Câu hỏi và đáp án tình huống sư phạm khối Mầm non
Câu hỏi và đáp án phỏng vấn tình huống sư phạm khối Mầm non
hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết câu hỏi và đáp án phỏng vấn tình huống sư phạm khối Mầm non để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết bao gồm các câu hỏi về tình huống sư phạm và cách giải quyết tại trường Mầm non. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về bộ câu hỏi tại đây.
Tuyển chọn 150 tình huống sư phạm thường gặp và cách giải quyết
Một số tình huống và gợi ý ứng xử của giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên chủ nhiệm đang dạy lớp
CÂU HỎI VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM KHỐI MẦM NON
Tình huống 1:
Trong giờ vẽ theo mẫu (vẽ bông hoa) chủ đề “Thực Vật”, mọi trẻ đều say sưa vẽ, bé Tuấn ngồi im không vẽ, Cô giáo đến gần và hỏi: “Sao Tuấn không vẽ đi, các bạn vẽ rất đẹp và gần xong rồi”. Bé trả lời: “Con không thích vẽ bài này”. Nếu là giáo viên đó, bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Cách giải quyết:
– Cô thử hướng trẻ vào nội dung bài vẽ giống các bạn: “cô thấy Tuấn vẽ rất đẹp, đẹp hơn nhiều bạn trong lớp. Con vẽ nhé nếu con thấy khó cô sẽ vẽ cùng con”.
– Nếu Tuấn vẫn không vẽ, cô sẽ giúp trẻ bằng cách gợi ý hoặc giải thích trình tự hoặc trình bày mẫu… tùy theo khả năng của trẻ.
– Nếu trẻ vẫn nhất định không vẽ, cô hỏi Tuấn thích vẽ gì? Cô sẽ đưa mẫu ví dụ như nấm linh chi cho con vẽ (thực hiện mục đích của giờ vẽ theo mẫu), nếu trẻ vẽ xong theo sở thích cô động viên trẻ thực hiện bài học trên.
– Cuối giờ cô nhận xét bài vẽ của cả lớp và dành thời gian nhận xét bài vẽ của Tuấn (tùy sản phẩm của cháu, 1 hoặc 2 bài) và nhắc nhở nhẹ nhàng để Tuấn thực hiện nhiệm vụ của giờ học như các bạn trong lớp.
Tình huống 2:
Khi dạy trẻ hát và vỗ tay theo nhịp bài hát: “Chú bộ đội đi xa” nhịp ¾ có một số trẻ không biết vỗ tay theo nhịp mà vỗ ngược lại… Cô giáo phải làm gì để trẻ có cảm nhận và vỗ tay đúng được theo nhịp.
Cách giải quyết:
– Cô dạy trẻ thuộc lời bài hát và hướng dẫn trẻ vỗ đệm theo nhịp từng câu một đến hết bài.
– Nếu trẻ vẫn không thực hiện được cô cho trẻ đứng vòng tròn hoặc đứng hàng dọc, bước nhún vào phách mạnh của nhịp, lúc đầu có thể đếm, sau đó thì ghép nhạc.
Tình huống 3:
Trong giờ làm quen với tác phẩm văn học (dạy trẻ kể chuyện), cô đang say sưa kể chuyện cho trẻ nghe, bỗng một bé kêu đau bụng và khóc rất to. Bạn sẽ làm như thế nào để lớp không bị xáo trộn và ảnh hưởng đến các lớp khác mà vẫn chăm sóc được bé đó ?
Cách giải quyết:
– Cô đến gần cháu đó bế trẻ và thông báo cho cả lớp biết tình hình sức khỏe của bạn và yêu cầu lớp trật tự làm theo yêu cầu của bạn lớp trưởng.
– Cô giao nhiệm vụ cho lớp trưởng cho cả lớp đọc thơ, hát hoặc chỉ định các bạn hát, đọc thơ…
– Cô đưa bé bị đau bụng vào phòng nghỉ hoặc trải chiếu cho bé nằm, hỏi bé đã ăn những thức ăn gì, có thể xoa dầu cho bé và theo dõi.
– Nếu thấy cháu không đỡ cô nhờ cô giáo phụ trách lớp bên cạnh quản lý lớp và cho cháu xuống phòng y tế của trường theo dõi và xử lí kịp thời, hợp lí.
Tình huống 4:
Trong giờ chơi theo góc của trẻ mẫu giáo, ở góc chơi “Bé tập làm bác sĩ”, bé Hoa đang hăm hở bế búp bê đến bác sĩ Mai khám bệnh. Bé Hoa bế búp bê ngồi vào ghế dành cho bệnh nhân, bác sĩ Mai cứ ngồi nghịch ống nghe mà không biết Hoa đang ngồi chờ khám bệnh. Chờ một lúc bé Hoa bế búp bê đứng dậy, vừa đi vừa quay lại nhìn bác sĩ Mai. Bác sĩ Mai vẫn ngồi nghịch ống nghe say sưa… Nếu là bạn tổ chức giờ chơi đó, bạn sẽ làm gì để thỏa mãn nhu cầu chơi của bé Hoa?
Cách giải quyết:
– Cô đóng vai bệnh nhân đến khám bênh và rủ bé Hoa đi cùng.
– Cô chào bác sĩ Mai và nhờ bác sĩ khám bệnh. Khi bác sĩ khám xong, cô hỏi bác sĩ Mai xem cô bị bệnh gì? Uống thuốc gì?… Cô nhận thuốc và cảm ơn bác sĩ, chào bác sĩ và ra về cố nhắc bệnh nhân Hoa vào khám.
– Cô quan sát, nếu Hoa không biết giao tiếp với bác sĩ, cô hướng dẫn Hoa nhập vai bệnh nhân để thực hiện ý tưởng chơi “mẹ bệnh nhân”.
Tình huống 5:
Trong khi rửa mặt cho trẻ 24-36 tháng, phát hiện một trẻ bị đau mắt thì cần xử lí như thế nào?
Cách giải quyết:
– Để lại cháu đó và rửa sau cùng, sau khi rửa xong cho cháu đó, khăn mặt phải để ở chậu riêng, giặt bằng xà phòng, luộc nước sôi rồi phơi nắng.
– Cô rửa sạch tay bằng xà phòng, sát khuẩn bằng cồn để tránh lây nhiễm sang các bé khác.
– Dùng thuốc nhở mắt để nhỏ mắt cho trẻ và cách ly với trẻ khác.
– Giờ trả bé trao đổi với gia đình để cùng phối hợp (có thể cho trẻ nghỉ học để tránh lây sang các bạn khác).
Tình huống 6:
Ở lớp mẫu giáo, giờ đi dạo sân trường, cô tổ chức cho trẻ chơi dịch vụ sửa nhà với cát và nước. Khi thời gian đã hết, cô yêu cầu trẻ đi rửa tay, chân để chuyển hoạt động khác. Cháu Hùng nhất định không nghe, cứ ngồi chơi mãi, tiếp tục nghịch cát. Hãy giải thích hiện tượng trên. Nếu là giáo viên tổ chức hoạt động đó, bạn sẽ xử lí như thế nào?
Giải thích:
Biểu hiện tính bướng bỉnh của tuổi lên ba. Ở tuổi này là lúc cái tôi xuất hiện. Trẻ đang tự muốn khẳng định mình. Đặc biệt là trẻ rất thích chơi với cát, nước, đất và ít có cơ hội được chơi nên khi cô yêu cầu trẻ vệ sinh trẻ làm ngược lại.
Cách giải quyết:
– Cô nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu thời gian chơi đã hết và gợi ý cho trẻ hoạt động tiếp theo có nhiều đồ chơi, trò chơi rất hay (cô lấy ví dụ trò chơi có ở hoạt động tiếp theo).
– Thông báo cho trẻ biết kế hoạch của buổi hoạt động ngoài trời trong tuần (tháng) và cho biết lúc đó nếu bé thích chơi thì bé sẽ chơi tiếp (nếu có nội dung chơi này).
– Nếu cháu vẫn không chịu cô cho trẻ chơi thêm vào giao hẹn với cháu khi cô rửa tay, chân xong cho bạn cuối cùng thì đến lượt cháu và cô cháu mình cùng thi rửa tay, chân xem ai rửa sạch hơn…
Tình huống 7:
Trong giờ hoạt động góc của lớp mẫu giáo lớn đã diễn ra được khoảng 30 phút. Ở góc chơi xây dựng, trẻ đã xây xong công trình “trường mầm non của bé”. Cô giáo đi tới, đứng lại và hỏi trẻ: “Các con xây xong chưa?“, trẻ trả lời: “Thưa cô, xong rồi ạ”. Cô giáo đứng ngắm công trình nhà xinh của trẻ một lát rồi đi làm việc khác. Trẻ ở góc chơi đó nhìn theo và chờ đợi cô… Nếu là bạn tổ chức giờ chơi đó, bạn xử lý như thế nào ?
Cách giải quyết:
– Cô trò chuyện với trẻ về công trình xây dựng để nắm bắt được ý tưởng chơi của trẻ.
– Cô và trẻ cùng bàn bạc về công trình xây dựng: bố cục, kĩ năng xây dựng của trẻ, cái gì được cô động viên, khuyến khích, cái gì chưa được cô gợi ý cho trẻ rút kinh nghiệm.
– Nếu còn thời gian, cô gợi ý xem trẻ có muốn xây dựng thêm gì cho công trình đẹp hơn, hoặc có nhu cầu chơi xây dựng gì nữa (tùy theo thời gian thực hiện chủ đề để gợi ý) và có chuẩn bị đồ chơi cho trẻ tiếp tục chơi.
Tình huống 8:
Cô giáo thực tập ở lớp mẫu giáo lớn, cô chuẩn bị dạy trẻ bài hát: “Em thêm một tuổi” (Chủ đề tết và mùa xuân), cô giới thiệu tên bài hát, tác giả bài hát và hát cho trẻ nghe. Cô đang hát bỗng 1 bé trai đứng lên nói: “Thôi cô ơi, cô đừng hát nữa, cô hát sai hết cả rồi”, làm cô giáo bối rối, lúng túng và lại càng hát lạc giọng hẳn đi. Là giáo viên cùng nhóm thực tập, bạn sẽ làm thế nào?
Cách giải quyết
– Đến gần cô giáo nói nhỏ để mình dạy thay và nói với trẻ: “Hôm nay cô Nga dạy lớp mình hơi mệt, nên cô Nga bị mất giọng, cô sẽ giúp cô Nga dạy lớp mình bài hát này nhé”.
– Cô khen bé trai đã biết được giai điệu bài hát nhưng lần sau nếu muốn phát biểu các bé giơ tay xin phát biểu không được nói leo nhất là khi cô giáo đang hát và con nói nhỏ vào tai cô thôi vì có khi cô giáo hôm đó bị ốm nhưng vẫn cố gắng để dạy cả lớp mình để không ảnh hưởng tới các bạn khác.
– Góp ý với cô giáo trong nhóm nên chuẩn bị chu đáo trước khi đi dạy trẻ, nếu hát chưa hay nhưng phải hát đúng để đảm bảo chất lượng giờ dạy.
Tình huống 9:
Trong giờ ngủ trưa, có một số bé chưa ngủ được. Bé thì nằm mở mắt thao láo, trằn trọc suốt buổi trưa, bé thì nằm mãi cảm thấy thừa chân, thừa tay cấu véo bạn nằm bên cạnh để bạn khóc ré lên, có bé thì lại khóc ti tỷ đòi về với mẹ… Bạn sẽ xử lí như thế nào để không ảnh hưởng tới các cháu khác?
Cách giải quyết:
– Tạo cho trẻ thói quen ngay từ buổi đầu tiên khi đến giờ ngủ.
– Cô kể chuyện, không kể to, kể nhè nhẹ để trẻ trật tự, im lặng nghe và dễ dàng đi vào giấc ngủ hoặc cô hát ru và quan tâm đến những bé khó ngủ.
– Trường hợp bé không muốn ngủ không nên ép buộc trẻ, nên tách trẻ sang phòng khác cho trẻ chơi trò chơi tĩnh như: xếp hình, vẽ, nặn và đồng thời trao đổi với phụ huynh để đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ số thời gian quy định trong một ngày.
Tình huống 10:
Trong giờ chơi tập có chủ đích (đối tượng trẻ 18 – 24 tháng) với nội dung “Chọn đồ chơi màu đỏ”. Khi cô giáo yêu cầu: “Các con chọn cho cô nơ màu đỏ” thì có một số trẻ chọn nơ màu xanh. Hãy giải thích tình huống trên và nêu cách xử lí của mình.
Có thể do 3 nguyên nhân:
– Trẻ chưa chú ý nghe yêu cầu của cô.
– Trẻ chưa nhận biết được màu đỏ.
– Trẻ thích làm ngược lại yêu cầu của cô.
Cách xử lí:
– Cô đến gần và hỏi trẻ trên tay bé đang cầm nơ màu gì và nhắc lại yêu cầu để trẻ chọn đúng. Hoặc cho trẻ nhắc lại yêu cầu hoặc cầm nơ màu đỏ lên để trẻ so sánh.
– Nếu trẻ không tìm được cô giúp trẻ tìm và cho trẻ nhắc lại cùng cô màu sắc của nơ cô và trẻ vừa tìm được.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Minh Ngọc
- Ngày:
Câu hỏi và đáp án tình huống sư phạm khối Mầm non (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Hướng dẫn tính điểm theo tín chỉ đại học 2024
-
Bài thu hoạch chương trình giáo dục tổng thể tất cả các môn
-
Mẫu phiếu chấm điểm sáng kiến kinh nghiệm 2024 và cách chấm
-
Mẫu nhận xét các môn học tiểu học theo Thông tư 27 năm 2024
-
Nhiệm vụ và quyền hạn giáo viên Tổng phụ trách Đội 2024
-
File luyện viết chữ in hoa cho bé (2 bộ) năm 2024
-
Phân phối chương trình môn Vật lý bậc THPT mới nhất
-
Mẫu biên bản kiểm tra thi chất lượng năm học 2023-2024
-
Mẫu bìa bài thu hoạch chính trị hè 2024
-
Bản thu hoạch và cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lý (cấp Tiểu học) năm 2024
Báo cáo tổng kết xây dựng trường chuẩn quốc gia
Mẫu phiếu đánh giá xét chọn đề tài đạt giải nhất
Tổng hợp những bài viết kỷ yếu hay tuổi học trò
Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục thể chất
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến