Mẫu biên bản đào tạo (nội bộ) 2024

Mẫu biên bản đào tạo (nội bộ) là mẫu biên bản được lập ra khi cử cán bộ công nhân viên của cơ quan, doanh nghiệp đi đào tạo. Mẫu biên bản nêu rõ cán bộ, bộ phận tiến hành đào tạo, hướng dẫn, nội dung đào tạo, thời gian và địa điểm đào tạo, danh sách nhân viên được cử đi đào tạo.... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu biên bản đào tạo nội bộ, biên bản đào tạo nhân viên mới nhất kèm hướng dẫn viết tại đây.

1. Mẫu biên bản đào tạo nội bộ 2024

Mẫu biên bản đào tạo (nội bộ)

Nội dung cơ bản của mẫu biên bản đào tạo (nội bộ) như sau:

DANH SÁCH CNV ĐƯỢC ĐÀO TẠO

- Căn cứ………………………………………………………………....…………………………..

- Theo yêu cầu của Thủ tục đào tạo.

- (Cá nhân, Bộ phận)……............…… tiến hành đào tạo/hướng dẫn như sau:

  1. Nội dung đào tạo/hướng dẫn:
  2. Thời gian đào tạo/hướng dẫn:
  3. Địa điểm đào tạo/hướng dẫn:
  4. Những người được đào tạo/hướng dẫn: (theo danh sách dưới đây)

Sau khi tiến hành đào tạo/hướng dẫn, người đào tạo/hướng dẫn trả lời các thắc mắc của CNV, sau khi không còn thắc mắc, người được đào tạo ký tên như sau:

Stt

Họ tên

Số buổi tham gia

Ký tên

............, ngày...tháng....năm....

Người đào tạo

2. Hướng dẫn viết Biên bản đào tạo nội bộ nhân viên

Khi viết biên bản đào tạo nội bộ, bạn cần lưu ý các yếu tố sau đây:

  1. Tiêu đề và thông tin cơ bản: Bắt đầu bằng việc ghi rõ tiêu đề biên bản, cùng với ngày, thời gian và địa điểm diễn ra buổi đào tạo. Ghi rõ tên của người chủ trì, giảng viên hoặc những người tham gia quan trọng khác.
  2. Mục đích đào tạo: Mô tả ngắn gọn mục tiêu chính của buổi đào tạo, bao gồm các kỹ năng, kiến thức hoặc hành vi mà buổi đào tạo nhằm truyền đạt cho nhân viên.
  3. Danh sách nhân viên tham dự: Liệt kê tên và chức vụ của tất cả những người tham gia buổi đào tạo. Nếu có sự vắng mặt, hãy ghi rõ danh sách các nhân viên không tham gia và lý do vắng mặt của họ.
  4. Nội dung đào tạo: Ghi lại những nội dung chính đã được trình bày trong buổi đào tạo. Điều này có thể bao gồm các chủ đề, phương pháp giảng dạy, tài liệu tham khảo, ví dụ và các hoạt động thực hành trong quá trình đào tạo.
  5. Kết quả đạt được: Ghi lại những kết quả mà nhân viên đã đạt được sau buổi đào tạo, bao gồm cả những điểm mạnh và yếu của từng người. Nếu có bất kỳ bài kiểm tra hoặc bài tập nào đã được thực hiện, hãy đề cập đến kết quả của các bài tập đó.
  6. Ý kiến phản hồi: Ghi lại những ý kiến phản hồi của nhân viên về buổi đào tạo. Đây có thể là ý kiến cá nhân, nhận xét về chất lượng đào tạo, hay gợi ý để cải thiện quy trình đào tạo trong tương lai.
  7. Đánh giá của người chủ trì: Đưa ra đánh giá chung về buổi đào tạo, bao gồm những mặt tích cực và cần cải thiện. Nếu có, cung cấp những khuyến nghị hoặc phản hồi để cải thiện chất lượng đào tạo trong tương lai.
  8. Ký tên và ngày: Cuối biên bản, ký tên của người chủ trì buổi đào tạo và ghi lại ngày tháng biên bản được viết.

Lưu ý rằng biên bản đào tạo nội bộ nên được viết một cách cụ thể, chi tiết và khách quan. Đảm bảo rằng biên bản cung cấp đầy đủ thông tin về nội dung và kết quả của buổi đào tạo.

3. Quy trình đào tạo nội bộ

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo nội bộ

Doanh nghiệp bạn sẽ không thể xây dựng được một chương trình đào tạo nội bộ thành công nếu như không biết chúng ta cần phải đạt được điều gì. Đó là lý do trước khi tiến hành lập kế hoạch đào tạo nhân viên, bạn phải tiến hành các buổi brainstorm giữa các cấp lãnh đạo, các phòng ban, các nhóm chuyên môn để xác định đích đến mà doanh nghiệp đang hướng tới.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch đào tạo nội bộ

Bước tiếp theo để xây dựng quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là lập kế hoạch. Các đầu mục chính mà một bản kế hoạch đào tạo nhân viên cần có là:

– Tên của chương trình đào tạo nội bộ

– Các mục tiêu cần đạt sau chương trình

– Đối tượng tham gia huấn luyện

– Nhân sự, phòng ban phụ trách

– Nội dung và hình thức đào tạo nhân sự

– Phân bổ thời gian, tài chính và địa điểm

– Các điều kiện ràng buộc khác cần chú ý

Hãy dành thời gian để xây dựng một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể và dễ dàng triển khai, đo lường. Trong quá trình xây dựng, bạn cần cân nhắc đến những nhu cầu đào tạo nội bộ đã được thu thập tại bước 1 cùng với những quan điểm nhân sự và văn hóa doanh nghiệp. Điều này sẽ đảm bảo quy trình đào tạo đặc biệt hữu ích với những nét riêng của doanh nghiệp.

Bước 3: Triển khai và đánh giá kết quả đào tạo

  • Giờ là lúc bản kế hoạch đào tạo nhân viên bài bản được đưa vào thực tiễn. Tuy nhiên, một bí quyết nhỏ để giúp kế hoạch đào tạo đạt hiệu quả, đó là hãy tổ chức một buổi gặp mặt với các đối tượng tham gia huấn luyện và giúp họ hiểu được ý nghĩa thực sự của chương trình đào tạo nhân sự này. Thực tế đã có rất nhiều doanh nghiệp xảy ra tình trạng nhân viên không tham gia tích cực vì cho rằng những buổi đào tạo chỉ vô bổ và khiến họ mất thời gian nghỉ ngơi.
  • Đừng quên triển khai theo đúng kế hoạch để đảm bảo chất lượng của quy trình và ghi chép, đo lường kết quả cho các nhân sự thật rõ ràng. Chúng sẽ là nguyên liệu để bạn có thể dùng cho bước sau.

Bước 4: Đánh giá chất lượng và cải tiến quy trình

Nếu bạn muốn quy trình đào tạo nhân sự là một khóa huấn luyện thực thụ, đem lại những kết quả thực tế cho doanh nghiệp, đừng bao giờ bỏ qua bước cải tiến quy trình này. Bởi vì mục tiêu đào tạo luôn thay đổi, tình trạng của nhân sự cũng thay đổi và chiến lược quản trị nhân sự của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cũng không giống nhau.

Kết thúc mỗi đợt đào tạo nhân sự, hãy tiến hành phân tích các ý kiến phản hồi của người học, những kết quả mà họ đạt được cũng như những mục tiêu đã không thể hoàn thành và rút ra bài học kinh nghiệm.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục việc làm - nhân sự trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
2 19.858
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo