Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ của trường tiểu học

Tải về

Mẫu bản quy chế chi tiêu nội bộ của trường tiểu học

hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết mẫu quy chế chi tiêu nội bộ của trường tiểu học để bạn đọc cùng tham khảo và có thể lập được mẫu quy chế chi tiêu nội bộ cho trường mình nhé.

Quy chế chi tiêu nội bộ của trường tiểu học

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …

TRƯỜNG …

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

Ban hành kèm theo Quyết định số…… ngày …. tháng …. năm… của Hiệu trưởng Trường Tiểu học ……

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Mục đích xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ.

1. Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Thủ trưởng đơn vị.

2. Tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3. Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện kiểm soát của Kho bạc Nhà nước; Ủy ban Nhân dân Thị Xã và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định.

4. Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả.

5. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

6. Tạo sự công bằng, tiết kiệm chi, khuyến khích tư duy chủ động sáng tạo của CBGV trong đơn vị.

Điều 2: Nguyên tắc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ.

1. Trên cơ sở thu, chi tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước và trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy, Trường vận dụng một số chế độ, định mức chi cho phù hợp với thực tế hoạt động của nhà trường.

2. Chi tiêu tài chính phù hợp với nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của nhà trường, nhằm tăng cường công tác quản lý, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, sử dụng kinh phí có hiệu quả, tiết kiệm.

3. Đảm bảo dân chủ, công khai và thực hiện trên cơ sở năng suất, hiệu quả lao động của cá nhân. Cán bộ giáo viên (CBGV) có trách nhiệm hoàn thành định mức lao động theo đúng các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước, của nhà trường.

4. Hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thi đua khen thưởng và các hoạt động khác nhằm động viên, khích lệ CBGV phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

5. Các định mức, chế độ không có trong quy chế chi tiêu nội bộ này thì thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và cấp có thẩm quyền.

6. Quy chế chi tiêu nội bộ ổn định trong năm 2018 tùy theo tình hình thực tế và khả năng tài chính của Trường trong từng thời điểm, nhà trường sẽ điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Điều 3: Cơ sở pháp lý để xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ :

Qui chế này được xây dựng dựa vào dự toán NSNN được giao năm …. và Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ, Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính, Thông tư 161/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 02 tháng 10 năm 2012 về việc kiểm soát chi qua kho bạc Nhà nước và Quyết định số…. ngày … tháng … năm … của UBND Thị Xã ….. về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập. Đơn vị xác định phân loại là đơn vị Sự nghiệp NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí trong năm ….

Chương II

NỘI DUNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

Điều 4. Các khoản chi cho người lao động:

1. Tiền lương, tiền công:

a. Tiền lương:

Theo NĐ ….. ngày ….. về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang là …. đồng/tháng. Tính từ ngày …..

Lương cơ bản và các khoản phụ cấp lương thực hiện theo điều 25 của Nghị định 43 và các quy định hiện hành của Nhà nước. Tiền lương của công chức được lãnh đạo quyết định chi trả trên cơ sở xác định lương theo ngạch, bậc và hệ số lương hiện hành:

- Chứng từ: Bảng thanh toán lương có ký nhận của công chức và danh sách công chức nhận lương qua bảng lương

- Thời hạn thanh toán: Chậm nhất ngày 25 hàng tháng, kế toán phải hoàn thành xong việc thanh toán lương cho công chức

Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng BHXH sẽ được thanh toán theo chế độ BHXH hiện hành.

- Sau khi đối chiếu tiền lương đã nhận thì công chức ký xác nhận vào Bảng thanh toán lương hàng tháng để lưu chứng từ kế toán.

b. Tiền công:- Tiền công của lao động được căn cứ vào công văn thoả thuận của UBND Thị Xã và nhu cầu của nhà trường.

2. Phụ cấp chức vụ:

- Thực hiện theo thông tư số 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 08-12-2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Trường tiểu học

- Hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

- Phó hiệu trưởng:

+ Trường hạng I

+ Trường hạng II

+ Trường hạng III

- Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)

0,50

0,40

0,30

0,40

0,30

0,25

0,20

Đối với đơn vị:

+ Hiệu trưởng: 0,4

+ Phó hiệu trưởng: 0,3

+ Tổ trưởng hệ số: 0.2

3. Phụ cấp Khu vực: Theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005

4. Phụ cấp ưu đãi ngành giáo dục

- Thực hiện theo thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23-01-2006 của Liên bộ: Bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ-Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06-10-2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập;

- Phụ cấp ưu đãi tính theo quy định hiện hành của Nhà nước bằng 50% mức lương chính hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng(kể cả thời gian nghĩ hè) và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

5. Phụ cấp trách nhiệm.

+ Phụ cấp kế toán:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư liên tịch số 163/TTLT-BTC-BNV ngày 15/11/2013 của Bộ tài chính, Bộ nội vụ thì; Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại khoản 1 điều 2 (trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 điều này) của Thông tư liên tịch này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc là 0,20 so với lương cơ sở

+ Áp dụng thông tư 05/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 về hướng dẫn phụ cấp trách nhiệm đối với bảo vệ và văn thư-thủ quỹ được hưởng hệ số 0.10 trách nhiệm

+ Phụ cấp tổng phụ cấp đội

- Giáo viên Tổng phụ trách Đội ở trường hạng II hưởng phụ cấp trách nhiệm hệ số là 0.20 lương tối thiểu

+ Phụ cấp độc hại:

Phụ cấp độc hại cho thư viện, thiết bị: 0,2 (theo thông tư số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT 02/01/2003 và TT26/2006/TT-BVHTT ngày 21/2/2006)

- Phụ cấp độc hại công việc được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

+ Phụ cấp thâm niên:

Tại điều 3 Nghị định 54/2011/NĐ-CP ngày 4-7/2011 về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được quy định như sau: Nhà giáo đủ 05 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung(nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính, đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN

6. Phụ cấp thêm giờ:

Căn cứ nhiệm vụ được giao Thủ trưởng đơn vị quyết định sắp xếp, phân công công chức để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ công tác có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất việc bố trí làm thêm giờ.

Trường hợp công việc hết sức cấp bách cần thiết phải bố trí làm thêm giờ thì Thủ trưởng đơn vị sắp xếp để công chức được nghỉ bù. Nếu không thể sắp xếp nghỉ bù được thì cơ quan thanh toán theo chế độ quy định hiện hành sau khi có đầy đủ các thủ tục, chứng từ: có Bảng đăng ký làm thêm giờ được lãnh đạo duyệt và có bảng chấm công được Thủ trưởng đơn vị xác nhận; Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC

8. Chi tiền thưởng:

- Căn cứ nghị định 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi dua khen thưởng và luật sửa đổi, bổ xung một số điều của luật thi đua khen thưởng.

- Căn cứ Tiêu chí thi đua của đơn vị;

Xây dựng định mức cụ thể:

a, Hỗ trợ thưởng cho cán bộ, giáo viên:

Nguồn chi trả Quỹ Phúc lợi tập thể hàng năm (nếu tiết kiệm được)

- Chiến sĩ thi đua + giáo viên Giỏi, Đạt loại A, Giải Nhất môn văn hoá cấp Thị xã mức thưởng: 200.000 đồng /năm /người

Thưởng lao động tiên tiến mức: 150.000 đồng /năm/người

- Khen thưởng cho CBVC đạt thành tích xuất sắc trong các cuộc thi giáo viên giỏi văn hoá , giáo viên viết chữ đẹp, sáng kiến kinh nghiệm : (Đạt giải nhất, nhì, hoặc đạt Loại A)

- Giáo viên tham gia đạt giải A, Nhất, loại Giỏi: 100.000 đồng

- Tập thể tham gia cấp trường đạt giải A, Nhất, loại Giỏi: 100.000 đồng

+ Mức thưởng giáo viên giỏi tỉnh 150.000 đồng.

Thủ tục thanh toán: Có quyết định của Hiệu trưởng, giấy chứng nhận danh hiệu và danh sách kèm theo. Tùy thuộc vào mức kinh phí tiết kiệm của đơn vị mà thủ trưởng đơn vị định mức tiền thưởng cho phù hợp, có thể thấp hơn định mức trên )

b, Khen thưởng học tập cuối năm: Tùy kinh phí hàng năm quyết định mức khen thưởng nhưng không quá 200.000 đồng/lớp và 100.000 đồng/học sinh. (Mua giấy khen và văn phòng phẩm tặng)

- Chi tiền thưởng cho HS đạt học sinh Hoàn thành Xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện mức thưởng không quá: 100.000 đồng /HS

8. Phúc lợi tập thể:

A, Chế độ phép của CBVC: Phúc lợi tập thể

1. Tiền nước uống, trà cho công chức được mua theo số lượng nước uống, trà thực tế và thanh toán theo hóa đơn V.A.T

2. Chế độ thanh toán tiền nghỉ phép đối với công chức và người lao động thực hiện theo Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính Quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; cụ thể như sau:

a. Đối tượng:

a1. Đối tượng được thanh toán tiền phương tiện đi lại(vé đi và vé về); không thanh toán tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm: Công chức và người lao động cơ quan có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật lao động quy định, được Thủ trưởng đơn vị cấp giấy phép năm để thăm vợ hoặc chồng; con; cha, mẹ (cả bên chồng hoặc bên vợ) bị ốm đau, bị chết.

a2. Đối tượng được thanh toán tiền bồi dưỡng cho những ngày được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật quy định nhưng chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm: Công chức và người lao động có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật lao động quy định do nhu cầu công việc không thể bố trí cho nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày nghỉ phép theo quy định, thì cơ quan chi trả tiền bồi dưỡng cho công chức và người lao động những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.

Công chức và người lao động nếu đã được cơ quan bố trí sắp xếp thời gian cho đi nghỉ phép theo quy định nhưng không có nhu cầu nghỉ phép thì không được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.

b. Nội dung chi và mức thanh toán: + Người đi nghỉ phép không được thanh toán tiền phụ cấp đi đường (tương đương với mức phụ cấp lưu trú theo chế độ công tác phí hiện hành) và tiền phương tiện đi lại khi nghỉ phép năm.

+ Tiền phương tiện đi lại bao gồm: Tiền phương tiện vận tải (trừ phương tiện máy bay) của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật bao gồm: tiền phương tiện chiều đi và về từ nhà đến ga tàu, bến xe; vé tàu, xe vận chuyển đến nơi nghỉ phép và theo chiều ngược lại.

Mức thanh toán: Theo giá ghi trên vé, hoá đơn mua vé; giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác (Tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu). Trường hợp công chức và người lao động đi nghỉ phép sử dụng phương tiện là máy bay khi có vé hợp pháp hoặc tự túc bằng phương tiện cá nhân sẽ được thanh toán tối đa theo giá cước vận tải khách công cộng bằng phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy phù hợp với tuyến đường đi nghỉ phép.

Công chức và người lao động có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật lao động quy định do nhu cầu công việc không thể bố trí cho nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày nghỉ phép theo quy định, thì cơ quan chi trả tiền bồi dưỡng cho công chức và người lao động những ngày chưa nghỉ phép theo mức bằng 01 ngày lương và phụ cấp lương của công chức nhân với mức lương tối thiểu/một ngày.

c. Điều kiện, thời hạn thanh toán:

+ Đầu năm công chức và người lao động đăng ký kế hoạch nghỉ phép và trình Thủ trưởng đơn vị duyệt kế hoạch nghỉ phép năm để Thủ trưởng đơn vị sắp xếp bố trí.

+ Tiền phương tiện đi nghỉ phép và phụ cấp đi đường hàng năm chỉ được thanh toán mỗi năm một lần.

+ Nghỉ phép của năm nào chỉ được thanh toán trong năm đó, trường hợp vì công việc được Thủ trưởng đơn vị cho lùi thời gian nghỉ phép sang năm sau thì cũng được thanh toán tiền nghỉ phép năm, nhưng chỉ được thanh toán trong phạm vi thời gian chỉnh lý ngân sách đến hết 31 tháng 01 năm sau.

d. Thủ tục thanh toán:

d1. Thủ tục thanh toán:

+ Giấy nghỉ phép năm do Lãnh đạo cấp.

+ Phải có đơn và được chính quyền địa phương nơi thân nhân cư trú hoặc cơ sở y tế xác nhận có người thân bị ốm đau đi điều trị ở cơ sở y tế, điều trị dài hạn tại nhà, hoặc bị chết.

d2. Thủ tục thanh toán tiền bồi dưỡng:

Các trường hợp do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép:

Căn cứ kế hoạch đăng ký nghỉ phép đã được Lãnh đạo duyệt, công chức và người lao động có đơn xin nghỉ phép nhưng Thủ trưởng đơn vị xác nhận do yêu cầu công việc nên không bố trí được thời gian cho công chức nghỉ phép năm hoặc không bố trí đủ số ngày nghỉ phép năm và được lãnh đạo duyệt.

9. Các khoản đóng góp: BHXH, BHYT kinh phí công đoàn thực hiện theo các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước.

- BHXH: Thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006; các thông tư hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính hướng dẫn Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đơn vị sử dụng lao động trích nộp 17.5%, CBGV-CNV trích nộp 8% lương ngạch bậc, chức vụ(bao gồm cả tiền lương theo hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu theo quy định chung của nhà nước) và phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung (Nếu có)

- BHYT: Đơn vị sử dụng lao động trích nộp 3%, CBGV trích nộp 1.5% lương ngạch bậc, chức vụ (bao gồm cả tiền lương theo hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu theo quy định chung của Nhà nước) và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung(Nếu có).

- Kinh phí công đoàn: Đơn vị sử dụng lao động trích nộp 2% lên Công Đoàn Cấp trên, CBGV đóng 1% để sinh hoạt tại đơn vị theo lương ngạch bậc, chức vụ (bao gồm cả tiền lương theo hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu theo quy định chung của Nhà nước) và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (Nếu có).

- Bảo hiểm thất nghiệp: Đơn vị sử dụng lao động trích nộp 1%, CBGV đóng 1% lương ngạch bậc, chức vụ (bao gồm cả tiền lương theo hệ số điều chỉnh tăng thêm, tiền lương tối thiểu theo quy định chung của Nhà nước) và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (Nếu có).

Điều 5. Chi quản lý hành chính:

1. Các khoản thanh toán dịch vụ công cộng:

- Tiền nước sạch sinh hoạt: Tính theo chỉ số nước thực tế tiêu thụ của Hợp tác Xã Nước Sạch EaSiên phát sinh thực tế, hợp lệ.

- Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở công chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đôn đốc bảo vệ việc thực hành tiết kiệm nước sạch của cơ quan, tránh tình trạng thất thoát nước lãng phí

2. Chế độ vật tư văn phòng và văn phòng phẩm (VPP):

Văn phòng phẩm khoán theo từng bộ phận, từng giáo viên theo từng học kỳ. Như sau:

Hiệu trưởng: 2.500.000 đồng/ 1 học kỳ

Hiệu phó: 1.700.000 đồng/ 1 học kỳ

Kế toán: 1.800.000 đồng/1 học kỳ

Văn thư-Thủ quỹ: 1.200.000 đồng/ 1 học kỳ

Thư viện: 500.000đ/1 học kỳ

Bảo vệ: 250.000 đồng/ học kỳ

Tổng phụ trách đội: 600.000 đồng/học kỳ

Chủ tịch công đoàn: 200.000 đồng/ học kỳ

Giáo viên: 400.000 đồng/ học kỳ

Tổ khối trưởng: 300.000 đồng/ học kỳ

GV phụ trách y tế học đường: 200.000 đồng/ học kỳ

GV phụ trách làm Bí thư Đoàn trường: 200.000 đồng/ học kỳ

GV phụ trách thư ký hội đồng sư phạm nhà trường: 200.000 đồng/ học kỳ

* Chi tiền mua VPP phục vụ dạy chuyên đề theo từng khối lớp, chuyên môn nhà trường:

Bao gồm mua giấy Ao, bút dạ, giấy kẻ ngang…. phát trực tiếp cho từng TKT để TKT phát lại cho tổ viên theo từng học kỳ và từng đợt dạy chuyên đề (có giấy ký nhận của từng TKT và từng tổ viên khi nhận VPP để dạy chuyên đề). Tất cả phải làm giấy đề xuất bao gồm mua những gì và được thủ trưởng cơ quan duyệt rồi mới được mua, bảng dự toán kinh phí, kế hoạch làm gì, kết quả đạt được khi hoàn thành công việc

3. Chi sử dụng điện thoại, Fax, internet.

- Căn cứ Thông tư số 29/2003/TT-BTC ngày 14/4/2003 của bộ tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ điện thoại công vụ tại công sở và nhà riêng đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị Sự nghiệp, tổ chức Chính trị, các tổ chức chính trị xã hội.

- Điện thoại:

Điện thoại bàn và điện thoại Gphone trang bị để phục vụ cho nhu cầu công tác của cơ quan, thực hiện thanh toán theo thực tế hoá đơn nhưng không quá 450.000 đồng/tháng. Nếu sử dụng quá theo quy định thì các phòng sử dụng có trách nhiệm thanh toán thêm so với mức khoán.

4. Chế độ hội nghị:

Theo Nghị Quyết số …. ngày …… của HĐND tỉnh …… về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức Hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Nghị quyết này quy định mức chi chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ (sau đây gọi là cơ quan, đơn vị).

2. Đối tượng áp dụng:

a) Đối với chế độ công tác phí:

- Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội (sau đây gọi là cán bộ, công chức, viên chức) sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ.

- Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi tham gia hoạt động của Hội đồng nhân dân.

b) Đối với chế độ chi hội nghị:

- Các hội nghị chuyên môn, hội nghị sơ kết và tổng kết chuyên đề; hội nghị tổng kết năm; hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ công tác do các cơ quan hành chính nhà nước tổ chức được quy định tại Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân và cuộc họp các Ban của Hội đồng nhân dân.

- Các hội nghị chuyên môn, hội nghị sơ kết và tổng kết chuyên đề, hội nghị tổng kết năm, hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Các hội nghị chuyên môn, hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ hoặc các hội nghị được tổ chức theo quy định trong điều lệ của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức hội sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ.

c) Nghị quyết này không áp dụng đối với Đại hội, hội nghị Đảng các cấp.

Điều 2. Mức chi chế độ công tác phí

1. Thanh toán tiền chi phí đi lại:

Thanh toán khoán kinh phí sử dụng ô tô khi đi công tác, khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác:

a) Đối với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tự nguyện đăng ký thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác: Mức thanh toán khoán kinh phí sử dụng xe ô tô khi đi công tác thực hiện theo quy định tại Thông tư số 159/2015/TT-BTC ngày 15/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số Điều của Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu cán bộ đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với các xã thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) và từ 15 km trở lên (đối với các xã còn lại), mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện bằng 1.000 đồng /km tính theo khoảng cách địa giới hành chính

2. Phụ cấp lưu trú:

a) Mức phụ cấp lưu trú để chi trả cho người đi công tác ngoài tỉnh: 150.000 đồng/ngày.

b) Mức phụ cấp lưu trú để chi trả cho người đi công tác trong tỉnh: 80.000 đồng/ngày. Trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày) thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định mức phụ cấp lưu trú theo các tiêu chí: Căn cứ theo số giờ thực tế đi công tác trong ngày, theo thời gian phải làm ngoài giờ hành chính (bao gồm cả thời gian đi trên đường), quãng đường đi công tác

Đi công tác trong ngày tại Thị xã …….: 50.000/ ngày

c) Cán bộ, công chức, viên chức ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo, thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú là: 250.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo (áp dụng cho cả những ngày làm việc trên đảo, những ngày đi, về trên biển, đảo). Trong trường hợp một số ngành đặc thù đã được cấp có thẩm quyền quy định về chế độ chi bồi dưỡng khi đi công tác trên biển, đảo thì được chọn chế độ quy định cao nhất (phụ cấp lưu trú hoặc chi bồi dưỡng) để chi trả cho người đi công tác.

3. Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng:

a) Đối với cán bộ xã thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng; cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (như: Văn thư; kế toán giao dịch; cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng; khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công; cán bộ quản lý thị trường và các nhiệm vụ phải thường xuyên đi công tác lưu động khác), thì tuỳ theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho người đi công tác lưu động để hỗ trợ tiền gửi xe, xăng xe theo mức:

Kế toán: 400.000 đồng/ tháng

Văn thư – Thủ quỹ: 350.000 đồng/ tháng

b) Đối với các trường hợp nêu tại điểm a khoản 3 Điều này, nếu được cấp có thẩm quyền cử đi thực hiện nhiệm vụ theo các đợt công tác cụ thể, thì được thanh toán tiền chi phí đi lại theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Điểm b Khoản 1 Điều này; phụ cấp lưu trú theo quy định tại Khoản 2 Điều này; đồng thời vẫn được hưởng khoản tiền công tác phí khoán theo tháng nếu đủ điều kiện đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng.

4. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:

Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan, đơn vị cử đi công tác khi phát sinh việc thuê phòng nghỉ nơi đến công tác thì được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ theo một trong hai hình thức: Thanh toán theo hình thức khoán hoặc thanh toán theo hóa đơn thực tế.

a) Thanh toán theo hình thức khoán: Áp dụng theo hình thức khoán

- Đi công tác ở quận, thành phố thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh, mức khoán: 450.000 đồng/ngày/người.

- Đi công tác tại huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh, mức khoán: 350.000 đồng/ngày/người.

- Đi công tác tại Thành Phố ….., mức khoán: 250.000 đồng/ngày/người.

b) Trường hợp người đi công tác được cơ quan, đơn vị nơi đến công tác bố trí phòng nghỉ không phải trả tiền, thì người đi công tác không được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ. Trường hợp phát hiện người đi công tác đã được cơ quan, đơn vị nơi đến công tác bố trí phòng nghỉ không phải trả tiền nhưng vẫn đề nghị cơ quan, đơn vị cử đi công tác thanh toán tiền thuê phòng nghỉ, thì người đi công tác phải nộp lại số tiền đã được thanh toán cho cơ quan, đơn vị, đồng thời phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Điều 3. Mức chi chế độ hội nghị

1. Chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp theo mức khoán như sau:

a) Cuộc họp tổ chức tại thành phố ………., thị xã …….. và tại trung tâm các huyện: Mức chi hỗ trợ tiền ăn 130.000 đồng/ngày/người;

b) Riêng cuộc họp do xã, phường, thị trấn tổ chức (không phân biệt địa điểm tổ chức): Mức chi hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/ngày/người.

2. Chi hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp: Thanh toán khoán hoặc theo hoá đơn thực tế quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị quyết này.

3. Chi hỗ trợ tiền phương tiện đi lại cho đại biểu là khách mời không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trường hợp không có hóa đơn thực tế thì thực hiện theo điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết này.

4. Chi giải khát giữa giờ: 20.000 đồng/01 buổi (nửa ngày)/đại biểu.

6. Tiếp khách :

1. Khi khách đến thăm và làm việc tại cơ quan thì CBCC có liên quan báo cáo Thủ trưởng đơn vị xin ý kiến về nội dung tiếp, làm việc;

2. Trường hợp cần phải đón tiếp khách ở lại ăn, ngủ thì CBCC có liên quan nội dung làm việc phải báo cáo lãnh đạo để thực hiện trên tinh thần tiết kiệm và lịch sự

- Căn cứ nghị định 05/2010/NQ-HĐND ngày 9/7/2010 về việc quy định chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiêu tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh.

- Chi tiếp khách theo thực tế đúng thành phần, tiết kiệm nhưng không vượt quá 80.000 đồng/người/lượt.

7. Chi thuê mướn: - Dọn dẹp, vệ sinh: Vườn hoa, cây xanh, sân bãi TDTT, mương, cống thoát nước, nhà vệ sinh sẽ hợp đồng nhân viên phục vụ. Mức chi theo tình hình thực tế.

Điều 6. Chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn:

1. Chi mua in ấn chỉ, sổ sách, đồ dùng, vật tư phục vụ chuyên môn:

Bao gồm in ấn chỉ, sổ sách chuyên môn, khăn lau tay, chậu đựng nước rửa tay cho giáo viên và học sinh và kệ để chậu; Chổi lau nhà, chổi quét nhà,

Nguyên tắc chi: Chi thanh toán theo chứng từ thực tế và dự toán kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị.

2. Chế độ coi thi, chấm thi tại trường:

Thi giáo án điện tử, chấm thi GV giỏi cấp trường, thi SKKN,...:

- Cán bộ tổ chức chấm thi, thành viên tổng hợp kết quả: 50.000 đồng/người/buổi

- Cán bộ tổ chức chấm thi, thành viên tổng hợp kết quả: 30.000 đồng/1 tiết

4. Công tác tuyển sinh: Thanh toán theo chế độ hiện hành theo Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND của Hội đồng nhân dân Tỉnh ….. về chế độ tuyển sinh ngày 9 tháng 7 năm 2012

5. Chi thanh tra, kiểm tra: Căn cứ thông báo, công văn thanh tra, kiểm tra để lập kế hoạch chi cho phù hợp tình hình thực tế công việc. (Nếu làm việc vào ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc ngày lễ thì thanh toán theo chế độ làm thêm giờ; kiểm ra vào các ngày thường chi như sau:

- Tổ trưởng 100.000đ/ngày

- Tổ phó: 80.000đ/ngày

- Các thành viên: 70.000đ/ngày

- Thư ký tổng hợp và nhân viên giúp việc: 50.000đ/ngày

Điêù 7. Chi xây dựng, sửa chữa, nâng cấp (nhà cửa, máy móc, thiết bị) và mua sắm tài sản cố định :

- Căn cứ nhu cầu xây dựng, mua sắm TSCĐ, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ và tình trạng xuống cấp thực tế của TSCĐ, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ, hệ thống điện, bóng điện.

- Nhà trường xây dựng kế hoạch xây dựng, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ trên cơ sở nguồn kinh phí cho phép.

- Hàng năm trích 3.000.000 - 4.000.000 từ tiền ngân sách để mua sách Pháp Luật để bổ sung vào tủ sách Pháp luật của Nhà trường

- Hàng năm trích 3.000.000 - 4.000.000 từ tiền ngân sách để mua thuốc và dụng cụ y tế để bổ sung vào tủ thuốc của Nhà trường

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 8: “Quy chế chi tiêu nội bộ trường TH ……..” là căn cứ có tính pháp lý dùng để điều chỉnh các hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đảm bảo về mặt tài chính theo cơ chế được ban hành kèm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và Thông tư 71/2006/TT/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính và những đặc điểm cụ thể của trường một cách có căn cứ khoa học để sử dụng phân phối các nguồn tài chính từ tháng …. đến ….. (áp dụng theo năm tài chính – năm dương lịch)

Điều 9: Hiệu lực thi hành

- Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ tháng …..và có sự điều chỉnh hàng năm theo thực tế.

- Quy chế này đã được thông qua hội đồng nhà trường.

Điều 10: Những nội dung không quy định trong quy chế này thì thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.

Điều 11: Trách nhiệm của đoàn thể, tổ chức và CBGV trong nhà trường.

Trong quá trình thực hiện nếu có điều gì vướng mắc, phát sinh, khi có sự thay đổi cơ chế tài chính, chế độ chính sách của Nhà nước thì phụ trách các bộ phận trong trường có trách nhiệm báo cáo Hiệu trưởng để xem xét, giải quyết. Những vấn đề chỉnh sửa trong qui chế được thực hiện công khai và dân chủ.

HIỆU TRƯỞNG

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 5.541
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm