bạn đọc hình ảnh anh hùng Nguyễn Văn Trỗi hiên ngang với tinh thần quyết chiến, quyết thắng và lòng gan dạ, tấm lòng yêu nước "đặc trưng" của con người Việt Nam thời ấy. Hình ảnh này làm cho chính những kẻ xâm lược cảm thấy chùn bước trước thế hệ lớp lớp anh hùng của Việt Nam, người này ngã xuống thì lại có người khác đứng dậy. Phong trào yêu nước, tinh thần của người dân Việt Nam là bất khuất, bất tử.
3. Ai là người nói Hãy nhớ lấy lời tôi?
"Hãy nhớ lấy lời tôi / Đả đảo đế quốc Mỹ" là câu nói nổi tiếng, ghi sâu vào lòng mỗi người dân Việt, cho dù trải qua bao nhiêu năm thì hào khí trong câu nói ấy chẳng thể bị xóa nhòa.
"Hãy nhớ lấy lời tôi" là câu nói của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi trước khi hi sinh tại pháp trường tại sân sau nhà lao Khám Chí Hòa. Đối diện với cái chết, anh vẫn rất bình thản, vẫn thể hiện lập trường tư tưởng của mình, không mảy may run sợ trước họng súng kẻ thù. Dường như cái chết đối với anh chẳng có chút gì đáng sợ vì anh đang hi sinh cho lý tưởng cách mạng, cho độc lập dân tộc.
Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 1/2/1940, là con thứ ba, do đó anh còn có tên là Tư Trỗi, chào đời trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Ðiện Thắng, huyện Ðiện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Năm 1963, trong phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Sài Gòn chống xâm lược, anh được giác ngộ cách mạng và được kết nạp vào Ðoàn Thanh niên, trở thành một chiến sĩ trong tổ chức Biệt động thành, Ðại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn.
Ngày 2/5/1964, Nguyễn Văn Trỗi nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của chính phủ Mỹ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Nhiệm vụ này ban đầu được giao cho một đồng đội nhưng anh xung phong đi thay vì vợ chồng người đồng đội đó đã có con. Tuy nhiên nhiệm vụ thất bại, anh và đồng đội Nguyễn Hữu Lời bị địch bắt.
Ngày 10/8/1964, anh Nguyễn Văn Trỗi và Nguyễn Hữu Lời bị đưa ra tòa án quân sự chính quyền Sài Gòn. Tại tòa, anh Trỗi nhận hết toàn bộ về mình và khẳng định: “Tôi giết bọn cướp nước tôi.” Anh bị tòa án quân sự kết án tử hình và chúng đã định ngày xử bắn. Ðột nhiên có tin du kích quân Caracas (Venezuela) bắt được viên trung tá không quân Mỹ Michael Smolen và báo cho Tổng thống Mỹ Johnson đòi đổi mạng cho anh Trỗi. Họ dọa: “Nếu ở Việt Nam xử bắn anh Trỗi thì một giờ sau ở Venezuela, quân du kích sẽ thủ tiêu trung tá Mỹ.” Mỹ đành phải ra lệnh cho chính quyền Sài Gòn hoãn lại ngày hành hình anh Trỗi. Nhưng khi quân du kích Venezuela thả trung tá Smolen thì chúng lật lọng, vội vàng đem anh Trỗi xử bắn.
Đứng trên pháp trường, anh Trỗi đã thẳng lưng, dõng dạc hô to:
"Hãy nhớ lấy lời tôi
Ðả đảo đế quốc Mỹ
Ðả đảo Nguyễn Khánh
Hồ Chí Minh muôn năm
Hồ Chí Minh muôn năm
Hồ Chí Minh muôn năm!"
4. Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi mất vào ngày nào?
Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi mất vào lúc 9 giờ 45 phút ngày 15/10/1964 tại pháp trường ở sân sau nhà lao Khám Chí Hòa.
Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc Bài thơ Hãy nhớ lấy lời tôi. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đi làm Căn cước công dân mặc áo gì?
Chụp ảnh căn cước công dân có được để mái không?
Làm Căn cước công dân số đẹp được không?
Có bắt buộc phải làm căn cước công dân gắn chíp không?
Làm thẻ căn cước công dân tại nơi tạm trú được không?
Nhuộm tóc, trang điểm đậm, để tóc mái khi làm căn cước công dân được không?
Làm căn cước công dân khác tỉnh được không?
Mất chứng minh thư có làm được thẻ căn cước?
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Học tập
Ý nghĩa của bài tập đọc Bài ca về trái đất là gì?
Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Cánh Diều 2024 có đáp án (12 đề)
Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nước ta hiện nay?
Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó
Phân phối chương trình Giáo dục thể chất 5 Chân trời sáng tạo 2024
Viết vào Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ sau khi đọc bài thơ về cây cối hoặc con vật