Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm 2024

Tải về

Thực trạng hiện nay cho thấy có rất nhiều công ty không trả sổ bảo hiểm cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Để bảo vệ quyên lợi của mình, người lao động cần viết Mẫu đơn khiếu nại về việc công ty không trả sổ bảo hiểm. Vậy phải viết như thế nào và Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm gồm những nội dung nào? Dưới đây, Hoatieu mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Có được khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm không?

Tại khoản 2, Điều 18, Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định quyền của người lao động: “Được cấp và quản lý sổ BHXH”.

Tại khoản 5, Điều 21, Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động là: "Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật."

Khoản 3 điều 48 Luật lao động 2019 cũng có quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động: "Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động."

Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm làm thủ tục xác nhận quá trình đóng bảo hiểm và trả sổ bảo hiểm cho người lao động. Trong trường hợp công ty cố tình không trả sổ bảo hiểm, bạn có thể làm đơn khiếu nại lên Ban giám đốc công ty hoặc thông qua tổ chức Công đoàn tại công ty để khiếu nại về việc không trả sổ bảo hiểm.

Nếu vẫn không được thì bạn có thể gửi đơn đến Thanh tra lao động thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty bạn có trụ sở để cơ quan này giải quyết buộc công ty trả lại sổ bảo hiểm cho bạn.

2. Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm là gì?

Đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm là văn bản được người lao động sử dụng để đề nghị công ty/chủ thể có thẩm quyền khác xem xét lại hành vi không trả sổ bảo hiểm của công ty/người sử dụng lao động khi có căn cứ về việc hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

3. Mẫu đơn khiếu nại về việc công ty không trả sổ bảo hiểm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–

………, ngày…. tháng…. năm…….

ĐƠN KHIẾU NẠI CÔNG TY KHÔNG TRẢ HỒ SƠ BẢO HIỂM

(V/v: Công ty………….. không trả sổ bảo hiểm xã hội)

Kính gửi: - CÔNG TY………………………

- Căn cứ Bộ luật lao động năm 2019;

- Căn cứ…

Tôi tên là:…………… Sinh năm:……………

CCCD/CMND số……… do CA………… cấp ngày…./…./…….

Địa chỉ thường trú:……………………………

Hiện đang cư trú tại:…………………………

Số điện thoại liên hệ:…………………..........

Tôi là nhân viên bộ phận.... đã làm việc trong khoảng thời gian..... cho Quý Công ty theo Hợp đồng lao động số:………….. từ ngày…/…./……

Tôi xin được trình bày sự việc như sau:......

(Ví dụ: Vì hoàn cảnh gia đình nên 4 tháng trước tôi đã xin nghỉ việc ở công ty, nhưng cho đến nay tôi vẫn được công ty trả sổ bảo hiểm...)

Căn cứ Khoản 3 điều 48 Luật lao động 2019:

"Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động."

Tôi nhận thấy, việc công ty ………. không trả sổ bảo hiểm xã hội của tôi là không đúng với quy định của pháp luật. Điều này dẫn đến việc tôi không thể thực hiện được các thủ tục để được hưởng các chế độ về trợ cấp, làm hồ sơ trợ cấp thất nghiệp hay tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty mới. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.

Do đó, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và giải quyết. Yêu cầu công ty ……… thực hiện việc trả lại sổ bảo hiểm cho tôi theo quy định trên. Đồng thời….. (đưa ra yêu cầu thêm của bản thân về bồi thường thiệt hại, hình thức xử lý, nếu có)

Tôi xin cam đoan những thông tin mà bản thân đã nêu trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của những thông tin này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Mức xử phạt đối với hành vi không trả sổ bảo hiểm cho người lao động

Việc NSDLĐ không trả sổ bảo hiểm cho NLĐ khi chấm dứt Hợp đồng lao động là trái pháp luật. Do đó, nếu không hoàn thành thủ tục xác nhận và; trả lại những giấy tờ mà NSDLĐ đã giữ của NLĐ, NSDLĐ có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, cụ thể:

1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên mà không trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở hoặc không thông báo bằng văn bản trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

b) Không lập phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, trường hợp NSDLĐ không trả sổ bảo hiểm cho NLĐ còn có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi NLĐ nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

Lưu ý: Quy định mức phạt tiền trên áp dụng cho NSDLĐ là cá nhân. Đối với NSDLĐ là tổ chức thì mức phạt tiền gấp 02 lần cá nhân.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

 a) Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động quy định tại khoản 1 Điều này; 

b) Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận; trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận; trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

Trên đây là Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm 2024 mới nhất và các thông tin thủ tục cần biết để các bạn bảo vệ quyền lợi khi rơi vào trường hợp này. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 721
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm