Mẫu phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự

Bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự sơ thẩm

Bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự sơ thẩm là văn bản pháp lý quan trọng, thể hiện vai trò của VKSND trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát hoạt động tư pháp. Mời các bạn cùng tham khảo Mẫu phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự dưới đây.

Bài phát biểu cảm ơn nhà tài trợ

Tổng hợp các bài phát biểu khai giảng đầu năm học mới

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN...(1)

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN....(2)

Số:……/PBST-VKS-DS (3)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày … tháng…. năm 20

PHÁT BIỂU

Của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự

Căn cứ Điều 27 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;

Căn cứ Điều 21, Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Hôm nay, Tòa án nhân dân… (4) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Tranh chấp…..” (5) giữa:

Nguyên đơn:…………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………

Bị đơn:………………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan………………..………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………

Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án nhân dân trong quá trình giải quyết vụ án và tham gia phiên tòa sơ thẩm hôm nay. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân …..(2) phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về những nội dung sau:

I. VIỆC TUÂN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG

1. Việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Hội đồng xét xử vụ án, Thư ký phiên tòa trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án:

* Việc tuân theo pháp luật trong thời gian chuẩn bị xét xử:

- Thẩm phán được phân công thụ lý giải quyết vụ án hoặc Thẩm tra viên giúp việc cho Thẩm phán đã thực hiện đúng, đầy đủ quy định......(6) của BLTTDS.

- Nếu Thẩm phán hoặc Thẩm tra viên giúp việc cho Thẩm phán không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ một trong những quy định tại.......(6) thì Kiểm sát viên phát biểu về nội dung vi phạm đã vi phạn quy định nào của BLTTDS, đánh giá tác động của vi phạm đó đối với việc xét xử vụ án.

* Việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, Thư ký tại phiên tòa:

- Nếu Hội đồng xét xử, Thư ký đã thực hiện đúng quy định tại các Điều 239, 240, 241, 242, 243, 246, 247, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 256, 257, 259, 260 và Điều 263 BLTTDS năm 2015, thì Kiểm sát viên phát biểu “Hội đồng xét xử đã tuân theo đúng các quy định của BLTTDS về việc xét xử sơ thẩm vụ án”;

- Nếu phát hiện vi phạm, thì tùy theo mức độ, hậu quả của vi phạm, Kiểm sát viên phát biểu về việc Hội đồng xét xử, Thư ký không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của một hoặc một số điều luật nêu trên.

2. Việc tuân theo pháp luật tố tụng của người tham gia tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án, kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án:

- Căn cứ quy định của BLTTDS và các quy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng dân sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; những người tham gia tố tụng khác) nếu tất cả những chủ thể này đều thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ tố tụng của họ thì chỉ cần nêu “người tham gia tố tụng đãthực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng” của họ theo quy định của pháp luật.

- Nếu có người hoặc một số người tham gia tố tụng vi phạm quyền, nghĩa vụ tố tụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình giải quyết vụ án, thì Kiểm sát viên phải phát biểu về tư cách tố tụng của từng người, nội dung vi phạm, quy định ở điều luật nào; ảnh hưởng ra sao đến việc giải quyết vụ án và yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục hậu quả.

II. Ý KIẾN VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN

Phần này nêu các vấn đề sau:

- Phân tích, nhận định, đánh giá về tình tiết của vụ án.

- Đánh giá, nhận định về tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án;

- Nêu căn cứ pháp luật hoặc các căn cứ quy định tại Điều 45 của Bộ luật TTDS được áp dụng để giải quyết vụ án;

- Nêu rõ quan điểm về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của bị đơn đối với nguyên đơn, đề nghị của bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Từ phân tích trên, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét quyết định.

III. NHỮNG YÊU CẦU, KIẾN NGHỊ ĐỂ KHÁC PHỤC VI PHẠM TỐ TỤNG Ở GIAI ĐOẠN SƠ THẨM (NẾU CÓ)(7).

Trên đây là ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, người tham gia tố tụng và quan điểm giải quyết vụ án của Viện kiểm sát./.

Nơi nhận:

- Tòa án cùng cấp;

- Lưu: VT, HSKS.

KIỂM SÁT VIÊN

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 1.780
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo