(Mới nhất) Minh chứng đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non 2024
Minh chứng đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non theo thông tư 25
Việc đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non hiện nay được thực hiện theo quy định tại Thông tư 25/2018/TT-BGDĐT về quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non và Công văn số 5568/BGDĐT-NGCBQLGD về hướng dẫn thực hiện Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ gợi ý minh chứng đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non mới nhất để các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo khi thực hiện phiếu đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non theo Thông tư 25.
Gợi ý bảng mã hóa minh chứng đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non
Dưới đây là mẫu phiếu đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non theo Thông tư 25, các thầy cô có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về các mẫu minh chứng theo từng tiêu chí cụ thể.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI HIỆU TRƯỞNG THEO
CHUẨN HIỆU TRƯỞNG CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON
I. Họ và tên người được đánh giá: …………………………..
II. Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng – MN Thanh Vân
III. Mức độ hoàn thành các tiêu chí: (Đánh dấu x vào mức độ đạt được của từng tiêu chí)
Tiêu chuẩn | Tiêu chí | Mức độ tiêu chí
| Nguồn minh chứng | Hiệu trưởng tự đánh giá | Ý kiến của GV, NV nhà trường | Phòng GD đánh giá | ||
Mã minh chứng | Tên minh chứng | Nguồn lưu minh chứng | ||||||
Tiêu chuẩn1: Phẩm chất nghề nghiệp | Tiêu chí 1. Đạo đức nghề nghiệp Phong cách làm việc | Chưa Đạt | Hoàn toàn đồng ý | |||||
Đạt | [T1.01.01] [T1.01.02] [T1.01.03 | - Bản đánh giá xếp loại công chức năm học 2018- 2019; 2019- 2020; - Phiếu đánh giá chất lượng Đảng viên năm 2018, 2019; - Quy chế văn hóa, công sở trong trường MN; | Hồ sơ nhân sự Hồ sơ Đảng | |||||
Khá | [T1.01.04] [T1.01.05] [T1.01.06] | - Chuyên đề, báo cáo và các bài viết về hoạt động giáo dục đạo đức đăng trên websize của nhà trường. - Quyết định ban hành bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường - Quy chế thực hiện dân chủ trường học. | Hồ sơ lưu trữ | |||||
Tốt | [T1.01.07] | - Giấy khen, bằng khen (Chính quyền, Đảng); | Hồ sơ TĐKT | x | ||||
Tiêu chí 2. Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản lý nhà trường | Chưa Đạt | Hoàn toàn đồng ý | ||||||
Đạt | [T1.02.01] [T1.02.02] | - Nghị quyết hội đồng trường nhiệm kỳ 2016-2021 - KH nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2018-2020 tầm nhìn 2025 | Hồ sơ HĐ trường | |||||
Khá | [T1.02.013 [T1.02.04] [T1.02.05] | - Bài tham luận tại các hội nghị đổi mới trong hoạt động của nhà trường (VD nâng cao chất lượng đội ngũ, bán trú, xây dựng trường chuẩn …) - Chuyên đề Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm - Phiếu lấy ý kiến của giáo viên về đánh giá chuẩn hiệu trưởng. đánh giá xếp loại HT của PGD | Hồ sơ lưu trữ Hồ sơ đánh giá chuẩn | x | ||||
Tốt | ||||||||
Tiêu chí 3. Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân | Chưa Đạt | Hoàn toàn đồng ý | ||||||
Đạt | [T1.03.01] [T1.03.02] | - Bằng ĐH, giấy chứng nhận, chứng chỉ của HT; - Kế hoạch tự BDCM và thực tế tự bồi dưỡng và rèn luyện của bản thân. | HS nhân sự | |||||
Khá | [T1.03.03] [T1.03.04] [T1.03.05] [T1.03.06] | - Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên hè 2019 và năm học 2019- 2020; - Kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ - Công văn triệu tập tham gia các lớp tập huấn. - Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụm tổ chức tại trường | Hồ sơ lưu trữ | x | ||||
Tốt | ||||||||
Tiêu chuẩn 2: Quản trị nhà trường | Tiêu chí 4. Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường | Chưa Đạt | Hoàn toàn đồng ý | |||||
Đạt | [T2.04.01] [T2.04.02] [T2.04.03] [T2.04.04] [T2.04.05] | - KH nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2018-2020 tầm nhìn 2025 - Kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ năm học 2019- 2020; - Quyết định phân công công việc cho CBGV- NV, thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng năm học 2019- 2020; - Quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn năm học 2019- 2020; - Kế hoạch năm học. | Hồ sơ lưu trữ | |||||
Khá | [T2.04.06] [T2.04.07] | - Báo cáo Tổng kết năm học 2019- 2020; - Biên bản tổng hợp đánh gía, xếp loại CCVC. | Hồ sơ đánh giá CC-VC | x | ||||
Tiêu chí 5. Quản trị hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe của trẻ em | Chưa Đạt | Hoàn toàn đồng ý | ||||||
Đạt | [T2.04.05] [T2.05.01] [T2.05.02] [T2.05.03] [T2.05.04] [T2.04.06]
| - Kế hoạch năm học - Kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ - QĐ thành lập ban chăm sóc sức khỏe trẻ em. - Kế hoạch phối hợp với trung tâm y tế huyện về khám sức khỏe ban đầu cho trẻ - Kết quả cân đo theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ cho trẻ. - Báo cáo tổng kết năm học 2019-2020; | Hồ sơ lưu trữ | |||||
Khá | [T2.05.06] [T2.05.07] | - Biên bản kiểm tra công tác bán trú của ban thanh tra nhân dân và các cấp quản lý. - Nghị quyết sinh hoạt chuyên môn của nhà trường về hoạt động CS-ND trẻ. | Hồ sơ lưu trữ | |||||
Tốt | [T2.05.08] [T2.05.09] | - Sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tổ chức bán trú được công nhận cấp huyện đạt xuất sắc - Bài tuyên truyền công tác chăm sóc nuôi dưỡng phòng bệnh cho trẻ được đăng trên Website của nhà trường, bảng tuyên truyền của các lớp. | Hồ sơ TĐKT Hồ sơ lưu trữ | x | ||||
Tiêu chí 6 Quản trị hoạt động giáo dục trẻ em | Chưa đạt | |||||||
Đạt | [T2.04.06] [T2.06.01] [T2.06.02] [T2.06.03] | - Báo cáo sơ kết, tổng kết năm học 2019- 2020; - Kế hoạch chăm sóc giáo dục các độ tuổi năm học 2019- 2020; - Hồ sơ đánh giá trẻ. - Kết quả kiểm tra nội bộ về hoạt động giáo dục trẻ. | Hồ sơ lưu trữ | Hoàn toàn đồng ý | ||||
Khá | [T2.06.04] [T2.06.05] [T2.06.06] [T2.06.07] | - Báo cáo tổng hợp về mức độ phát triển của trẻ( 5 lĩnh vực PT) - Giáo án kiến tập dự giờ của GV đầu năm. - Nghị quyết sinh hoạt chuyên môn các tổ. - Các tin bài về công tác giáo dục được đăng tải trên webside. | Hồ sơ lưu trữ | |||||
Tốt | [T2.06.08] [T2.06.09] [T2.06.10] [T2.06.11] [T2.06.12] | - Chuyên đề Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được đăng trên bản tin báo GD Vĩnh Phúc - Công văn của phòng giáo dục giao nhiêm bồi dưỡng đội tuyển thi giáo viên dạy giỏi. - Quyết định của các cấp tham gia chấm thi, hội đồng khoa học nghiệm thu sang kiến kinh nghiệm - Các loại giấy khen của nhà trường - Kết quả của giáo viên, học sinh tham gia các hội thi. | Hồ sơ lưu trữ | x | ||||
Tiêu chí 7 Quản trị nhân sự nhà trường | Chưa Đạt | Hoàn toàn đồng ý | ||||||
Đạt | [T2.07.01] [T2.07.02] [T2.07.03] [T2.07.04] [T2.07.05] [T2.04.05] [T2.04.06] | - Đề án vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập - Kế hoạch triển khai thực hiện đề án vị trí việc làm. - Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên hè 2018 và năm học 2019- 2020; - Quyết định thành lập hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỉ luật. - Quyết định thành lập hội đồng xét duyệt chính sách cán bộ GV,NV theo quy định. - Kế hoạch năm học - Báo cáo Tổng kết năm học 2019- 2020; | Hồ sơ lưu trữ | |||||
Khá | T2.07.06] [T2.07.07] [T2.07.08] | - Biên bản kiểm tra về việc sử dụng đội ngũ GV-NV của phòng nội vụ - Quyết định phân công nhiệm vụ cho CBGV- NV. - Biên bản giới thiệu quy hoạch nguồn cán bộ quản lý 2020-2025. | Hồ sơ lưu trữ | x | ||||
Tốt | ||||||||
Tiêu chí 8. Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường | Chưa Đạt | Hoàn toàn đồng ý | ||||||
Đạt | [T2.04.03]
[T2.04.04] [T2.04.06] [T2.08.01] | - Quyết định phân công nhiệm vụ cho CBGV- NV, thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng năm học 2019- 2020; - Quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, năm học 2019- 2020; - Báo cáo tổng kết năm học. - Văn bản phối hợp giữa nhà trường và công đoàn. | Hồ sơ lưu trữ | |||||
Khá | [T2.08.02] [T2.08.03] [T2.08.04] | - Quy chế hoạt động, quy chế dân chủ trường học. - Quy chế văn hóa nơi công sở - Quy chế hoạt động của ban thanh tra nhân dân | Hồ sơ lưu trữ | x | ||||
Tốt | ||||||||
Tiêu chí 9. Quản trị tài chính nhà trường | Chưa Đạt | Hoàn toàn đồng ý | ||||||
Đạt | T2.09.01] [T2.09.02] [T2.09.03] [T2.09.04] [T2.09.05] [T2.09.06] [T2.09.07] | - Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2019- 2020; - Dự toán ngân sách - Kế hoạch thu chi đã được duyệt. - Báo cáo tài chính hàng năm - Biên bản công khai tài chính - Biên bản tự kiểm tra và kiểm tra của cấp trên. -Hồ sơ quy trình thu- chi của nhà trường năm học 2019- 2020; | Hồ sơ tài chính | |||||
Khá | [T2.09.08] [T2.09.09] [T2.09.10] [T2.09.11] [T2.09.12] [T2.09.13] [T2.09.14] | - Kế hoạch mua sắm, kiểm kê, bảo quản, sửa chữa cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường năm học 2019- 2020; - Hồ sơ quản lý tài sản. - Kết luận của các đoàn kiểm tra tài chính, kiểm toán. - Tờ trình tham mưu đầu tư cơ sở vật chất. - Biên bản giao nhận, cho, tặng của các tổ chức cá nhân. - Chia sẻ hỗ trợ cán bộ quản lý mầm non qua các đợt kiểm tra. - Dự tập huấn quản lý tài chính | Hồ sơ lưu trữ Hồ sơ tài sản | x | ||||
Tốt | ||||||||
Tiêu chí 10. Quản trị CSVC, đồ dung đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường | Chưa Đạt | Hoàn toàn đồng ý | ||||||
Đạt | [T2.10.01] [T2.09.08] [T2.09.06] | - Hệ thống văn bản quy định về quản lý tài sản công theo quy định của nhà nước; - Kế hoạch mua sắm, kiểm kê, bảo quản, sửa chữa cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường năm học 2019- 2020; - Biên bản tự kiểm tra bảo quản về cơ sở vật chất | Hồ sơ lưu trữ Hồ sơ TS | |||||
Khá | [T2.04.05] [T2.10.03] [T2.10.04] [T2.10.05] [T2.10.06] | - Báo cáo tổng kết năm học 2019- 2020; - Hồ sơ quản lý CSVC, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của nhà trường, các nhóm, lớp năm học 2019- 2020; - Hồ sơ quy trình thu-chi của nhà trường năm học 2019- 2020; - Hồ sơ xã hội hóa giáo dục. - Sáng kiến kinh nghiệm về tăng cường CSVC | Hồ sơ lưu trữ Hồ sơ tài chính | x | ||||
Tốt | ||||||||
Tiêu chí 11. Quản trị chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em trong nhà trường | Chưa Đạt | Hoàn toàn đồng ý | ||||||
Đạt | [T2.05.01] [T2.11.01] | - Kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ năm học 2019- 2020. - Công khai trên Website biểu mẫu cam kết | Hồ sơ lưu trữ | |||||
Khá | [T2.11.02] [T2.11.03] | - Kế hoạch phòng chống suy dĩnh dưỡng, béo phì - Tổng hợp theo dõi cân đo cho trẻ suy dinh dưỡng, béo phì hàng tháng | Hồ sơ lưu trữ | |||||
Tốt | [T2.11.04] | Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên được công nhận cấp huyện | Hồ sơ nhân sự | x | ||||
Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục | Tiêu chí 12. Xây dựng văn hóa nhà trường | Chưa Đạt | Hoàn toàn đồng ý | |||||
Đạt | [T2.08.03]
[T2.04.07] | - Quyết định ban hành nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường; - Biên bản họp hội nghị cán bộ công chức viên chức. | Hồ sơ lưu trữ | |||||
Khá | [T3.12.01] | - Giấy chứng nhận đơn vị văn hóa; | Hồ sơ lưu trữ | x | ||||
Tốt | ||||||||
Tiêu chí 13. Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường | Chưa Đạt | Hoàn toàn đồng ý | ||||||
Đạt | [T2.08.02] [T2.04.07] [T3.13.04] | - Quy chế dân chủ trong nhà trường. - Biên bản họp hội nghị cán bộ công chức viên chức. - Hòm thư góp ý. Zalo nhóm lớp , trường, góc tuyên truyền của trường, lớp. | Hồ sơ lưu trữ | |||||
Khá | [T3.13.05] [T3.13.06] [T3.13.07] | - Biên bản họp phụ huynh của các nhóm, lớp; biên bản họp Ban đại diện phụ huynh học sinh của nhà trường năm học 2019- 2020; - Nghị quyết họp hội đồng SP, họp tổ chuyên môn, tổ văn phòng - Biên bản xử lý vi phạm quy chế dân chủ(nếu có). | Hồ sơ lưu trữ | x | ||||
Tốt | ||||||||
Tiêu chí 14. Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường | Chưa Đạt | Hoàn toàn đồng ý | ||||||
Đạt | [T3.14.01] [T3.14.02] [T3.14.03] | - Hệ thống văn bản quy định, tài liệu tuyên truyền về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường công bố công khai trong nhà trường; - Kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực năm học 2019- 2020; - Kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng Hồ sơ lưu trữ chống tai nạn thương tích, phòng ngừa bạo lực học đường năm 2019- 2020; | Hồ sơ lưu trữ | |||||
Khá | [T3.14.04] [T3.14.05] [T3.14.06] | Hotline được công bố website của nhà trường và hòm thư góp ý trên website của nhà trường; - Hình ảnh, video về hoạt động của giáo viên tham gia về phòng chống bạo lực học đường. - Nghị quyết họp HĐSP năm học 2019- 2020; | Hồ sơ lưu trữ | |||||
Tốt | [T3.14.07] | - Giấy chứng nhận của UBND huyện Tam Dương V/v công nhận trường MN an toàn phòng chống tai nạn thương tích 2018-2019; 2019-2020 | Hồ sơ lưu trữ | x | ||||
Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội | Tiêu chí 15. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ | Chưa Đạt | Hoàn toàn đồng ý | |||||
Đạt | [T2.11.01]
[T3.14.03]
[T3.13.05] | - Website nhà trường đăng tải kết quả 3 công khai và hình ảnh xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường; - Kênh tiếp nhận thông tin phản hồi của cha mẹ: hòm thư góp ý, công khai trên website của nhà trường; - Biên bản họp phụ huynh của các nhóm, lớp; | Website nhà trường Hồ sơ lưu trữ | |||||
Khá | [T2.11.01] [T3.13.04] [T4.15.01] | - Website nhà trường công khai kết quả chương trình chăm sóc giáo dục trẻ - Hòm thư góp ý, thư điện tử - Hồ sơ tiếp công dân. | Hồ sơ lưu trữ | x | ||||
Tốt | ||||||||
Tiêu chí 16. Phối hợp giữa NT- GĐ – địa phương trong huy động nguồn lực và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà | Chưa Đạt | Hoàn toàn đồng ý | ||||||
Đạt | [T3.13.05]
[T2.09.11] | - Biên bản họp phụ huynh của các nhóm, lớp; biên bản họp Ban đại diện phụ huynh học sinh của nhà trường năm học 2019- 2020; - Tờ trình tham mưu về cơ sở vật chất. | Hồ sơ CSVC | |||||
Khá | [T2.10.05] [T2.04.05] [T2.09.05]
[T2.10.05] | - Hồ sơ quy trình xã hội hóa giáo dục trường năm học 2019- 2020; - Báo cáo tổng kết năm học 2019- 2020; - Biên bản công khai khai các nguồn lực huy động. - Kết quả công tác XHH | Hồ sơ lưu trữ | x | ||||
Tốt | ||||||||
Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin | Tiêu chí 17. Sử dụng ngoại ngữ | Chưa Đạt | ||||||
Đạt | [T5.17.01] [T5.17.02] | - Chứng chỉ ngoại ngữ; - Sử dụng các từ ngoại ngữ trên máy tính, máy chiếu, hiểu các từ ngoại ngữ trên các bảng biểu nơi công cộng... | Hồ sơ lưu trữ | x | ||||
Khá | ||||||||
Tốt | ||||||||
Tiêu chí 18. Ứng dụng công nghệ thông tin | Chưa Đạt | Hoàn toàn đồng ý | ||||||
Đạt | [T5.18.01] [T5.18.02] [T5.18.03] | - Chứng chỉ tin học; - Các loại kế hoạch, văn bản gửi các cấp đều sử dụng tin học; - Bản thân có tham gia mạng xã hội: Zalo; Facebook; sử dụng Webside của nhà trường để nắm bắt, trao đổi thông tin với giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ; - Có mail cá nhân để làm việc và trao đổi thư điện tử; | Hồ sơ lưu trữ | |||||
Khá | [T5.18.05] [T5.18.06] [T5.18.07] [T5.18.08] | - Trong nhà trường sử dụng các phần mêm điện tử: Tính ăn; quản lý tài chính, tài sản; Phổ cập; Hệ thống dữ liệu.. HSSS GV thực hiện ứng dụng CNTT (lên kế hoạch, soạn giảng và thiết kế giáo án điện tử...) trong hoạt động giáo dục trẻ và sinh hoạt chuyên môn; - Kế hoạch bồi dưỡng CNTT cho GV. - DS Giáo viên đạt giải trong hội thi thiết kế bài giảng Elening cấp huyện, tỉnh | Hồ sơ lưu trữ | x | ||||
Tốt | ||||||||
Tổng hợp số mức độ đạt được của các tiêu chí | Chưa đạt | 0 | ||||||
Đạt | 1/18 | |||||||
Khá | 12/18 | |||||||
Tốt | 5/18 | |||||||
Đạt chuẩn ở mức |
|
|
Khá | * Ưu điểm: - Có năng lực quản lý tốt. - Luôn sát sao với giáo viên, trung thực, công bằng, khách quan; quan tâm đến quyền lợi của GV, NV, HS; gương mẫu trong các hoạt động. - Luôn ứng xử văn minh lịch sự; được lãnh đạo địa phương, phụ huynh tín nhiệm - Quan điểm lập trường vững vàng; gần gũi, nhiệt tình với mọi người. Minh bạch rõ ràng trong công việc. - Xử lý thấu tình đạt lý trong mọi tình huống; quyết đoán trong mọi việc. - Luôn rõ ràng và bình tĩnh trong mọi tình huống, biết lắng nghe ý kiến * Những điều cần thay đổi: - Đôi khi còn nể nang; nghiêm khắc hơn với giáo viên; - Thăm lớp dự giờ nhiều hơn nữa. |
1. Tự nhận xét đánh giá
* Điểm mạnh: - Có ý thức tổ chức kỷ luật cao trong công việc, đặc biệt chú trọng công tác xây dựng phát triển nhà trường.
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và phong cách làm việc tốt, không vi phạm đạo đức nhà giáo. Luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, là trung tâm đoàn kết các thành viên trong trường, có ý thức xây dựng nhà trường đoàn kết và phát triển, luôn gương mẫu trước tập thể.
- Bản thân luôn chú trọng và thực hiện tốt công tác quản trị các hoạt động trong nhà trường: Cơ sở vật chất; nhân sự; Chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; thực hiện và phát huy dân chủ trong nhà trường.
- Luôn lắng nghe ý kiến của phụ huynh, tranh thủ được sự ủng hộ giúp đỡ của phụ huynh, làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường thực hiện các hoạt động CS- GD trẻ đạt hiệu quả cao. Cùng tập thể phối kết hợp tốt với phụ huynh xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn không có bạo lực;
- Tích cực tham mưu với đảng ủy, chính quyền địa phương và các ban ngành trong xã để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho nhà trường.
* Những vấn đề cần cải thiện: - Đổi mới trong quản trị tài chính của nhà trường; Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân;
- Phát triển vốn từ tiếng anh của bản thân. Nâng cao kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học mới trong nhà trường;
2. Kế hoạch học tập phát triển năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường của bản thân trong năm học tiếp theo
- Mục tiêu: Phát triển, nâng cao khả năng lãnh đạo, quản lý các hoạt động trong nhà trường trong các năm học tiếp theo
- Nội dung đăng ký học tập (các năng lực cần ưu tiên cải thiện): Cách thức đổi mới trong quản trị tài chính của nhà trường; Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và phát triển các hoạt động trong nhà trường; Ngoại ngữ (tiếng anh) và sử dụng các phần mềm tin học trong nhà trường;
- Thời gian: Các ngày, tháng trong các năm học;
- Điều kiện thực hiện: Bản thân tích cực tự học hỏi qua tài liệu bồi dưỡng, qua đồng nghiệp, qua mạng Internet…Tích cực trao đổi, thảo luận, học hỏi đồng nghiệp trong trường và trường bạn trong huyện, tỉnh; Tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo do Sở, phòng tổ chức;
Tự đánh giá xếp loại: Khá
3. Nhận xét của phòng GD&ĐT
HIỆU TRƯỞNG
| ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO PHÒNG GD&ĐT |
Nguồn minh chứng đánh giá chuẩn hiệu trưởng mầm non 2024
Minh chứng ví dụ dưới đây chỉ mang tính chất gợi ý. Việc lựa chọn và sử dụng các minh chứng trong quá trình đánh giá cần phù hợp với thực tiễn của nhà trường và địa phương theo quy định tại Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT .
Tiêu chí | Mức tiêu chí | Ví dụ minh chứng |
Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nghề nghiệp Có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường, có phong cách làm việc khoa học; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân. | ||
Tiêu chí 1. Đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc | Thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc; chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường | - Bản đánh giá, xếp loại viên chức hàng năm thể hiện thực hiện tốt quy định đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc. - Bản đánh giá, phân loại đảng viên hàng năm thể hiện thực hiện tốt quy định đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc. - Văn bản có nội dung chỉ đạo về thực hiện nghiêm túc quy định đạo đức nhà giáo trong nhà trường. |
Mức khá: Thường xuyên tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có ý thức rèn luyện tạo dựng phong cách làm việc khoa học; phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên; chủ động sáng tạo trong xây dựng các nội quy, quy định trong nhà trường | - Bản đánh giá, xếp loại viên chức hàng năm thể hiện thường xuyên tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có ý thức rèn luyện tạo dựng phong cách làm việc khoa học. - Văn bản, biên bản họp về chấn chỉnh, xử lý các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên, trẻ. - Văn bản ban hành nội quy, quy định về đạo đức nhà giáo, bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường thể hiện sự sáng tạo. | |
Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực trong nhà trường về đạo đức nghề nghiệp; có ảnh hưởng tích cực và hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, phong cách làm việc khoa học trong nhà trường | - Ý kiến ghi nhận của giáo viên, nhân viên trong nhà trường, của cơ quan quản lý cấp trên về việc là tấm gương mẫu mực trong nhà trường về đạo đức nghề nghiệp. - Chuyên đề, báo cáo, bài viết liên quan đến tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận. - Báo cáo đề xuất, giới thiệu các hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn. - Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận sự ảnh hưởng tích cực về tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức trong nhà trường. | |
Tiêu chí 2. Tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường | Mức đạt: Có tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường | - Bài phát biểu, các ý kiến tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên và chính quyền địa phương thể hiện tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường. - Chuyên đề, báo cáo, bài viết nhận thể hiện tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác. - Các văn bản chỉ đạo, điều hành hoạt động trong nhà trường thể hiện tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường. |
Mức khá: Lan tỏa tư tưởng đổi mới đến mọi thành viên trong nhà trường | - Văn bản, biên bản cuộc họp có nội dung chỉ đạo, khuyến khích, hướng dẫn giáo viên, nhân viên trong nhà trường thực hiện đổi mới trong công việc và khuyến khích trẻ chủ động đổi mới trong học tập. - Ý kiến nhận xét của cơ quan quản lý cấp trên, ý kiến ghi nhận của giáo viên, nhân viên trong nhà trường về việc tư tưởng đổi mới của hiệu trưởng lan tỏa đến thành viên trong nhà trường. | |
Mức tốt: Có ảnh hưởng tích cực đến các bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường | - Chuyên đề, báo cáo, bài viết liên quan đến tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận. - Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn. - Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận sự ảnh hưởng về tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường. | |
Tiêu chí 3.Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân | Mức đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; cập nhật kịp thời các yêu cầu đổi mới của ngành về chuyên môn nghiệp vụ | - Bằng tốt nghiệp, chứng chỉ, chứng nhận hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. - Kế hoạch học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. - Bài viết, bài thu hoạch, báo cáo về nội dung học tập, bồi dưỡng của bản thân gắn với các yêu cầu đổi mới của ngành về chuyên môn, nghiệp vụ. |
Mức khá: Chủ động tự học, cập nhật phát triển kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em | - Kế hoạch học tập, bồi dưỡng của bản thân về kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em. - Bài viết, bài thu hoạch, báo cáo về nội dung học tập, bồi dưỡng của bản thân về kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em. | |
Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em | - Chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận. - Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, hội thảo, tập huấn. - Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên hoặc các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân. - Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân. | |
Tiêu chuẩn 2. Quản trị nhà trường Quản trị các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển toàn diện trẻ em, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của trẻ trong nhà trường. | ||
Tiêu chí 4.Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường | Mức đạt: Tổ chức xây dựng kế hoạch và giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp thực tiễn; chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên và nhân viên xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo quy định | - Kế hoạch phát triển nhà trường, các văn bản chỉ đạo giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường. - Văn bản, kế hoạch, bản phân công, biên bản họp chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên, nhân viên xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo quy định. - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em của tổ chuyên môn và giáo viên, nhân viên. |
Mức khá: Đổi mới, sáng tạo trong tổ chức xây dựng kế hoạch; giám sát, đánh giá thực việc hiện kế hoạch phát triển nhà trường và kế hoạch của tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên | - Kế hoạch phát triển nhà trường, các văn bản chỉ đạo giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường thể hiện sự đổi mới, sáng tạo - Báo cáo tổng kết có đánh giá về hiệu quả của những đổi mới, sáng tạo trong xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường và kế hoạch của tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên. - Ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên, nhân viên trong nhà trường về những đổi mới, sáng tạo trong xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường và kế hoạch của tổ chuyên môn, giáo viên, nhân viên. | |
Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về tổ chức xây dựng, giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường | - Chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm, bài viết về xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận. - Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn. - Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường. - Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường. | |
Tiêu chí 5.Quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em | Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em và đánh giá sự phát triển về thể chất và sức khỏe của trẻ em theo quy định | - Các văn bản chỉ đạo về xây dựng kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em và đánh giá sự phát triển về thể chất và sức khỏe của trẻ em theo quy định. - Kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em và đánh giá sự phát triển về thể chất và sức khỏe của trẻ em theo quy định. - Báo cáo tổng kết năm học có đánh giá về hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em và đánh giá sự phát triển về thể chất và sức khỏe của trẻ em theo quy định. - Báo cáo kết quả phát triển về thể chất và sức khỏe của trẻ em. |
Mức khá: Đổi mới quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em; đảm bảo giáo viên thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp với nhu cầu đa dạng và hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em; kết quả phát triển về thể chất và sức khỏe của trẻ nâng cao | - Báo cáo tổng kết năm học có đánh giá về hiệu quả của đổi mới quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em. - Báo cáo về phát triển về thể chất và sức khỏe của trẻ em có thể hiện được kết quả được nâng cao do có tác động của đổi mới trong quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em. - Bài giảng, biên bản các buổi sinh hoạt chuyên môn của giáo viên thể hiện việc vận dụng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp với nhu cầu đa dạng và hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em. - Ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên, nhân viên trong nhà trường về những đổi mới trong quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em. | |
Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em | - Chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm, bài viết về quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận. - Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn. - Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em. - Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non quản trị hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em. | |
Tiêu chí 6. Quản trị hoạt động giáo dục trẻ em | Mức đạt: Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ em; đánh giá mức độ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ của trẻ theo quy định | - Các văn bản chỉ đạo về xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ em và đánh giá mức độ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ của trẻ theo quy định. - Kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ em và đánh giá mức độ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ của trẻ theo quy định. - Báo cáo tổng kết năm học có đánh giá về hiệu quả hoạt động giáo dục trẻ em và đánh giá mức độ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ của trẻ theo quy định. - Báo cáo kết quả phát triển về thể chất và sức khỏe của trẻ em. |
Mức khá: Đổi mới quản trị hoạt động giáo dục trẻ hiệu quả; đảm bảo giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ phù hợp với sự phát triển của từng trẻ và yêu cầu đổi mới giáo dục; kết quả phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ của trẻ được nâng cao | - Báo cáo tổng kết năm học có đánh giá về hiệu quả của đổi mới quản trị hoạt động giáo dục trẻ em. - Báo cáo về mức độ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ của trẻ có thể hiện được kết quả được nâng cao do có tác động của đổi mới trong quản trị hoạt động giáo dục trẻ em. - Bài giảng, biên bản các buổi sinh hoạt chuyên môn của giáo viên thể hiện việc vận dụng các hoạt động giáo dục trẻ em phù hợp với nhu cầu đa dạng và hướng tới sự phát triển toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ của trẻ. - Ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên, nhân viên trong nhà trường về những đổi mới trong quản trị hoạt động giáo dục trẻ em. | |
Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị hoạt động giáo dục trẻ em | - Chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm, bài viết về quản trị hoạt động giáo dục trẻ em được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận. - Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về quản trị hoạt động giáo dục trẻ em được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn. - Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị hoạt động giáo dục trẻ em trẻ em. - Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non quản trị hoạt động giáo dục trẻ em. | |
Tiêu chí 7.Quản trị nhân sự nhà trường | Mức đạt: Tổ chức xây dựng đề án vị trí việc làm; chủ động đề xuất tuyển dụng nhân sự theo quy định; sử dụng giáo viên, nhân viên đúng chuyên môn, nghiệp vụ; đánh giá, phân loại giáo viên, nhân viên; tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên, năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ thuộc diện quy hoạch các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của nhà trường; thực hiện chế độ chính sách và thi đua khen thưởng đúng quy định | - Đề án vị trí việc làm của nhà trường. - Văn bản đề xuất tuyển dụng nhân sự. - Kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường, văn bản chỉ đạo, điều hành có nội dung phân công nhiệm vụ giáo viên, nhân viên phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực chuyên môn của mỗi người. - Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên, năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ thuộc diện quy hoạch các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của nhà trường. - Báo cáo tổng kết của nhà trường có nội dung về tuyển dụng, sử dụng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ theo quy định. - Quy định của nhà trường về khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên được giáo viên, nhân viên đồng tình. - Văn bản chỉ đạo, biên bản bình xét, quyết định về thực hiện chế độ chính sách và thi đua khen thưởng đúng quy định. |
Mức khá: Sử dụng giáo viên, nhân viên tinh gọn, hiệu quả; tạo động lực phát triển năng lực nghề nghiệp thường xuyên cho giáo viên, năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ thuộc diện quy hoạch các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của nhà trường có hiệu quả | - Ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên, nhân viên, cơ quan quản lý cấp trên về việc sử dụng giáo viên, nhân viên đúng chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo tinh gọn, hiệu quả. - Tài liệu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của cá nhân giáo viên, nhân viên. | |
Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị nhân sự trong nhà trường | - Chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm, bài viết về quản trị quản trị nhân sự trong nhà trường được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận. - Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về quản trị nhân sự trong nhà trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn. - Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị nhân sự trong nhà trường. - Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị nhân sự trong nhà trường. | |
Tiêu chí 8. Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường | Mức đạt: Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy định cụ thể về tổ chức, hành chính trong nhà trường; thực hiện phân công, phối hợp giữa các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác thực hiện nhiệm vụ theo quy định | - Văn bản quy định về tổ chức, hành chính trong nhà trường. - Văn bản phân công, phối hợp giữa các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác thực hiện nhiệm vụ. - Báo cáo tổng kết có đánh giá về hiệu quả phối hợp công việc giữa các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác trong nhà trường. |
Mức khá: Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả; phân cấp, ủy quyền cho các bộ phận, cá nhân trong nhà trường để thực hiện tốt nhiệm vụ | - Kế hoạch cải tiến tổ chức, phân công, phối hợp trong nhà trường. - Các quy định, quy chế hoạt động của nhà trường thể hiện việc phân cấp, ủy quyền cho các bộ phận, cá nhân. - Báo cáo tổng kết có đánh giá về hiệu quả sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả, có tác động tích cực đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân trong nhà trường. | |
Mức tốt: Tin học hóa các hoạt động quản trị tổ chức, hành chính của trường; hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị tổ chức, hành chính của nhà trường | - Website của trường cung cấp cho các bên liên quan thông tin về hoạt động của trường; các phần mềm sử dụng trong quản lý, điều hành các hoạt động của trường. - Chuyên đề, báo cáo kinh nghiệm, bài viết về quản trị tổ chức, hành chính của trường được đăng tải trên tạp chí, báo, website hoặc được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận. - Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về quản trị tổ chức, hành chính của trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn. - Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, hiệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị tổ chức, hành chính của trường. - Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị tổ chức, hành chính của trường. | |
Tiêu chí 9. Quản trị tài chính nhà trường | Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, lập dự toán, thực hiện thu chi, báo cáo tài chính, kiểm tra tài chính, công khai tài chính của nhà trường theo quy định | - Quy chế chi tiêu nội bộ. - Kế hoạch kế hoạch tài chính (dự toán ngân sách) của trường. - Báo cáo tài chính và hồ sơ sổ sách về tài chính. - Kết luận thanh tra, kiểm toán về việc hoạt động quản trị tài chính của nhà trường thực hiện đúng quy định. |
Mức khá: Sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em | - Thông tin tài chính công khai của trường thể hiện ưu tiên nhu cầu giảng dạy, học tập. - Biên bản ghi nhớ, thư điện tử và các tài liệu khác phản ánh các nguồn tài chính được sử dụng hiệu quả cho mục đích nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. - Ý kiến của cơ quan quản lý cấp trên, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ, truyền thông, dư luận xã hội về việc nguồn tài chính được sử dụng hiệu quả cho mục đích nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. | |
Mức tốt: Huy động các nguồn tài chính hợp pháp nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị tài chính nhà trường | - Hồ sơ quản lý nguồn tài chính huy động thể hiện ưu tiên nhu cầu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. - Báo cáo, bài giảng, bài tham luận về quản trị tài chính nhà trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong các buổi hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn. - Các văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị tài chính nhà trường. - Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị tài chính nhà trường. | |
Tiêu chí 10.Quản, trị cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường | Mức đạt: Tổ chức xây dựng thực hiện quy định của nhà trường về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học; tổ chức lập và thực hiện kế hoạch mua sắm, kiểm kê, bảo quản, sửa chữa và sử dụng cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học theo quy định | - Văn bản quy định của nhà trường về quản trị cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường. - Kế hoạch mua sắm, kiểm kê, bảo quản, sửa chữa cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường. - Kết luận thanh tra, kiểm tra thể hiện việc sử dụng, mua sắm, kiểm kê, bảo quản, sửa chữa cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường đúng quy định. |
Mức khá: Khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học của trường nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em | - Báo cáo tổng kết có đánh giá tốt hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường. - Hồ sơ, sổ sách sử dụng cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường phản ánh sự chú ý đến các ưu tiên hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em. - Ý kiến của giáo viên, nhân viên, trẻ ghi nhận hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường. | |
Mức tốt: Huy động các nguồn lực hợp pháp để tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường; hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học trong nhà trường | - Hồ sơ quản lý nguồn lực về tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường. - Ý kiến của giáo viên, nhân viên, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận kết quả huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường. - Báo cáo kinh nghiệm về quản trị cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong các buổi hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn. - Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của nhà trường. | |
Tiêu chí 11.Quản trị chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường | Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch tự đánh giá chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường theo quy định | - Các mẫu phiếu hỏi ý kiến để giáo viên phản hồi về thực tiễn chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường. - Báo cáo tự đánh giá chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường. - Công bố trên website chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường. |
Mức khá: Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, khắc phục điểm yếu theo kết quả tự đánh giá của nhà trường | - Kế hoạch cải tiến hoạt động nhằm nâng cao kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường. - Báo cáo đánh giá kết quả cải tiến hoạt động nhằm nâng cao kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường có hiệu quả. | |
Mức tốt: Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển chất lượng giáo dục bền vững; hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị đảm bảo chất lượng giáo dục nhà trường | - Kế hoạch phát triển chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường theo hướng bền vững. - Báo cáo kinh nghiệm về quản trị chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong các buổi hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn. - Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường. - Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về quản trị nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường. | |
Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục Xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ phòng chống bạo lực học đường | ||
Tiêu chí 12.Xây dựng văn hóa nhà trường | Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường theo quy định | - Văn bản ban hành nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường. - Các văn bản, biên bản họp chỉ đạo thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường. |
Mức khá: Xây dựng được các điển hình tiên tiến về thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nội quy của nhà trường | - Thư khen, giấy khen, bằng khen; biên bản bình xét, bình bầu về các điển hình tiên tiến về thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường. - Văn bản, biên bản họp xử lý các vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử trong nhà trường. | |
Mức tốt: Tạo lập được môi trường nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện và hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về xây dựng văn hóa nhà trường | - Ý kiến nhận xét, đánh giá của cơ quan quản lý cấp trên, giáo viên, nhân viên và các bên liên quan về môi trường nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện trong nhà trường. - Báo cáo kinh nghiệm về xây dựng môi trường nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong các buổi hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn. - Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về xây dựng môi trường nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện. - Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về xây dựng môi trường nhà trường an toàn, lành mạnh, thân thiện. | |
Tiêu chí 13.Thực hiện dân chủ trong nhà trường | Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định | - Quy chế dân chủ cơ sở của nhà trường. - Văn bản, biên bản họp chỉ đạo tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trường. - Các hình thức tiếp nhận thông tin từ giáo viên, nhân viên, trẻ, cha mẹ trẻ về hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường. |
Mức khá: Phát huy quyền làm chủ của các thành viên, các tổ chức trong nhà trường, để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; bảo vệ những cá nhân công khai bày tỏ ý kiến; chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường | - Ý kiến góp ý, bày tỏ nguyện vọng của giáo viên, nhân viên, trẻ, cha mẹ trẻ về hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường. - Văn bản, biên bản họp, quyết định xử lý các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ ở trong nhà trường. - Biên bản các cuộc đối thoại giữa hiệu trưởng với giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ được hiệu trưởng quan tâm xem xét. | |
Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường | - Báo cáo kinh nghiệm về thực hiện dân chủ cơ sở ở trong nhà trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong các buổi hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn. - Các văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về thực hiện dân chủ cơ sở ở trong nhà trường. - Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về thực hiện dân chủ cơ sở ở trong nhà trường. | |
Tiêu chí 14.Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường | Mức đạt: Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch của nhà trường về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường | - Văn bản quy định, tài liệu tuyên truyền về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường công bố công khai trong nhà trường. - Văn bản về phương án ứng phó rủi ro, thảm họa của nhà trường. - Báo cáo tổng kết thể hiện nội dung trường học an toàn, không có bạo lực học đường. - Báo cáo, biên bản kiểm tra, ý kiến ghi nhận của cơ quan quản lý cấp trên, giáo viên, nhân viên, trẻ thể hiện môi trường nhà trường an toàn, không có bạo lực học đường. |
Mức khá: Có giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường, xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi bạo lực học đường, vi phạm quy định về trường học an toàn | - Hình ảnh, tư liệu về hoạt động của giáo viên, nhân viên tham gia hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường. - Có kênh tiếp nhận thông báo (hòm thư góp ý, số điện thoại đường dây nóng...) về các trường hợp vi phạm quy định của nhà trường về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường. - Văn bản, biên bản họp, quyết định xử lý các trường hợp vi phạm quy định về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường. | |
Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường | - Báo cáo kinh nghiệm về mô hình trường học an toàn, phòng chống bạo lực học được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong các buổi hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn. - Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về tạo lập mô hình trường học an toàn, phòng chống bạo lực học. - Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về tạo lập mô hình trường học an toàn, phòng chống bạo lực học. | |
Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội Tổ chức các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và huy động, sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường | ||
Tiêu chí 15.Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em | Mức đạt: Tổ chức truyền thông về mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non, tích cực phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em; phổ biến chương trình và kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường cho cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ của trẻ và các bên liên quan | - Các thông tin về mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non, kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em được công bố công khai trên website của nhà trường, tại các cuộc họp với cha mẹ trẻ và các bên liên quan. - Biên bản các cuộc họp với cha mẹ trẻ và các bên liên quan có công bố thông tin về chương trình và kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường. - Website của nhà trường đăng tải công khai chương trình và kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường. |
Mức khá: Phối hợp với cha mẹ trẻ em hoặc người giám hộ của trẻ em và các bên liên quan tổ chức thực hiện chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và thực hiện quyền trẻ em; công khai, minh bạch các thông tin về kết quả thực hiện chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường; tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động của địa phương; tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương về phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn | - Biên bản các cuộc họp với cha mẹ trẻ và các bên liên quan có nội dung về phối hợp trong thực hiện chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và thực hiện quyền trẻ em. - Website của nhà trường đăng tải công khai kết quả thực hiện chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường. - Kênh tiếp nhận thông tin tin phản hồi của cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ và các bên liên quan (hòm thư góp ý, thư điện tử...) về thực hiện chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường. - Biên bản làm việc, văn bản trả lời các thông tin phản hồi của cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ và các bên liên quan về thực hiện chương trình và kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường. - Các hình ảnh, tư liệu thể hiện cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động của địa phương. - Các văn bản, ý kiến tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương về phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn. | |
Mức tốt: Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em | - Báo cáo kinh nghiệm về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong các buổi hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn. - Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. - Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. | |
Tiêu chí 16.Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường | Mức đạt: Tổ chức cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về thực trạng, nhu cầu nguồn lực để phát triển nhà trường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và các bên liên quan; phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và các bên liên quan trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường theo quy định | - Biên bản các cuộc họp với cha mẹ trẻ và các bên có liên quan có nội dung về thực trạng, nhu cầu nguồn lực để phát triển nhà trường. - Báo cáo thực trạng và nhu cầu về nguồn lực để phát triển nhà trường gửi đến cơ quan quản lý cấp trên và chính quyền địa phương. - Biên bản các cuộc họp với cha mẹ trẻ và các bên liên quan có nội dung về huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường theo quy định. |
Mức khá: Tham mưu, đề xuất địa phương và cơ quan quản lý giáo dục giải pháp huy động nguồn lực để phát triển nhà trường. Sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch, hiệu quả các nguồn lực để phát triển nhà trường; giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và các bên liên quan về huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường | - Các ý kiến tham mưu, đề xuất với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý cấp trên về nhu cầu nguồn lực phát triển nhà trường. - Danh sách, hồ sơ quản lý các nguồn lực huy động được để phát triển nhà trường theo quy định. - Báo cáo tổng kết có nội dung về phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ và các bên liên quan trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường. - Báo cáo công khai việc sử dụng các nguồn lực huy động được để phát triển nhà trường. - Biên bản làm việc, văn bản trả lời các thông tin phản hồi của cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ và các bên liên quan về huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường. - Ý kiến của của cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ và các bên liên quan về việc nhà trường đã giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi về việc huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường. | |
Mức tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường | - Báo cáo kinh nghiệm về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường được chia sẻ với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trong các buổi hội thảo, tập huấn, sinh hoạt chuyên môn. - Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên giao nhiệm vụ, triệu tập tham gia báo cáo viên, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường. - Ý kiến của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ quan quản lý cấp trên ghi nhận các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về phối hợp giữa nhà trường, gia đình, địa phương trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường. | |
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc) và công nghệ thông tin Có khả năng sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường | ||
Tiêu chí 17.Sử dụng ngoại ngữ | Mức đạt: Nghe, nói được một số câu giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh); hoặc giao tiếp thông thường bằng tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số | - Hình ảnh, tư liệu về việc trao đổi, giao tiếp với người nước ngoài bằng ngoại ngữ. - Thư, thư điện tử trao đổi thông tin bằng ngoại ngữ. |
Mức khá: Tổ chức xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường; hoặc giao tiếp bằng tiếng dân tộc vùng dân tộc thiểu số trong việc phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội | - Kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) cho giáo viên, nhân viên, trẻ trong trường. - Báo cáo tổng kết (có nội dung đánh giá về việc thực hiện kế hoạch phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ cho giáo viên, nhân viên, trẻ trong trường). | |
Mức tốt: Viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc bằng một ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em (ưu tiên tiếng Anh); hoặc sử dụng thành thạo tiếng dân tộc đối với vùng dân tộc thiểu số; chia sẻ kinh nghiệm với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc) | - Hình ảnh, tư liệu tham gia các hội thảo, tập huấn sử dụng ngoại ngữ. - Thư, thư điện tử trao đổi công việc, chuyên môn bằng ngoại ngữ; các bài viết về chuyên môn, nghiệp vụ bằng ngoại ngữ. - Biên bản các buổi sinh hoạt chuyên đề bằng ngoại ngữ; các câu lạc bộ ngoại ngữ của giáo viên, trẻ. | |
Tiêu chí 18.Ứng dụng công nghệ thông tin | Mức đạt: Sử dụng được một số công cụ công nghệ thông tin thông dụng trong quản trị cơ sở giáo dục mầm non | - Sử dụng thư điện tử để trao đổi thông tin, công việc với giáo viên, cha mẹ trẻ và các bên có liên quan. - Tham gia mạng xã hội để nắm bắt và trao đổi thông tin với giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và các bên có liên quan. |
Mức khá: Sử dụng được các phần mềm hỗ trợ quản trị cơ sở giáo dục mầm non | - Danh sách các phần mềm được sử dụng trong nhà trường như các phần mềm: quản lý văn bản điện tử, xây dựng thời khóa biểu, quản lý thông tin nhân sự. - Báo cáo tổng kết có nội dung đánh giá về việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản trị các công việc của nhà trường. | |
Mức tốt: Tạo lập được môi trường ứng dụng công nghệ thông tin trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và quản trị nhà trường; chia sẻ kinh nghiệm với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non về ứng dụng công nghệ thông tin | - Văn bản, quy định của nhà trường về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy, học và quản trị nhà trường. - Bài giảng, học liệu điện tử của giáo viên được sử dụng trong hoạt động dạy học, giáo dục trẻ và sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường. - Ý kiến của giáo viên, nhân viên ghi nhận về thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản trị nhà trường. |
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong phần biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm
Phiếu tự đánh giá của hiệu trưởng mầm non
Báo cáo kết quả tổng hợp đánh giá giáo viên mầm non
Nguồn minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên mầm non 2024
Mẫu bìa báo cáo tự đánh giá trường mầm non
Truyện mầm non chủ đề giao thông 2024 hay
Phiếu tự đánh giá xếp loại của giáo viên mầm non 2024
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp Mầm Non 44 module
Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên mầm non
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức năm học 2022-2023
-
Câu hỏi và đáp án cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2024
-
Câu hỏi trắc nghiệm giáo lý hôn nhân công giáo có đáp án 2024 mới nhất
-
Mô hình trường học mới VNEN là gì?
-
Câu hỏi trắc nghiệm về Hội sinh viên Việt Nam 2024 có đáp án
-
Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục Tiểu học
-
Đơn xin nghỉ học mầm non 2024 mới cập nhật (4 mẫu)
-
Phiếu góp ý bản mẫu giáo khoa lớp 3 - Tất cả các môn năm học 2022-2023
-
Đơn xin chuyển trường 2024 mới nhất
-
Mẫu biên bản nhận xét, đánh giá kết quả BDTX của giáo viên 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Kế hoạch giảm tải Giáo dục thể chất lớp 2 sách Chân trời sáng tạo theo công văn 3969
Mẫu đơn xin phép nghỉ học giữa buổi
Mẫu đơn xin điều chỉnh bằng tốt nghiệp
Một số kỹ thuật dạy học tích cực ở tiểu học (cập nhật mới nhất 2024)
Mẫu đơn và cam kết khi đi học trong nước
Đề cương ôn tập môn Kiến thức chung thi viên chức giáo viên THCS năm 2017 tỉnh Quảng Nam
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến