Bộ câu hỏi phỏng vấn vào MB Bank 2015

Bộ câu hỏi phỏng vấn vào MB Bank 2015

Bộ câu hỏi phỏng vấn vào MB Bank được chia làm 2 phần: câu hỏi chung và câu hỏi riêng cho từng vị trí ứng tuyển. Đáp án là những câu trả lời ấn tượng của các ứng viên đã trúng tuyển vào MB Bank cùng với kinh nghiệm thi tuyển để có kết quả tốt nhất.

Phần câu hỏi chung bao gồm các câu hỏi về cá nhân ứng viên, điểm mạnh điểm yếu, lý do thi tuyển vào ngân hàng Quân đội... Ở phần câu hỏi cho từng vị trí ứng tuyển, bạn đọc có thể tham khảo bộ câu hỏi cho các vị trí như: Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân, chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp, thẩm định, chuyên viên tư vấn sàn, giao dịch viên... Ngoài ra còn có danh sách câu hỏi tình huống và câu hỏi về nghiệp vụ mà bạn không nên bỏ qua.

Một phần rất quan trọng trong Bộ câu hỏi phỏng vấn vào MB Bank 2015 chính là mục gợi ý trả lời các câu hỏi chung và câu hỏi riêng cho từng vị trí ứng tuyển. Đây chỉ là những câu trả lời ở dạng tham khảo nhưng cũng rất hữu ích cho các ứng viên muốn có cơ hội trúng tuyển và làm việc tại ngân hàng MB Bank. Bên cạnh đó, tài liệu cũng đưa ra nhiều gợi ý và lời khuyên để bạn chuẩn bị và sẵn sàng cho kỳ thi tuyển dụng quan trọng này.

BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN

I. Những câu hỏi chung cho tất cả các vị trí

1. Mời bạn giới thiệu về bản thân mình (nên chuẩn bị thêm cả phần giới thiệu bằng tiếng Anh, ngắn gọn hơn phần tiếng Việt).

2. (Với ứng viên có kinh nghiệm) Hỏi về công việc đang làm. Tại sao lại chuyển việc/nghỉ việc?

3. Em hiểu gì về vị trí ứng tuyển?

4. Em có điểm mạnh nào khi ứng tuyển vào vị trí này? (Hoặc: Tại sao em nghĩ mình phù hợp với vị trí này? Em có tố chất gì phù hợp với vị trí này)?

5. Em có hay tìm hiểu về kinh tế vĩ mô và chính sách NHNN không? Em thấy kinh doanh ngân hàng hiện nay khó khăn như thế nào? (Câu này hay hỏi với CV QHKH Cá nhân & SME).

6. Tại sao em chọn MB?

7. Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?

8. Nếu anh/chị không offer em vị trí em ứng tuyển mà chuyển em sang vị trí khác em có nhận không?

9. (Với sinh viên năm cuối) Hỏi về các công việc làm thêm, hoạt động ngoại khóa, xã hội, hỏi về kết quả học, về khóa luận/báo cáo thực tập & về môn học yêu thích trong 4 năm học đại học.

10. Ngoài ứng tuyển ở MB bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào khác không?

11. Nếu bạn trúng tuyển ở cả MB và một/một số ngân hàng khác, bạn sẽ chọn ngân hàng nào?

Ngoài ra các anh chị sẽ dựa vào CV của các bạn để hỏi thêm. Như cấp 3 học gì? tham gia hoạt động ngoại khóa gì? tình nguyện gì? làm thêm gì? thích chơi thể thao không?...

CÓ THỂ CÓ THÊM NHỮNG CÂU HỎI "THÚ VỊ" NHƯ:

1. Em có bạn trai/bạn gái (người yêu) chưa?

2. Em có nhiều bạn trai hay bạn gái hơn?

3. Em thích chơi với bạn trai hay bạn gái hơn?

II. Những câu hỏi phỏng vấn vị trí CV QHKH Cá nhân

1. Hãy kể tên các sản phẩm của Ngân hàng Quân đội dành cho KHCN?

2. Nếu em được điều về địa phương làm thì em có làm không?

3. Chính sách của NHNN trong thời gian tới.

4. Nếu bị áp chỉ tiêu huy động 2 (hoặc 3 hoặc 5) tỷ một tháng thì làm thế nào nếu không dùng đến mối quan hệ của người thân?

5. Nếu giao chỉ tiêu em tháng đàu tiên thử việc 2 tỷ/tháng huy động, em làm thế nào?

6. Nêu 3 tiêu chí mà MB hơn những Ngân hàng khác

7. (Với ứng viên nữ) Làm KHCN rất vất vả, em là nữ, em có làm được không?

8. Tại sao em học kế toán, em lại làm KHCN?

III. Những câu hỏi phỏng vấn vị trí CV QHKH Doanh nghiệp (SME)

1. Hãy kể tên các sản phẩm của Ngân hàng Quân đội dành cho KHDN?

2. Cho em huy động 20 tỷ trong vài tháng, em lập kế hoạch huy động ra sao?

3. Người PV sẽ đóng vai chủ 1 DN đang sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khác, mình là nhân viên ngân hàng phải làm sao để lôi kéo họ về ngân hàng mình.

4. Các điều khoản UCP 600, các Clean document? (bạn nào học chuyên ngành TTQT sẽ được hỏi & hỏi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh).

5. Nếu bây giờ em đc vào làm thì em sẽ tìm kiếm khách hàng ra sao?

6. Có thể hỏi về kinh tế vi mô và vĩ mô, yêu cầu phân tích và giải thích các vấn đề về lạm phát, tăng trưởng kinh tế.

7. Có thể hỏi về tài sản đảm bảo, về luật,...

IV. Những câu hỏi phỏng vấn vị trí Thẩm định

Ngoài một số câu hỏi trong phần câu hỏi chung, vị trí này hay hỏi về nghiệp vụ, ví dụ hỏi về vốn lưu động ròng, phải bình luận chứ không chỉ nêu công thức. Vì thế, các bạn phải hiểu bản chất của từng chỉ số tài chính.

Ứng viên ứng tuyển TDI thường là ứng viên có kinh nghiệm, nên sẽ bị hỏi thêm về công việc cũ/hiện tại & tại sao lại nghỉ việc/muốn chuyển việc.

V. Những câu hỏi phỏng vấn những vị trí khác

1. Vị trí CV Tư vấn sàn

  • Em biết gì về vị trí TVS?
  • Công việc của vị trí này là gì?
  • Nếu được nhận em sẽ triển khai công việc như thế nào?
  • MB đang có những sản phẩm gì, theo em sản phẩm nào khó triển khai nhất?

2. Vị trí Giao dịch viên

  • Giao dịch viên cần có những kỹ năng gì? Kỹ năng nào là quan trọng nhất?
  • Khách hàng đang sử dụng một thẻ ATM của NH A, bạn làm thế nào để thuyết phục khách hàng mở thêm thẻ ATM của ngân hàng mình?
  • Ngoài ứng tuyển ở MB bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào khác không?
  • Một số câu hỏi tình huống:
  • Có ba người cùng đến rút tiền gấp, đó là: 1 người già, một phụ nữ mang bầu, một người tàn tật. Bạn sẽ xử lý theo thứ tự thế nào?

Tương tự: Thay một trong 3 người trên bởi 1 người khách VIP, bạn sẽ xử lý như thế nào?

  • Khách hàng gọi điện đến Ngân hàng mắng về lỗi mà GDV nhầm lẫn gây ra, bạn không hề biết về lỗi của Giao dịch viên. Bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
  • Có một khách hàng VIP đến ngân hàng rút toàn bộ số tiền gửi để sang ngân hàng khác gửi với mức lãi suất cao hơn, em sẽ làm thế nào để giữ khách hàng đó lại?

Một số câu hỏi về nghiệp vụ (tham khảo thêm):

  • Có bao nhiêu loại tài khoản ngân hàng mà em biết?
  • Sự khác biệt giữa doanh thu và thu nhập?
  • Vì sao một đồng tiền hôm nay lại có giá hơn một đồng ngày mai?
  • Bạn có biết gì về "tiền nhựa" không?
Đánh giá bài viết
1 5.859
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo