Mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm

Tải về

Mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm

Mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm là văn bản ghi lại quá trình diễn biến của phiên tòa xét xử sơ thẩm từ khi khai mạc đến khi kết thúc phiên tòa gồm các giai đoạn: giai đoạn khai mạc phiên tòa, thủ tục hỏi, thủ tục tranh luận, giai đoạn nghị án... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm tại đây.

Mẫu lệnh bắt và tạm giam của tòa án

Biên bản thanh lý hợp đồng

Mẫu hợp đồng kinh tế và biên bản thanh lý hợp đồng

Mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm

Mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm

Nội dung cơ bản của mẫu biên bản phiên tòa sơ thẩm như sau:

TÒA ÁN NHÂN DÂN .......(1)
------------------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

BIÊN BẢN
PHIÊN TÒA SƠ THẨM

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2006/nq-hđtp
ngày 12 tháng 5 năm 2006 của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao)

Vào hồi ... giờ ..... phút, ngày ... tháng ... năm ...………

Tại:(2) ...........

Tòa án nhân dân .............................................................................…………............

Mở phiên tòa để xét xử sơ thẩm vụ án dân sự Thụ lý số …/.../TLST-…. ngày ….. tháng ….. năm ….. về việc (3)………………

vụ án được xét xử (4)………………………….……………………………………................

I. NHỮNG NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG:

1. Nguyên đơn:(5)

…………………………………………………….....………………………………..................

Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn:(6)

…………………………………………………….....………………………………...................

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn:(7) ……………..……………….

2. Bị đơn:(8)

………….....………………………………… Người đại diện hợp pháp của bị đơn:(9)

……………………….....………………………………… Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn:(10)

…………………………………………………….....…………………………………................

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(11)

…………………………………………………….....………………………………...................

Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(12)

……………………….…………………………………………………………………................

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(13)

…………………………………………………….....…………………………………................

4. Người làm chứng:(14)

…………………………………………………….....…………………………………................

5. Người phiên dịch:(15)

…………………………………………………….....…………………………………................

6.Người giám định:(16)

…………………………………………………….....…………………………………................

II. NHỮNG NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG:

Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà) ………………………………………….................

Thẩm phán (nếu có): Ông (Bà) ……………..……………………………………….................

Các Hội thẩm nhân dân:(17)

1. Ông (Bà): ……………………………………………………………………….......................

2. Ông (Bà): ……………………………………………………………………….......................

3. Ông (Bà): ……………………………………………………………………….......................

Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: Ông (Bà) ………………………………….................

Cán bộ Tòa án:(18) …………………………………………………………………….................

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân:(19) …………….…............. tham gia phiên tòa (nếu có).

Ông (Bà) ……………………………………….……………………… Kiểm sát viên.

III. PHẦN THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA:

- Chủ tọa phiên tòa tuyên bố khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

- Thư ký Tòa án báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý do vắng mặt.(20)

- Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và kiểm tra căn cước của đương sự; giải thích quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa; yêu cầu người phiên dịch, người giám định phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ và yêu cầu người làm chứng phải cam đoan không khai báo gian dối.

- Chủ tọa phiên tòa giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.

- Chủ tọa phiên tòa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên (nếu có), Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch hay không.(21)

- Chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia tố tụng và Kiểm sát viên (nếu có) xem có ai cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ mới tại phiên tòa hay không.

IV. PHẦN THỦ TỤC HỎI TẠI PHIÊN TÒA:(22)
……………………………………………………....………………......................................

…………………………….....…………………………………...........................................

V. PHẦN TRANH LUẬN TẠI PHIÊN TÒA:(23)

…………………………………………………….....……………………………………............

…………………………………………………….....……………………………………............

Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án(24).

Những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng:(25)

…………………………………………………….............................................................

……………………………………… Phiên tòa kết thúc vào hồi ....... giờ ....... phút, ngày ....... tháng ....... năm.........

Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa
(Chữ ký)
Họ và tên
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa
(Chữ ký)
Họ và tên

Hướng dẫn sử dụng:

Mẫu biên bản phiên tòa dân sự sơ thẩm kèm theo bản hướng dẫn này được soạn thảo theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005. Mẫu này được sử dụng cho tất cả các Tòa án khi xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. Sau đây là những hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng mẫu biên bản phiên tòa dân sự sơ thẩm kèm theo:

(1) Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thì ghi Tòa án nhân dân quận (huyện, thị xã, thành phố) thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện M, tỉnh T); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố H).

(2) Ghi địa điểm nơi tiến hành phiên tòa (ví dụ: Tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh N; hoặc: Tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện S, thành phố H).

(3) Ghi theo hướng dẫn việc ghi “trích yếu” vụ án tại Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (ví dụ: “Về tranh chấp về xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải”).

(4) Ghi vụ án được xét xử công khai hay xử kín.

(5) Nếu nguyên đơn là cá nhân, thì ghi họ tên và địa chỉ của cá nhân đó. Nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn khởi kiện). Nếu có mặt tại phiên tòa, thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên tòa, thì ghi “vắng mặt”.

(6) Ghi họ tên và địa chỉ của người đại diện hợp pháp của nguyên đơn. Nếu có mặt tại phiên tòa, thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên tòa, thì ghi “vắng mặt”.

(7) Ghi họ tên và địa chỉ của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn; nếu là luật sư, thì ghi luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào (ví dụ: Ông Trần B, Luật sư Văn phòng luật sư Vạn Xuân thuộc Đoàn luật sư tỉnh H); nếu không phải là luật sư thì ghi nghề nghiệp, nơi công tác của người đó. Nếu có nhiều nguyên đơn, thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn nào. Nếu có mặt tại phiên toà, thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên tòa, thì ghi “vắng mặt”.

(8) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (5).

(9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (6).

(10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (7).

(11) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (8).

(12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (9).

(13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (10).

(14) Ghi họ tên và địa chỉ của người làm chứng. Nếu có mặt tại phiên tòa, thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên tòa, thì ghi “vắng mặt”.

(15) Ghi họ tên và địa chỉ nơi làm việc của người phiên dịch. Nếu không có nơi làm việc, thì ghi địa chỉ cư trú. Nếu có mặt tại phiên tòa, thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên tòa, thì ghi “vắng mặt”.

(16) Ghi họ tên và địa chỉ nơi làm việc của người giám định. Nếu không có nơi làm việc, thì ghi địa chỉ cư trú. Nếu có mặt tại phiên tòa, thì ghi “có mặt” và nếu vắng mặt tại phiên tòa, thì ghi “vắng mặt”.

(17) Ghi lần lượt họ tên, nơi công tác của các Hội thẩm nhân dân.

(18) Ghi họ tên của Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa và tên của Tòa án, nơi Thư ký Tòa án công tác như hướng dẫn tại điểm (1).

(19) Nếu có Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, thì ghi như hướng dẫn tại điểm (1) song đổi các chữ “Tòa án nhân dân” thành “Viện kiểm sát nhân dân” và ghi họ tên của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa (nếu có).

(20) Cần ghi rõ trường hợp khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa (mà không thuộc trường hợp phải hoãn phiên tòa), thì Chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có người đề nghị, thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận, nếu không chấp nhận, thì nêu rõ lý do và ghi quyết định của Hội đồng xét xử.

(21) Nếu những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng có đề nghị hoặc yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, thì ghi đề nghị hoặc yêu cầu của họ và ghi quyết định của Hội đồng xét xử.

(22) Bắt đầu của phần này ghi: “Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự” sau đó ghi việc hỏi tại phiên tòa.

(23) Ghi tóm tắt các ý kiến phát biểu và đối đáp, ghi ý kiến của Viện kiểm sát (nếu có).

(24) Nếu sau khi nghị án, Hội đồng xét xử tuyên án, thì tiếp đó ghi: “Hội đồng xét xử tuyên án theo bản án gốc đã được Hội đồng xét xử thông qua tại phòng nghị án” (không phải ghi phần quyết định của bản án). Nếu Hội đồng xét xử có quyết định khác, thì ghi quyết định của Hội đồng xét xử (ví dụ: Quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận).

(25) Ghi theo hướng dẫn tại tiểu mục 4.2 mục 4 Phần III của Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS.

Cần chú ý: Nếu phiên tòa diễn ra trong nhiều ngày, thì khi kết thúc mỗi ngày cần ghi: “Hội đồng xét xử tạm nghỉ” và khi tiếp tục phiên tòa cần ghi: “Ngày ... tháng ... năm ... Hội đồng xét xử tiếp tục phiên tòa”.

Đánh giá bài viết
2 10.671
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm