Hướng dẫn cách viết giấy giới thiệu 2024 mới nhất

Cách viết giấy giới thiệu như thế nào là đúng nhất? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách viết Giấy giới thiệu theo định dạng chuẩn và phổ biến nhất hiện nay. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cách hướng dẫn viết giấy giới thiệu sau đây sẽ giúp bạn đọc chuẩn bị tốt hơn cho công việc của mình. Mời bạn đọc cùng tham khảo. 

1. Mẫu giấy giới thiệu là gì?

Giấy giới thiệu là một biểu mẫu hành chính thường được các tổ chức sử dụng nhằm giới thiệu cán bộ nhân viên, sinh viên đi công tác, tìm việc, thực tập tại đơn vị, doanh nghiệp khác. Giấy giới thiệu công ty giúp người được giới thiệu có thể dễ dàng liên hệ công tác, được giúp đỡ nhận việc, nhanh chóng hòa nhập môi trường và bắt đầu triển khai công việc được giao phó. Giấy giới thiệu công ty sẽ chứng minh được người giới thiệu đang làm việc tốt tại cơ quan, công ty hiện tại, và có mong muốn được học hỏi thêm. Từ đó tạo điều kiện giúp việc liên hệ đến nơi công tác mới được thuận lợi, nhanh chóng hơn đồng thời tạo sự tin tưởng giữa các bên khi làm việc chung.

2. Các trường hợp thường dùng đến giấy giới thiệu

Một số trường hợp cần dùng đến giấy giới thiệu có thể kể đến trong thực tế như:

Sinh viên năm cuối sắp ra trường cần có thời gian thực tập thực tế tại công ty thì nhà trường sẽ có trách nhiệm phải viết mẫu giấy giới thiệu sinh viên đến các cơ quan thực tập phù hợp.

Cán bộ nhân viên tại công ty có thành tích làm việc tốt, có mong muốn được công tác tại công ty khác (2 công ty có liên kết với nhau) để cải thiện kỹ năng, trình độ công việc của mình thì công ty sẽ viết mẫu giấy giới thiệu công ty mình cho nhân viên đi tới làm việc tại công ty khác đó.

Khi Đảng viên chuyển nơi cư trú mới thì Đảng bộ nơi đảng viên đang sinh hoạt sẽ đưa Mẫu giấy giới thiệu Đảng viên sinh hoạt về nơi cư trú cho nơi cư trú mới, giúp nơi cư trú mới của Đảng viên có thể nắm bắt được hồ sơ liên quan đến Đảng viên đó một cách đầy đủ rõ ràng và theo dõi quá trình học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức cũng như tham gia hoạt động của Đảng viên đó.

Cách viết giấy giới thiệu đúng chuẩn
Cách viết giấy giới thiệu đúng chuẩn

3. Thể thức của mẫu giấy giới thiệu

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định về thể thức văn bản như sau:

Điều 8. Thể thức văn bản

1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.

2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính

a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

c) Số, ký hiệu của văn bản.

d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

e) Nội dung văn bản.

g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

i) Nơi nhận.

3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác

a) Phụ lục.

b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.

c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

4. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này.

4. Hướng dẫn cách viết Giấy giới thiệu 2023

Cách viết giấy giới thiệu cũng gần giống với cách viết giấy ủy quyền, cũng cần phải tuân thủ những nguyên tắc cấu thành văn bản và gồm có những nội dung sau:

+ Tên cơ quan, tổ chức chủ quản: Cần phải ghi chính xác tên cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bạn hiện tại

+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản: là đơn vị ban hành văn bản này, giới thiệu bạn tới đơn vị công tác khác.

+ Chữ viết tắt hành chính tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

+ Họ và tên, chức vụ và đơn vị công tác của người được giới thiệu: mục này nhằm giới thiệu người được cử đến đơn vị công tác mới.

+ Tên cơ quan, tổ chức được giới thiệu: phần này cần ghi rõ thời gian, địa danh viết giấy giới thiệu.

+ Lý do: Ghi rõ nội dung giới thiệu, công việc phù hợp mà nhân viên được giới thiệu có thể đảm nhiệm.

+ Ký tên, đóng dấu: Xác nhận của đơn vị, công ty giới thiệu.

+ Nhận xét, đánh giá tích cực về khả năng làm việc, thành tích của người được giới thiệu.

5. Mẫu giấy giới thiệu mới nhất

TÊN CƠ QUAN, TC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
Số: …(3)/…


Vv:........................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------

............(4) , ngày ……..tháng ….. năm 20.…..

GIẤY GIỚI THIỆU

Kính gửi:...............................................................

.......................................(2).......................................

Giới thiệu ông, bà (5): ……………….......…………

Chức vụ: ………………………………………………

Được cử đến (6): ……………………………………

Về việc: ………………………………………………

Mong ……….....................… giúp đỡ ông, bà ……....….. hoàn thành nhiệm vụ.

Giấy giới thiệu
Có giá trị hết ngày
……………………

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký tên, đóng dấu)

(1) Viết tên cơ quan hoặc tổ chức giới thiệu.

Trên đây là cách viết giấy giới thiệu chi tiết nhất và mẫu giấy giới thiệu cụ thể. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
6 33.039
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo