Hướng dẫn cách viết báo cáo học việc, thử việc

Mẫu báo cáo kết quả thử việc

Báo cáo kết quả học việc, thử việc là mẫu báo cáo đánh giá kết quả sau quá trình làm việc của ứng viên tại công ty mới, đây là tiền đề để công ty xem xét xem ứng viên có phù hợp với vị trí công việc hay không. Vậy làm sao để viết được một bản báo cáo kết quả đầy đủ và chính xác, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

Trước tiên như tên gọi, thì nội dung chính của bản báo cáo kết quả thử việc sẽ phản ánh kết quả trong thời gian mà bạn đã học việc, thử việc tại công ty. Từ đó để bạn có thể tự đánh giá năng lực của mình, rút ra được những kinh nghiệm trong quá trình làm việc, bên cạnh đó còn đưa ra những đề xuất, ý kiến cho công việc. Nếu như một bản báo cáo kết quả học việc, thử việc đúng chuẩn, đầy đủ thì trưởng bộ phận sẽ xem xét, đánh giá và quyết định đến khả năng ký hợp đồng làm việc với bạn hay không.

Nội dung cơ bản của Mẫu báo cáo kết quả thử việc như sau:

Mẫu số 1:

Cách viết báo cáo kết quả thử việc

Mẫu số 2:

Hướng dẫn viết báo cáo kết quả thử việc

Cách viết báo cáo kết quả thử việc:

- Đây là form mẫu đầu tiên chúng tôi muốn gửi đến cho các bạn. Như có thể nhìn thấy, ở góc trên cùng bên trái bạn sẽ đề tên công ty mà bạn học việc, thử việc. Và ở góc bên phải đối diện, bạn sẽ ghi “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ….”

- Tiếp theo, bạn sẽ cách khoảng 2 dòng, tại đây bạn sẽ ghi in hoa và in đậm “BÁO CÁO KẾT QUẢ THỬ VIỆC” (tên bản báo cáo bạn muốn nộp)

- Dòng tiếp theo “Kính gửi”: Ở đây bạn sẽ cần phải xác định những thành phần quan trọng, chủ chốt nhất của công ty, đó là: Ban lãnh đạo công ty, Trưởng phòng Hành chính quản trị, Trưởng phòng (ban) nơi làm việc của bạn, … (Lưu ý cũng in đậm phần này nhé)

Như vậy là đã ổn được phần đầu, bây giờ sẽ tới phần giới thiệu bản thân của bạn nhé.

- Ở phần công việc được giao trong quá trình thử việc, bạn lưu ý nên ghi vào công việc chính của bạn. Kết quả hoàn thành, tất nhiên phải luôn đạt tốt. Những nội dung này rất quan trọng, bởi dựa vào đây phía Ban lãnh đạo công ty cũng như trưởng phòng hành chính sẽ đưa ra các quyết định có nên tiếp tục thuê bạn làm việc hay không.

- Về phần tự đánh giá, ý kiến đề nghị, bên cạnh việc nêu các ưu điểm, bạn cũng nên ghi vào khoảng 1 – 2 điểm hạn chế và xin hứa sẽ khắc phục. Nếu như trong thời gian làm việc, bạn cảm thấy năng lực của mình có thể phát huy mạnh hơn nữa ở nhiều vị trí chủ chốt khác thì có thể đề xuất ý kiến.

- Một điểm cũng cần lưu ý, quan trọng không kém đó chính là chữ ký. Qua nét chữ ký, người ta có thể đánh giá được tính cách của bạn đấy.

Đánh giá bài viết
4 16.854
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo