So sánh chế độ thai sản trước và từ sau năm 2016

So sánh chế độ thai sản trước và từ sau năm 2016

Trước và từ sau năm 2016, chế độ thai sản dành cho lao động nữ thay đổi như thế nào? Lao động nữ được hưởng nhiều quyền lợi hơn trước hay bị bó hẹp so với quy định trước đây. Mời các bạn xem bảng so sánh dưới đây để có cái nhìn tổng quan về chế độ thai sản nhé.

Chế độ thai sản 2016

Quy định về chế độ thai sản năm 2015

Trước năm 2016Từ sau năm 2016
Đối tượng được hưởng
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.
  • Cán bộ, công chức, viên chức.
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
  • Cán bộ, công chức, viên chức.
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Điều kiện được hưởng

Thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Lao động nữ mang thai.
  • Lao động nữ sinh con.
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 04 tháng tuổi.
  • Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

Với trường hợp lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Lao động nữ mang thai.
  • Lao động nữ sinh con.
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
  • Lao động nam đang đóng BHXHi có vợ sinh con.

Trường hợp lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhờ mang thai hộ, mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi thì phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hay nhận nuôi con nuôi.

Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Lao động đủ điều kiện mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Thời gian tối đa hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu
  • 10 ngày nếu thai dưới 01 tháng.
  • 20 ngày nếu thai từ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
  • 40 ngày nếu thai từ 03 tháng đến dưới 06 tháng.
  • 50 ngày nếu thai từ 06 tháng trở lên.
  • 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.
  • 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.
  • 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.
  • 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
  • 04 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường.
  • 05 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ 03 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân.
  • 06 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật.
  • 06 tháng. (áp dụng chung cho các đối tượng lao động).

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

  • 05 ngày làm việc;
  • 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con

Thời gian hưởng chế độ nếu sau khi sinh con mà con chết
  • 90 ngày tính từ ngày sinh con nếu con dưới 60 ngày tuổi.
  • 30 ngày tính từ ngày con chết nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên.
  • 04 tháng tính từ ngày sinh con nếu con dưới 02 tháng tuổi.
  • 02 tháng tính từ ngày con chết nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên.
Thời gian hưởng chế độ nếu sau khi sinh con mà mẹ chết
(áp dụng cho trường hợp cha hoặc mẹ tham gia BHXH, cả cha mẹ đều tham gia BHXH)
Cho đến khi con đủ 04 tháng tuổi.

Thời gian còn lại của người mẹ theo quy định về chế độ thai sản khi sinh con.

Trường hợp mẹ không đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định nêu trên thì cha, người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi con đủ 06 tháng tuổi.

Nếu cha, người trực tiếp nuôi không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của mẹ theo quy định.

Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Đánh giá bài viết
1 306
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo