Cách viết giấy biên nhận tiền đặt cọc 2024

Tải về

Giấy biên nhận tiền cọc được sử dụng trong trường hợp giữa các bên có thỏa thuận giao nhận tiền và cần ghi chép lại việc giao nhận tiền đó làm căn cứ rõ ràng giữa hai bên, tránh việc xảy ra tranh chấp sau này. Hoatieu.vn xin hướng dẫn các bạn cách viết giấy biên nhận tiền cọc.

1. Cách viết giấy biên nhận tiền đặt cọc

1.1. Thông tin bên bán

- Ghi rõ họ tên (được viết bằng chữ in hoa, có dấu).

- Ghi số chứng minh thư, ngày cấp, nơi cấp.

- Địa chỉ của người bán.

1.2. Thông tin về người mua

- Họ và tên (viết bằng chữ in hoa, có dấu).

- Số chứng minh thư, ghi rõ ngày cấp, nơi cấp.

- Địa chỉ của người mua.

1.3. Thông tin về tài sản mua bán

- Tên tài sản.

- Ghi rõ số lượng cụ thể bằng số và bằng chữ.

- Ghi rõ giá bán bằng số và bằng chữ.

- Tổng giá trị thanh toán bằng số và bằng chữ.

- Ghi số số tiền mà bên mua đã đặt cọc cho bên bán bằng số và bằng chữ.

1.4. Trách nhiệm của các bên tham gia quá trình đặt biên nhận đặt cọc tiền

- Bên bán sẽ có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục để chuyển giao tài sản cho bên mua, ghi rõ thời gian cụ thể để hoàn tất việc chuyển giao tài sản.

- Bên mua sẽ có trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền còn lại cho bên bán, ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ, ghi rõ thời hạn chi trả số tiền còn lại.

1.5. Trách nhiệm xử lý khi xảy ra vi phạm

- Bên bán nếu vi phạm hợp đồng sẽ phải trả lại số tiền cọc cho bên mua đồng thời có những bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Bên mua nếu vi phạm hợp đồng thì bên bán không cần có trách nhiệm trả tiền đặt cọc, đồng thời có quyền yêu cầu bồi thường khấu hao tài sản.

Khi hai bên hoàn thành tất cả những yêu cầu thông tin có trong mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc, hai bên sẽ đọc kỹ lưỡng lại một lần nữa, tránh được những nhầm lẫn, sai sót không đáng có và tiến hành ký vào giấy biên nhận, chính thức pháp lý hóa những thỏa thuận của cả hai bên.

2. Mẫu giấy biên nhận tiền đặt cọc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------***------

GIẤY BIÊN NHẬN

Tên tôi là:………………………............................……….

Giới tính:………………………............................………...

Sinh ngày:………………………............................……….

Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: …......….. Ngày cấp: ... Nơi cấp: ...

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:......................................

Chỗ ở hiện tại:...................................................................

Số điện thoại:………………………............................……

Email:………………………............................………..........

có Bán cho:

Ông (Bà):……………………………..…………....................

Giới tính:………………………............................……….......

Sinh ngày:………………………............................………....

Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: ... Ngày cấp: ..... Nơi cấp: …

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:........................................

Chỗ ở hiện tại:.....................................................................

Số điện thoại:………………………............................………

Email:………………………............................………..........

Số lượng: …………................... (Bằng chữ:…………… )

Tương đương: …………………........................ đồng mệnh giá

Giá bán:………………….......…..... (Bằng chữ: ………......… )

Tổng giá trị thanh toán: ……………….................................…

(Bằng chữ: …………………………………….........……......... )

Ông (Bà):………... đã thanh toán:……… (Bằng chữ:……........) cho Ông (Bà):……….................

Ông (Bà): …có trách nhiệm hoàn tất mọi thủ tục chuyển nhượng cho Ông (Bà)……....số lượng ........... nếu trên chậm nhất vào ngày……

Trong trường hợp Ông (Bà)……….không làm thủ tục chuyển nhượng số ..............như đã thoả thuận sẽ phải hoàn trả lại số tiền là:……

(Bằng chữ: ………) và chịu trách nhiệm bồi thường cho Ông (Bà)…………số tiền…………(Bằng chữ……).

Bên bán đảm bảo số tiền........... trên là hợp pháp, không có tranh chấp, mọi quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh từ……….thuộc về người mua.

Giấy biên nhận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản. Hai bên cam kết mua và bán theo đúng thoả thuận đã nêu trên. Nếu bên nào vi phạm sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

.........., ngày…tháng….năm .....

Bên bánBên mua

3. Giấy biên nhận tiền đặt cọc có phải công chứng?

Thông thường đối với những trường hợp mua bán với số lượng ít, quy mô nhỏ thì người dân thường ký nhận vào giấy biên nhận tiền đặt cọc và dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Đối với những hợp đồng lớn, công ty lớn thì trong một vài trường hợp họ sẽ công chứng giấy biên nhận tiền đặt cọc để phòng ngừa và hạn chế rủi ro sau này.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, giấy biên nhận tiền đặt cọc không bắt buộc phải công chứng, vì giấy tờ khi các bên xác lập đã có giá trị pháp lý.

4. Vi phạm hợp đồng có chịu phạt cọc?

Người vi phạm hợp đồng chỉ chịu phạt cọc khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng. Mức phạt vi phạm sẽ do các bên thỏa thuận và theo quy định của pháp luật về phạt vi phạm và bồi thường hợp đồng. Tại Điều 418 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm

1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

5. Có đòi lại được toàn bộ tiền đặt cọc?

Giao dịch dân sự cụ thể là hợp đồng đặt cọc dựa trên sự thỏa thuận của các bên, nếu trong hợp đồng đặt cọc có thỏa thuận là nếu bên đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng thì bên nhận đặt cọc sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền đặt cọc hay hoàn trả lại một phần thì khi đấy sẽ căn cứ vào thỏa thuận quy định cụ thể trong hợp đồng đặt cọc để thực hiện nghĩa vụ trả lại tiền đặt cọc.

Với trường hợp mà trong hợp đồng không có thỏa thuận về việc trả lại toàn bộ hay hoàn trả một phần số tiền thì theo nguyên tắc không được đòi lại tiền cọc đó. Tuy nhiên, nếu có thể thương lượng, được sự đồng ý của bên bán thì bạn vẫn có thể lấy được một phần hoặc toàn bộ tiền cọc.

Như vậy, trên đây là những phân tích của Hoatieu về vấn đề Cách viết giấy biên nhận tiền đặt cọc. Mời bạn đọc tham khảo chi tiết tại mảng Hỏi đáp pháp luật: 

Đánh giá bài viết
2 2.789
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm