Bộ câu hỏi trắc nghiệm thi công chức cấp xã ngành Tư pháp - Hộ tịch

Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm thi công chức cấp xã ngành Tư pháp - Hộ tịch

hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết bộ câu hỏi trắc nghiệm thi công chức cấp xã ngành Tư pháp - Hộ tịch để bạn đọc cùng tham khảo. Bộ câu hỏi bao gồm các câu hỏi về ngành Tư pháp - Hộ tịch cấp xã. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về bộ câu hỏi trắc nghiệm thi công chức cấp xã ngành Tư pháp - Hộ tịch tại đây.

Câu hỏi trắc nghiệm chuyên ngành lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch

Câu 01:

Kết quả xử lý văn bản trái pháp luật do cấp xã ban hành phải được công bố công khai sau bao nhiêu ngày?

A. Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định xử lý.

B. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định xử lý.

C. Chậm nhất sau 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định xử lý.

Câu 02:

Thứ tự ưu tiên của văn bản được sử dụng để rà soát, hệ thống hóa theo quy định của Nghị định số 16/2013/NĐ-CP?

A. Bản chính; Bản sao y bản chính; Văn bản đăng trên công báo điện tử.

B. Văn bản đăng trên công báo in; Bản gốc; Bản sao y bản chính.

C. Bản chính; Văn bản đăng trên công báo điện tử; Bản sao lục của cơ quan, người có thẩm quyền.

Câu 03:

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài?

A. Sở Tư pháp nơi cư trú của người mẹ.

B. UBND cấp xã nơi cư trú của người cha nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ.

C. UBND cấp xã nơi cha và mẹ trẻ hiện đang cư trú.

Câu 04:

Đối tượng nào sau đây không thuộc diện sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Thông tư về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch?

A. Người nước ngoài có yêu cầu giải quyết các việc về hộ tịch.

B. Bộ Ngoại giao.

C. Bộ Tư pháp.

Câu 05:

Việc ghi thông tin về cha, mẹ trẻ khi đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi, có giấy tờ kèm theo ghi thông tin về cha, mẹ nhưng không tìm được cha, mẹ đẻ sau khi thông báo được thực hiện như thế nào?

A. Chỉ ghi chú trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh.

B. Không ghi thông tin trong Giấy khai sinh nhưng ghi đầy đủ trong Sổ đăng ký khai sinh.

C. Ghi đầy đủ thông tin trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh.

Câu 06:

Hành vi làm sai lệch nội dung của bản chính để chứng thực bản sao bị áp dụng hình thức xử phạt nào sau đây theo quy định của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP?

A. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

C. Cảnh cáo.

Câu 07:

Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân phường có hiệu lực sau bao nhiêu ngày theo quy định của Nghị định số 91/2006/NĐ-CP?

A. Sau 07 ngày kể từ ngày ký ban hành.

B. Sau 05 ngày kể từ ngày thông qua.

C. Sau 03 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.

Câu 08:

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010?

A. Tòa án nhân dân.

B. Sở Tư pháp nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi.

C. UBND cấp xã nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi.

Câu 09:

Đối tượng nào sau đây không có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định của Nghị định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký?

A. Người thừa kế của người được cấp bản chính nếu người đó đã chết.

B. Người đại diện hợp pháp của người được cấp bản chính.

C. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của người được cấp bản chính.

Câu 10:

Văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp xã được thể hiện bằng ngôn ngữ nào theo quy định Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004?

A. Chỉ bằng tiếng Việt.

B. Tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số đối với những xã có trên 50% người dân tộc thiểu số sinh sống.

C. Tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc thiểu số do UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
1 4.882
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi