Thủ tục đăng kí tạm trú dài hạn theo quy định của Luật cư trú 2006

Thủ tục đăng kí tạm trú dài hạn theo quy định của Luật cư trú 2006

hoatieu.vn xin gửi đến các bạn bài viết hướng dẫn Thủ tục đăng kí tạm trú dài hạn theo quy định của Luật cư trú 2006, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng, dành cho những ai đang sống và làm việc tại một địa phương, hoặc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

Đơn xin tạm trú

Thông tư số 35/2014/TT-BCA

Theo Luật Cư trú năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì KT3 được hiểu là thủ tục đăng ký tạm trú không xác định thời hạn. Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội được coi là thành phố trực thuộc trung ương. Do đó, về cơ bản, đối tượng và thủ tục đăng ký tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh/Hà Nội sẽ tuân theo quy định chung về đăng ký tạm trú tại thành phố trực thuộc trung ương.

Theo đó, đối tượng được đăng ký tạm trú theo diện KT3 tại thành phố Hồ Chí Minh/Hà Nội là người đã đăng ký thường trú tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác, có đủ điều kiện để đăng ký tạm trú không xác định thời hạn tại thành phố Hồ Chí Minh/Hà Nội nơi người đó đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập. Chỗ ở hợp pháp là điều kiện để được đăng ký tạm trú tại thành phố Hồ Chí Minh/Hà Nội.

Về thủ tục đăng ký tạm trú, Điều 30 Luật Cư trú năm 2006 quy định như sau:

"1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.

Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.

Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.

5. Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú".

Thủ tục này được quy định cụ thể hơn tại Điều 16 Thông tư số 52/2010/TT-BCA ngày 30/11/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú, Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 và Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24/5/2010 về cư trú, theo đó:

1. Hồ sơ đăng ký tạm trú, bao gồm:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu.

Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở). Đối với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp thì đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.

Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú.

2. Người tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc chủ hộ đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.

3. Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

Về giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp, bạn có thể tham khảo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 56/2010/NĐ-CP ngày 24/5/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú, cụ thể là:

2. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ sau đây:

  • Một trong những giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp là hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân thì hợp đồng đó không cần công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ quy định tại điểm a khoản này.

Một số câu hỏi thường gặp đối với tạm trú diện KT3?

1. Diện KT3 có được đăng ký ô tô, xe máy?

Quy định tại Thông tư 36/2010/TT-BCA nêu rõ người đứng tên đăng ký phải có hộ khẩu thường trú ở tỉnh, thành phố nơi đăng ký xe. Do đó những người đã mua xe ở nơi mình đăng ký tạm trú dài hạn thì phải về tỉnh, thành phố nơi mình có hộ khẩu thường trú để làm giấy đăng ký.

2. Tạm trú diện KT3 có đăng ký khai sinh cho con được không?

  • Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em phải được thực hiện tại UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã) nơi người mẹ đăng ký hộ khẩu thường trú.
  • Trong trường hợp người mẹ không có hoặc chưa có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nhưng có đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu thì UBND cấp xã nơi người mẹ đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn thực hiện việc khai sinh cho trẻ em.
  • Trong trường hợp người mẹ có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nhưng có lý do chính đáng không thể về nơi đó để đăng ký khai sinh cho con thì UBND cấp xã nơi trẻ em sinh ra thực hiện việc đăng ký khai sinh; trong trường hợp này, người mẹ phải làm đơn trình bày rõ lý do không thể về đăng ký khai sinh cho con tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

3. Tạm trú dài hạn KT3 có đăng ký kết hôn được không?

Căn cứ theo điều 12 của Luật hôn nhân và gia đình có quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn là do "Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn." Cụ thể quy định như sau:

  • Nếu cả hai bên kết hôn (bên nam và bên nữ) đều có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ đăng ký hộ khẩu thường trú (nếu cùng ở một nơi) hoặc họ có quyền lựa chọn nơi đăng ký kết hôn là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bên nam hoặc bên nữ đăng ký hộ khẩu thường trú (nếu không cùng ở một nơi);
  • Nếu chỉ bên nam hoặc bên nữ có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú còn bên kia có đăng ký tạm trú có thời hạn thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bên nam hoặc bên nữ đăng ký hộ khẩu thường trú.
  • Nếu cả bên nam nữ đều không có hoặc chưa có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú nhưng có đăng ký tạm trú có thời hạn thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bên nam hoặc bên nữ đăng ký tạm trú có thời hạn.

4. Có ly hôn tại nơi đăng ký tạm trú KT3 được không?

Giấy đăng ký kết hôn là tài liệu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong vụ án ly hôn do đó các bạn có thể tiến hình thủ tục ly hôn thuận tình và có thể ly hôn ở nơi đăng ký KT3 mà không cần có CMND và hộ khẩu.

Căn cứ theo các quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự 2004, hai bạn làm thủ tục ly hôn phải đảm bảo đầy đủ và chính xác các thông tin về hai vợ chồng bạn. Do đó hai bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin về tên và địa chỉ của bạn và chồng bạn, không cần phải có CMND hay hộ khẩu. Tuy nhiên việc nộp đơn bao giờ cán bộ tiếp nhận đơn cũng yêu cầu hai bạn phải có căn cước, nếu không có CMND bạn có thể thay bằng hộ chiếu, bằng lái xe, ... nếu vẫn không có những giấy tờ đó bạn có thể làm đơn trình bày lý do không có và xin xác nhận của UBND nơi thường trú có kèm ảnh.

Trong trường hợp các cách trên không được chập nhận, thì hai bạn phải làm thủ tục xin cấp lại CMND để đảm bảo cho việc tiến hành các thủ tục tiếp theo.

5. Tạm trú KT3 có xin học được cho con không?

Đối với các em học sinh có đăng ký tạm trú diện KT3 hoàn toàn có thể xin học tại các trường dân lập nơi đăng ký tạm trú KT3, còn đối với các trường công lập với số lượng học sinh đông như hiện nay nhất là tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì việc tuyển sinh học sinh không có hộ khẩu thường trú thuộc biên chế của trường sẽ được xét tuyển nếu còn chỉ tiêu.

Đánh giá bài viết
2 1.212
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo