Mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú 2024

Tải về

Mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú là mẫu đơn được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin đề nghị về việc công dân đó về Việt Nam thường trú. Mẫu đơn được áp dụng có công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, mẫu nêu rõ thông tin cá nhân của người làm đơn, lý do xin về Việt Nam thường trú... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú tại đây.

1. Mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú là gì?

Mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú là mẫu đơn do cá nhân là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài lập ra gửi đến cơ quan có thẩm quyền khi có mong muốn về Việt Nam thường trú. Mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú nêu rõ thông tin về người làm đơn như họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nội dung đề nghị, lý do xin về Việt Nam thường trú…

Mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú là mẫu đơn được dùng để ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn đề nghị xin về Việt Nam thường trú.

Mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam xem xét cho người đề nghị được về Việt Nam thường trú theo đúng quy định của pháp luật.

2. Điều kiện xin về Việt Nam thường trú

+ Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp.

+ Không thuộc diện “chưa cho nhập cảnh” hoặc “tạm hoãn nhập cảnh” theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của Luật Cư trú.

+ Nếu về thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương ngoài thì phải có giấy tờ có giá trị chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Nếu về đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo và hoạt động tôn giáo, thì hồ sơ phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở tôn giáo và ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về tôn giáo chấp thuận cho người đó về Việt Nam hoạt động tôn giáo.

3. Mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú 2024

Mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú
Mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú

Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú dưới đây là mẫu mẫu TT01, được ban hành kèm Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT/BCA-BNG. Mời các bạn tham khảo.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ
VỀ VIỆT NAM THƯỜNG TRÚ

(dùng cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài)

1. Họ và tên trong hộ chiếu/ giấy tờ do nước ngoài cấp: … (1)

Họ và tên Việt Nam: ……… (2)

2. Giới tính: Nam/Nữ:........ (3)

3. Ngày, tháng, năm sinh: ………

4. Nơi sinh: …… (4)

5. Địa chỉ thường trú ở nước ngoài: ………… (5)

Số điện thoại: ……… Số Fax:…….. E-mail: …… (6)

6. Quốc tịch nước ngoài (nếu có): …………… (7)

7. Hộ chiếu/ giấy tờ do nước ngoài cấp:........... (8)

Số: ………… ngày cấp: …………………........

Cơ quan cấp: ………. có giá trị đến ngày: …

8. Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam:.... (9)

9. Nghề nghiệp hiện nay: …………………… (10)

10. Tóm tắt quá trình sinh sống và làm việc ở nước ngoài; nơi và địa chỉ làm việc:…………… (11)

11. Trình độ:

- Học vấn (bằng cấp, học vị): ……………… (12)

- Chuyên môn kỹ thuật (ngành, bậc): ……… (13)

12. Tôn giáo:.................................................. (14)

13. Tổ chức chính trị đã, đang tham gia (mục đích, lý do, thời gian tham gia):

......................................................................... (15)

14. Địa chỉ thường trú ở Việt Nam trước khi ra nước ngoài định cư (nếu có):

......................................................................... (16)

15. Họ tên, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi làm việc, chỗ ở hiện nay của cha, mẹ, vợ, chồng, con:

......................................................................... (17)

16. Lý do, mục đích đề nghị về Việt Nam thường trú:

......................................................................... (18)

17. Địa chỉ đề nghị đăng ký thường trú tại Việt Nam:

......................................................................... (19)

18. Giấy tờ chứng minh có nhà ở hợp pháp tại địa chỉ đề nghị đăng ký thường trú (theo quy định tại điểm 5, khoản A, Mục II của Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BCA-BNG):

......................................................................... (20)

19. Trường hợp đề nghị về thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương phải kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương (theo quy định tại điểm 6, khoản A, Mục II của Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BCA-BNG):

.........................................................................

20. Trường hợp đề nghị về đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo ở Việt Nam và hoạt động tôn giáo thì phải kèm theo các giấy tờ theo quy định của pháp luật Việt Nam (quy định tại điểm 7 khoản A, Mục II của Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BCA-BNG):

.........................................................................

21. Trẻ em dưới 14 tuổi cùng về thường trú (họ tên, ngày sinh, giới tính, quốc tịch, số hộ chiếu, quan hệ với bản thân):

......................................................................... (21)

Tôi xin cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật./.

................., ngày....tháng....năm....
Người làm đơn ký tên

4. Cách viết đơn đề nghị về Việt Nam thường trú 

(1): Điền tên của người làm đơn ( tên trong hộ chiếu/ giấy tờ do nước ngoài cấp)

(2): Điền họ và tên Việt Nam

(3): Điền giới tính

(4): Điền ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh

(5): Điền địa chỉ thường trú ở nước ngoài

(6): Điền số điện thoại/ số fax/ email

(7): Điền quốc tịch nước ngoài( nếu có)

(8): Điền thông tin về hộ chiếu/ giấy tờ do nước ngoài cấp

(9): Điền giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam

(10): Điền nghề nghiệp hiện nay

(11): Điền quá trình sinh sống và làm việc tại nước ngoài; nơi và địa chỉ làm việc

(12): Điền trình độ học vấn

(13): Điền chuyên môn kỹ thuật

(14): Điền tôn giáo

(15): Điền tên tổ chức chính trị đã, đang tham gia

(16): Điền địa chỉ thường trú ở Việt Nam trước khi ra nước ngoài định cư

(17): Điền họ tên, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi làm việc, chỗ ở hiện nay của cha, mẹ, vợ, chồng, con

(18): Điền lý do, mục đích đề nghị về Việt Nam thường trú.

(19): Điền địa chỉ đề nghị đăng ký thường trú tại Việt Nam

(20): Điền giấy tờ chứng minh có nhà ở hợp pháp tại địa chỉ đề nghị đăng ký thường trú

(21): Điền họ tên, ngày sinh, giới tính, quốc tịch, số hộ chiếu, quan hệ với bản thân của trẻ em dưới 14 tuổi cùng về thường trú

5. Hồ sơ xin về Việt Nam thường trú

- Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú (theo mẫu TT01, ban hành kèm Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT/BCA-BNG, ngày 03/01/2012);

- Bản sao chứng thực hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu);

- Bản sao chứng thực hoặc bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam, quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam;

- 02 ảnh mới chụp chưa quá một năm cỡ 4×6 cm, phông nền trắng, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu (01 ảnh dán vào đơn đề nghị và 01 tấm để rời), 01 ảnh trẻ em cỡ 4×6 khai chung tờ khai (dán vào tờ khai nếu có);

- Bản sao chứng thực hoặc bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh có chỗ ở hợp pháp tại Việt Nam, theo quy định của Luật Cư trú. Một trong những giấy tờ sau đây chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam:

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);

+ Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);

+ Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

+ Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;

+ Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của UBND phường, xã, thị trấn (UBND cấp xã);

+ Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;

+ Giấy tờ của Tòa án hoặc của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;

+ Giấy tờ của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ trên;

+ Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của UBND cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.

- Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có văn bản chứng minh được cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký hộ khẩu thường trú vào nhà thuê, mượn, ở nhờ, có xác nhậnận của UBND cấp xã theo mẫu (TT02) và một trong các giấy tờ sau:

+ Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã) chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp;

+ Giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của UBND cấp xã về mối quan hệ trong trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột về ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ.

- Ngoài các giấy tờ trên, nếu công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký thường trú tại các nơi, như thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ đô Hà Nội, cơ sở tôn giáo để hoạt động tôn giáo phải nộp thêm bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại các nơi đó, cụ thể là:

- Nếu đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương là phải có các tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Cư trú;

- Nếu đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo để hoạt động tôn giáo thì phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành; văn bản đồng ý của người đứng đầu cơ sở tôn giáo; văn bản của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam về tôn giáo chấp thuận cho về Việt Nam hoạt động tôn giáo.

* Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ.

6. Thủ tục xin về Việt Nam thường trú

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (CDVNĐCNN) đã về nước trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại trụ sở làm việc của Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

* Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì nhận hồ sơ, in giấy biên nhận hẹn ngày trả kết quả và trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ.

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (Trừ ngày Tết, ngày lễ).

Bước 3: Trả kết quả.

Người nhận kết quả đưa giấy biên nhận cho cán bộ trả kết quả để đối chiếu, nếu có kết quả thì trao Giấy báo tin cho người đến nhận kết quả.

Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).

7. Thời hạn giải quyết đơn đề nghị về Việt Nam thường trú

+ Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải gửi hồ sơ kèm theo ý kiến nhận xét, đề xuất về Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

+ Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh phải hoàn thành việc xem xét, giải quyết cho CDVNĐCNN về Việt Nam thường trú và thông báo kết quả giải quyết cho Công an tỉnh và thân nhân của người xin về Việt Nam thường trú.

Trên đây là Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú 2024 mới nhất và cách viết đơn xin về Việt Nam thường trú. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Biểu mẫu: Thủ tục hành chính nhé.

* Lưu ý: Kèm theo 03 ảnh mới chụp cỡ 4x6cm mắt nhìn thẳng, đầu để trần, hai ảnh dán vào 02 bộ hồ sơ, 01 ảnh để rời. Trường hợp trẻ em khai cùng trong đơn thì dán ảnh vào góc bên trái dưới đơn, ghi rõ họ tên phía sau ảnh.

5. Hồ sơ đề nghị về Việt Nam thường trú gồm:

- Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú (theo mẫu);

- Bản sao hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp ( bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu);

- Bản sao một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh có quốc tịch Việt Nam :

+ Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;

+ Giấy chứng minh nhân dân;

+ Hộ chiếu Việt Nam;

+ Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;

+ Giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp xác nhận đương sự còn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch.

- 03 ảnh mới chụp cỡ 4x6 cm , phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính mầu (02 tấm dán vào đơn đề nghị và 01 tấm để rời);

- Một trong những giấy tờ sau đây chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam :

- Đối với người đã được sở hữu nhà ở tại Việt Nam: Bản sao một trong những giấy tờ sau đây chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu) như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở; Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật.

- Đối với người có nhà ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân:

+ Bản sao hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở của cá nhân (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu);

+ Văn bản chứng minh người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho người đó đăng ký thường trú;

+ Bản sao giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu nhà ở của người cho thuê, mượn, ở nhờ (hoặc bản chụp kèm theo bản chính để kiểm tra, đối chiếu).

6. Thủ tục xin về Việt Nam thường trú

Để xin về Việt Nam thường trú, các bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài (CDVNĐCNN) đã về nước trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại trụ sở làm việc của Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

* Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì nhận hồ sơ, in giấy biên nhận hẹn ngày trả kết quả và trao cho người nộp hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ.

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (Trừ ngày Tết, ngày lễ).

Bước 3: Trả kết quả.

Người nhận kết quả đưa giấy biên nhận cho cán bộ trả kết quả để đối chiếu, nếu có kết quả thì trao Giấy báo tin cho người đến nhận kết quả.

Thời gian: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).

7. Thời hạn giải quyết đơn đề nghị về Việt Nam thường trú

+ Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải gửi hồ sơ kèm theo ý kiến nhận xét, đề xuất về Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

+ Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh phải hoàn thành việc xem xét, giải quyết cho CDVNĐCNN về Việt Nam thường trú và thông báo kết quả giải quyết cho Công an tỉnh và thân nhân của người xin về Việt Nam thường trú.

Trên đây là Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú 2024 mới nhất và cách viết đơn xin về Việt Nam thường trú. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác trong mục Biểu mẫu: Thủ tục hành chính nhé.

Đánh giá bài viết
1 1.076
Mẫu đơn đề nghị về Việt Nam thường trú 2024
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm