Mẫu báo cáo thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc học kì I năm học 2017-2018

Mẫu báo cáo thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc học kì I

Mẫu báo cáo thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc học kì I là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc học kì I. Mẫu báo cáo nêu rõ kết quả thực hiện ở học kì I và nhiệm vụ trọng tâm của học kì II. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu báo cáo tại đây.

Nội dung cơ bản của mẫu báo cáo thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc học kì I như sau:

PHÒNG GD&ĐT............

TRƯỜNG ...........................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC DÂN TỘC,

HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018

Kính gửi: .....................................................................................

Thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Dân tộc năm học 2017-2018;

Căn cứ Công văn số ................... ngày .... tháng ... năm .... của PGDĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDDT năm học 2017-2018;

Trường Tiểu học .................. báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc học kì I, năm học 2017 - 2018 như sau:

Phần I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2017-2018

I. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

- Việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Công tác giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, bồi dưỡng lí tưởng cách mạng cho học sinh gắn với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành.

II. Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

1. Thống kê số lượng học sinh dân tộc học kì 1 năm học 2017-2018

Tổng số HS

toàn trường

Số học sinh DTTS

Số học sinh nữ DTTS

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

3

4

5

6

7

496

367

73.99

177

48.2

2. Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số ở các cấp học vùng dân tộc thiểu số.

Xây dựng kế hoạch tổ chức và quản lý học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì tốt số lớp, số học sinh hiện có, đảm bảo môi trường giáo dục thân thiện, vệ sinh, an toàn.

Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học trong nhà trường:

+ Thực hiện giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; chú ý bổ sung kiến thức địa phương, văn hóa dân tộc, quán triệt trong đội ngũ giáo viên về việc rèn luyện kĩ năng đọc, viết Tiếng Việt cho học sinh. Chú trọng các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh;

+ Thực hiện nghiêm túc kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh năng khiếu. Quản lý chặt chẽ thời gian học buổi thứ hai một cách có hiệu quả;

+ Tăng cường giáo dục nếp sống văn minh, chuẩn mực đạo đức, kỹ năng sống; giáo dục ý thức đoàn kết dân tộc, lối sống hòa nhập với tập thể cho sinh học;

2.1 Nâng cao chất lượng dạy và học

a) Thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục

Thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh phù hợp đối tượng học sinh dân tộc để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy và học

Tăng cường sinh hoạt chuyên môn (2lần/tháng) nhằm đổi mới phương pháp dạy học bộ môn phù hợp đối tượng học sinh dân tộc; vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên phù hợp tình hình thực tế để nâng cao chất lượng giảng dạy.

Thực hiện nghiêm túc quy chế đánh giá xếp loại học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lí dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh.

Xây dựng kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng dạy học năm học 2017-2018.

c) Tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp; kỹ năng sống và hoạt động các câu lạc bộ trong nhà trường

2.2. Tăng cường tiếng Việt cho học sinh

Triển khai nội dung rèn luyện kĩ năng đọc, viết Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế tại trường.

Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc trong các hoạt động dạy tiếng Việt qua các môn học và hoạt động giáo dục; Thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập; sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, bài hát bổ trợ học Tiếng Việt,…

Xây dựng kế hoạch chương trình giao lưu giữa các lớp cho học sinh dân tộc thiểu số để nâng cao tình yêu đối với Tiếng Việt và kỹ năng sử dụng Tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số.

III. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, tăng cường công tác quản lí giáo dục dân tộc

1. Tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc

Trong công tác quản lý giáo dục của nhà trường BGH có hồ sơ quản lý theo dõi công tác giáo dục dân tộc của trường theo những lĩnh vực giáo dục đặc trưng và theo từng dân tộc cụ thể. Thực hiện tốt công tác thông tin, báo cáo định kỳ (sơ kết, tổng kết năm học) về Phòng Giáo dục và Đào tạo đảm bảo đúng quy định với các thông tin, số liệu chính xác.

Lồng ghép giáo dục dân tộc trong công tác đội của nhà trường.

Trường triển khai thực hiện nghiêm túc Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân (ban hành kèm theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Trường sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy. Tích cực áp dụng hình thức phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, các văn bản hướng dẫn, báo cáo và trao đổi công tác qua mạng Internet, Email.

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý:

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với học sinh tộc thiểu số. Mỗi GV, cán bộ quản lí trong trường thực hiện một sáng kiến trong đổi mới phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi lớp đều có kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học thông qua đăng ký chất lượng đổi mới tiết dạy.

Tổ chức hội nghị, hội thảo, hội thi về nghiên cứu, trao đổi sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Tổ chức thao giảng, dự giờ thăm lớp trong trường.

Tăng cường việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý nhà trường. Cán bộ GV biết sử dụng các phần mềm Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft Power Point, biết tra cứu thông tin trên mạng Internet để phục vụ công tác giảng dạy, biết sử dụng hộp thư điện tử. Khuyến khích cán bộ, giáo viên học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học gắn với hoạt động dạy học và quản lý chuyên môn. Trao đổi sinh hoạt chuyên môn thường xuyên thông qua phần mềm trường học kết nối.

IV. Thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo dục dân tộc

Nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất để 100 % học sinh con em các dân tộc thiểu số trên địa bàn, hoàn thành chương trình tiểu học được vào lớp 6.

Quan tâm thực hiện tốt các chế độ chính sách, đối với học sinh và GV là người DT thiểu số nhằm nâng cao chất lượng đời sống .

Phối kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường và các tổ chức xã hội ủng hộ SGK, quần áo đồng phục, dụng cụ học tập cho các em HSDT có hoàn cảnh khó khăn.

Tổ chức tốt các buổi HĐNGLL, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT.

V. Đánh giá chung

Nhà trường thường xuyên quan tâm đến chất lượng GDDT, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với HS DT, đa số HS DT ngoan ngoãn biết vâng lời thầy cô giáo.

* Tồn tại

Một số HS DT chưa chịu khó vươn lên trong học tập, trong giao tiếp còn rụt rè.

* Nguyên nhân

Kinh tế gia đình của một số HSDT còn khó khăn ít có điều kiện quan tâm đến học tập của con em.

Phần II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH TRONG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017-2018

1. Nhiệm vụ trọng tâm

Tiếp tục chú trọng đến chất lượng GD đối với HS DT, quan tâm đến các chế độ chính sách cho HSDT để các em có điều kiện học tập tốt.

2. Các giải pháp chính

- Quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất để 100 % học sinh con em các dân tộc thiểu số trên địa bàn, hoàn thành chương trình tiểu học được vào lớp 6.

- Thực hiện tốt các chế độ chính sách, đối với học sinh và GV là người DT thiểu số nhằm nâng cao chất lượng đời sống .

- Tạo điều kiện để HS dân tộc tham gia các hoạt động xã hội.

Tham mưu với chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, để có các biện pháp giúp đỡ HS dân tộc nghèo vượt khó qua các hình thức như trao học bổng, tặng quà, quần áo, sách vở... để học sinh dân tộc có điều kiện tham gia học tập tốt.

VI. Những đề xuất, kiến nghị

Cấp ủy chính quyền địa phương cần quan tâm giúp đỡ các HS DT có đủ ĐK học tập, có biện pháp phối hợp với nhà trường không để HSDT bỏ học.

Nơi nhận:

- Như kính gửi (để báo cáo);

- Lưu VT; CM

HIỆU TRƯỞNG

Mẫu báo cáo thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc học kì I

Mẫu báo cáo thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc học kì I

Đánh giá bài viết
1 2.520
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi