Báo cáo sơ kết hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ 6 tháng đầu năm 2024

Tải về

Báo cáo sơ kết hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ 6 tháng đầu năm 2024 được HoaTieu.vn sưu tầm và đăng tải trong bài viết này, là mẫu báo cáo của các đơn vị trường học. Mời các bạn tham khảo.

Mẫu Báo cáo vì sự tiến bộ phụ nữ đầu năm là văn bản được lập ra để báo cáo kết quả hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, những khó khăn vướng mắc cùng giải pháp khắc phục. Mời các bạn tải về file .doc/pdf Báo cáo vì sự tiến bộ phụ nữ 6 tháng đầu năm 2024 mới nhất hiện nay trên trang HoaTieu.vn.

1. Báo cáo vì sự tiến bộ phụ nữ 6 tháng đầu năm 2024 số 1

Báo cáo vì sự tiến bộ phụ nữ 6 tháng đầu năm
Báo cáo vì sự tiến bộ phụ nữ 6 tháng đầu năm

Nội dung chi tiết mẫu Kết quả 6 tháng đầu năm thực hiện hoạt động Vì sự tiến bộ phụ nữ và công tác bình đẳng giới ở trường học.

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ........

TRƯỜNG THPT .................

Số: .../BC-...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

................, ngày ...tháng ...năm 20...

 BÁO CÁO

Kết quả 6 tháng đầu năm thực hiện hoạt động Vì sự tiến bộ phụ nữ và công tác bình đẳng giới trường THPT ................. năm 20...

Thực hiện công văn số .../SGDĐT-GDMNTH ngày .../.../20... của Sở Giáo dục và Đào tạo ............. về hướng dẫn triển khai công tác vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới năm 20....

Căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động của đơn vị, trường THPT ................. báo cáo nội dung kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm như sau:

I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VSTBPN VÀ CÔNG TÁC BÌNH ĐẲNG GIỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 20...

1. Tình hình chung

1.1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng bộ, Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho Ban vì sự tiến bộ phụ nữ của trường hoạt động.

- Đời sống của nữ cán bộ công chức ổn định, tập trung cho công tác chuyênmôn, tự học để nâng cao công tác chuyên môn, chính trị và quản lý. Có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tham gia tốt các phong trào do ngành tổ chức, tham gia công tác quản lý giáo dục các trường ngày càng nhiều và hiệu quả hơn.

- Có sự phối hợp chặt chẽ với Ban vì sự tiến bộ phụ nữ ngành trong triển khai thực hiện kế hoạch và các hoạt động.

- Nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức được vị trí, vai trò người phụ nữngành giáo dục thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua, các hoạt động của Ban nữ công.

- Học sinh nữ có tinh thần thái độ học tập tốt đa số chăm, ngoan. Có chất lượng khá tốt. Tham gia tích cực các phong trào hoạt động của nhà trường.

1.2. Khó khăn

- Ủy viên Ban nữ công bị chi phối bởi công tác chuyên môn, vì vậy hoạt động nữ công ở cơ sở không được thường xuyên, chưa đi vào chiều sâu.

- Sự biến động kinh tế trong thời gian qua ít nhiều ảnh hưởng đến tâm tư củanữ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Còn một bộ phận cán bộ giáo viên nữ còn nặng về kinh tế gia đình, lớn tuổihạn chế trong đổi mới phương pháp và tiếp cận công nghệ thông

3. Số liệu

- Tổng số CB- GV-NV: ..., trong đó nữ: ..., chiếm ...%. Tổng số cán bộ quản lý: ... (.../... chiếm ...%)

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VSTBPN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 20...

1. Công tác tuyên truyền

- Việc tổ chức tuyên truyền, học tập quán triệt các chỉ thị, nghị quyết củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của ngành được các cấp công đoàn nghiêm chỉnh thực hiện. Các bộ luật: Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Giao thông và các chính sách về dân số, kế hoạch hoá gia đình.

- Vận động 100% chị em hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tuyên truyền các chuyên đề: “Luật bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình", “An toàn giao thông” , Luật thi đua khen thưởng, chuẩn mực về gia đình hạnh phúc, bình đẳng ấm no, tham gia tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, các tệ nạn xã hội…

- Vận động tuyên truyền cán bộ giáo viên nữ tham gia tự học để nâng cao trình độ và tham gia các phong trào do ngành và địa phương tổ chức.

2. Kết quả thực hiện

2.1. Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.

- Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên và giới thiệu Đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng kết nạp. Trong thời gian này có 1 công đoàn viên ưu tú được giới thiệu cho Đảng.

- Phong trào“ Giỏi việc trường, đảm việc nhà” được cán bộ, đoàn viên nữtích cực hưởng ứng đăng kí.

- Tỉ lệ nữ trong đơn vị chiếm tỉ lệ cao, 100% được bố trí làm việc đúng quyđịnh, trong lĩnh vực chuyên môn và hành chính, thực hiện tốt các chính sách dành riêng cho phụ nữ như chế độ thai sản, hậu sản, con dưới 12 tháng tuổi,…

- Trường có hình thức góp vốn xoay vòng tương trợ giúp chị em vượt qua khó khăn, xác nhận vay ngân hàng và các chương trình xã hội khác. Các chế độ về ốm đau, thai sản, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc tiếp tục được cải thiện.

- Tổ chức thăm hỗ trợ các chị ốm đau, thai sản.

- Kỷ cương giáo dục được thực hiện có hiệu quả, hưởng ứng tích cực cuộc vận động "Hai không", mở rộng, tuyên truyền để phụ huynh hiểu rõ và hưởng ứng kết hợp chăm sóc giáo dục nâng cao chất lượng hai mặt của học Các giáo viên không ngừng học tập nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của ngành cũng như xã hội.

2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, nhằm từng bước đảm bảo sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

- Nhà trường đã tạo những điều kiện tốt nhất có thể để chị em phụ nữ đi học nâng cao trình độ mọi mặt, đảm bảo quyền bình đẳng trong giáo dục đào tạo, nữ cán bộ, giáo viên có trình độ trên chuẩn chiếm ...%, hiện nay có ... chị em đang theo học thạc sĩ.

- Có 100% CBGV nữ được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyênvà học tập Nghị quyết. Ngoài ra còn tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, tin học…phục vụ cho công tác giảng dạy và quản lý.

- Bên cạnh đó, phụ nữ tham gia ngày càng chủ động, tích cực vào các hoạt động khoa học - công nghệ. Cụ thể như: tham gia viết SKKN: ...; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: ...; đạt chiến sĩ thi đua cơ sở: ...; tham gia các hoạt động thực tiễn đem lại lợi ích kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực.

* Bảo đảm bình đẳng

- CĐGD luôn chú trọng quan tâm thực hiện các chế độ chính sách đối vớiphụ nữ đặc biệt là những chính sách về chăm sóc sức khoẻ cho chị em:

- Triển khai các Luật như Luật hôn nhân và gia đình, Luật bảo hiểm, Luật lao động. Tổ chức cho cán bộ công nhân viên chức, chị em phụ nữ học tập và hiểu biết về những chế độ chính sách có liên quan đến người lao động đến lao động nữ.

- Có 100% CBGV nữ trong ngành giáo dục được tham gia bảo hiểm y tế vàhưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo quy định.

Vận động phụ nữ tích cực hoạt động TDTT, khuyến khích, tạo điều kiệncho nữ CBGV luyện thể dục thường xuyên rèn luyện sức khoẻ chị em đảm bảo ngày công lao động, lao động có hiệu quả cao và tham gia các giải thể thao ngành, địa phương

- Tuyên truyền vận động nữ CBGV không sinh con thứ ba, quán triệt công tác Dân số KHHGĐ. Truyền thông và giải quyết các vụ bạo lực gia đình, tổ chức phối hợp truyền thông: phòng chống bạo lực gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ được tham gia các hoạt động xã hội ở địa phương, các tổ chức đoàn thể góp phần thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư ".

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Mặt mạnh.

- Công tác vì sự tiến bộ phụ nữ trong trường được lãnh đạo quan tâm, vai trò phụ nữ được phát huy, tạo điều kiện tốt để chị em tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, CBQL. Điều kiện vật chất tinh thần được cải thiện, chăm sóc sức khỏe tốt hơn, đã góp phần cùng ngành giáo dục ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Tồn tại.

- Ban VSTBPN trường chưa cónhiều nội dung tham mưu cho lãnh đạo trường về công tác nữ. Hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với yêu cầu đối với công tác phụ nữ trong thời kỳ CNH-HĐH.

- Ban VSTBPN ở đơn vị còn lúng túng trong việc tổ chức hoạt động, còn nhầm lẫn với hoạt động của nữ công của Công đoàn cơ sở nên chưa cố gắng lồng ghép các chủ trương, các mục tiêu, chỉ tiêu hoạt động VSTBPN vào kế hoạch công tác của cấp ủy, cơ quan và các tổ chức đoàn thể của đơn vị.

3. Nhiệm vụ và giải pháp.

- Tăng cường làm tốt công tác chính trị tư tưởng. Trọng tâm là tiếp tục quántriệt và thực hiện Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước

- Ban VSTBPN trường cần phát huy vai trò cá nhân và tập thể để thực hiệnlồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu VSTBPN vào các chương trình, kế hoạch công tác của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể ngay từ đầu năm học 20...-

- Tập trung thực hiện các chỉ tiêu khó, cần phấn đấu theo tinh thần phươnghướng nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 20...-20... của công tác Bình đẳng giới và công tác VSTBPN ngành Giáo dục và Đào tạo ..............

4. Đề xuất, kiến nghị.

- Đề nghị Ban VSTBPN cấp trên tổ chức huấn luyện về kỹ năng hoạt động cho các thành viên Ban VSTBPN cấp trường.

- Ban VSTBPN cấp trên thực hiện xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn kỹ năng hoạt động cho cơ sở.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG 6 THÁNG CUỐI NĂM 20...

- Tiếp tục triển khai Luật Bình đẳng giới và luật phòng chống bạo lực gia đình cho cán bộ, giáo viên ngành.

- Tổ chức học tập chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

- Vận động thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục. Tuyên truyền vận động giáo viên nữ tham gia học tập để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

- Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với giáo viên theo quy định.

- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên nữ tham gia học tập nâng cao trình độ và tiếp cận công nghệ thông tin và các hoạt động của ngành tổ chức.

- Phối hợp với công đoàn vận động tham gia quỹ tình nghĩa trong ngành và các hoạt động công tác nữ công trong nhà trường.

Trên đây là Báo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 20... thực hiện hoạt động Vì sự tiến bộ phụ nữ và công tác bình đẳng giới của trường THPT ................../.

Nơi nhận:

- Sở GD-ĐT (b/c);

- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

.......................

2. Báo cáo Sơ kết công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ 6 tháng đầu năm số 2

Báo cáo kết quả hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 6 tháng đầu năm
Báo cáo kết quả hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 6 tháng đầu năm

Nội dung chi tiết mẫu báo cáo sơ kết công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ 6 tháng đầu năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

UBND HUYỆN .............

TRƯỜNG TIỂU HỌC .............

Số: .../BC-.............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............., ngày ... tháng ... năm 20...

BÁO CÁO

kết công tác bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ 6 tháng đầu năm 2024

Căn cứ Công văn số …./PGDĐT-MN ngày tháng năm 20 của Phòng Giáo dục và Đào tạo .................. về việc triển khai công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2024.

Trường Tiểu học ............. báo cáo sơ kết công tác bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ 6 tháng đầu năm 2024 như sau:

I. Tình hình chung

Hiện nay trường có tổng số … cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó: Ban giám hiệu: .. người; giáo viên trực tiếp đứng lớp: … đồng chí, trong đó có … đồng chí nữ; Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn có ý thức tự giác thực hiện nội quy, nề nếp, quy chế dân chủ của đơn vị.

Trường có các tổ chức, đoàn thể như: chi bộ đảng (… đảng viên), chi đoàn (… đoàn viên), công đoàn (… CĐV). Các tổ chức, đoàn thể luôn được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động có hiệu quả.

II. Nội dung triển khai, thực hiện.

1. Triển khai chủ trương, chính sách, pháp luật, chương trình liên quantới công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ bình đẳng giới

Theo đó, các hoạt động của Ban đã có sự chuyển hướng kết hợp giữa hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Công tác tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức về giới trong nhà trường tiếp tục được quan tâm.

2. Tổ chức hoạt động thưòng xuyên của Ban Bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ

2.1. Công tác tổ chức:

- Đầu năm 2024, nhà trường đã xây dựng Kế hoạch Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Kiện toàn Ban chỉ đạo gồm … thành viên.

- BanVSTBPN duy trì việc tổ chức các cuộc họp định kỳ; chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo lên cấp trên.

- Hạn chế: Việc cấp kinh phí cho hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ còn quá ít.

2.2. Hoạt động thường xuyên của Ban:

- Ban Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ thường xuyên tuyên truyền vềbình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ với nhiều hình thức phong phú như triển khai qua các buổi họp, các buổi hoạt động ngoại khoá...

- Các buổi tuyên truyền luôn có đủ lãnh đạo, thành viên Ban vì sự tiến bộ củaphụ nữ, cán bộ, công chức, viên chức nam và nữ tham

- Qua các buổi tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức về giới trong toànthể CB-GV-NV và học sinh.

- Ban Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ thường xuyên kiểm tra hoạtđộng vì sự tiến bộ của phụ nữ để kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc trong triển khai công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ tại đơn vị.

3. Công tác phối hợp:

- Ban Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ đã chủ động tham mưu nhàtrường xây dựng kế hoạch bình đẳng giới, VSTBPN; tham mưu các báo cáo tổng kết công tác - Ban Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Ban Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ đã quan tâm phối hợp với các đoàn thể tổ chức các hoạt động chăm lo cho cán bộ nữ nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 như: Họp mặt, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, chăm sóc sức khỏe, tham quan, dã ngoại...;

4. Công tác cán bộ nữ

4.1. Công tác tham mưu, đề xuất xây dựng và thực hiện các chính sách nhằmtăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo.

- Ban Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ đã tích cực tham mưu nhàtrường trong việc bố trí cán bộ nữ vào các chức danh tổ trưởng, tổ phó (07 đ/c; Ban chấp hành công đoàn (02 đ/c).

4.2. Kết quả thực hiện công tác cán bộ nữ

- Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn: …/… là nữ

- BCH Công đoàn: …/… là nữ

4.3 Công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ trẻ em gái.

- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch Tháng hành động về Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực học đường, gia đình.

- Đã tuyên truyền, tập huấn công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực đốivới phụ nữ và trẻ em gái gắn với triển khai Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm

- Công tác tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ được chú trọng. Luôn chú trọng đặt ra các điều kiện, chỉ tiêu chăm lo tạo nguồn về phát triển vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Tạo điều kiện cho cả nam và nữ phát huy quyền làm chủ và bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và trong gia đình, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

- Nhận thức, tư tưởng của CB-GV-NV được nâng cao, đặc biệt là nhận thức về Luật Bình đẳng giới (BĐG); sự quan tâm, chia sẻ và cách ứng xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mỗi gia đình, tại cộng đồng và trong đơn vị đã có những bước chuyển biến rõ rệt; vị thế của phụ nữ trong xã hội ngày càng được nâng cao... Nâng cao chất lượng cuộc sống, phát huy nguồn nhân lực nữ, nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức, tạo việc làm, ưu tiên chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ. Đại bộ phận nữ công nhân viên chức đã thể hiện được năng lực, vai trò và trách nhiệm đối với công việc được giao; trong đó có nhiều phụ nữ tự phấn đấu vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.

- Trong gia đình tình trạng bạo hành có giảm, tư tưởng trọng nam khinh nữ từng bước được đẩy lùi.

5. Các vấn đề nổi cộm có tác động, ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

- Trong bối cảnh hội nhập quốc tế của đất nước đã xuất hiện nhiều thách thức mới, nhiều vấn đề xã hội mới liên quan đến phụ nữ, bao gồm: tình trạng bạo lực giới/bạo lực gia đình đối với phụ nữ; mất cân bằng giới tính khi sinh; tình trạng xâm hại trẻ em và việc thiếu kiến thức, kỹ năng của các bậc cha mẹ trong gia đình; sự suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận người dân; ý thức chấp hành pháp luật cũng như một số vấn đề xã hội khác... đã và đang tạo ra nhiều hệ lụy và tác động tiêu cực đến phụ nữ và trẻ em gái.

III. Đánh giá chung.

1. Ưu điểm.

Nhận thức, tư tưởng của CB-GV-NV được nâng cao, đặc biệt là nhận thức về Luật Bình đẳng giới (BĐG); sự quan tâm, chia sẻ và cách ứng xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mỗi gia đình, tại cộng đồng và trong đơn vị đã có những bước chuyển biến rõ rệt; vị thế của phụ nữ trong xã hội ngày càng được nâng cao... Nâng cao chất lượng cuộc sống, phát huy nguồn nhân lực nữ, nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức, tạo việc làm, ưu tiên chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ. Đại bộ phận nữ công nhân viên chức đã thể hiện được năng lực, vai trò và trách nhiệm đối với công việc được giao; trong đó có nhiều phụ nữ tự phấn đấu vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.

2. Những khó khăn, hạn chế nguyên nhân.

-  Hoạt động của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới ở nhiều cơ sở cònlúng túng, hiệu quả chưa cao vì cán bộ phụ trách công tác đều kiêm nhiệm, không có nhiều thời gian đầu tư, nghiên cứu. Việc lồng ghép yếu tố giới vào công tác chuyên môn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong quá trình xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động của địa phương, đơn vị. Từ đó, việc thống kê số liệu nữ tham gia các hoạt động chưa được đầy đủ, ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả thực hiện.

- Biểu hiện định kiến về giới vẫn còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ giáo viên; một bộ phận phụ nữ còn tự ti, an phận, khả năng phấn đấu hạn chế. Các cơ sở pháp lý để củng cố về tổ chức, nhân sự thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ tại cơ sở chưa hoàn thiện và khó áp dụng với tình hình thực tế hiện nay.

- Nguồn kinh phí cho hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới còn hạn chế.

IV. Phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024

- Tiếp tục thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới.

- Tiếp tục thi hành có hiệu quả Luật bình đẳng giới và các văn bản hướngd n thực hiện Luật; Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021- 2030, Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030, Kế hoạch số …/KH- UBND ngày …/…/20… của UBND huyện ............. thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, đề án liên quan gắn với tình hình, đặc điểm cụ thể của đơn vị. Kế hoạch số …/KH- UBND ngày …/…/20… của Ủy ban nhân dân huyện ............. về việc ban hành Kế hoạch thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện ............. năm

- Tiếp tục phát huy vai trò của phụ nữ; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng củaphụ nữ; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới.

- Xây dựng và ban hành hướng dẫn, tiêu chí về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới: phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; cộng đồng dân cư an toàn và thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái; trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực; mô hình địa chỉ tin cậy.

- Phối hợp với các ban, ngành, triển khai các giải pháp thực hiện các mục tiêu Chiến lược và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn 20...-20...

- Tổ chức “Tháng hành động Vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024

- Tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới cho Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Tiếp tục duy trì và tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về bình đẳng giới.

- Kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện mục tiêu Chiến lược và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới năm 2024

- Tổng hợp báo cáo cáo năm về công tác bình đẳng giới - Vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 20...

V. Kiến nghị, đề xuất

- Tăng cường nâng cao nhận thức đúng đắn và sự cam kết mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị trong thực hiện bình đẳng giới.

- Tăng cường việc giám sát và thực thi các quy định về bình đẳng giới. Tiếp tục, tăng cường năng lực của tổ chức, bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp vừa có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, vừa tâm huyết.

- Tăng cường vai trò chủ động và năng lực tham mưu cho ban nữ công và Ban vì sự tiến bộ phụ nữ trong việc tham mưu lồng ghép giới; chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra công tác bình đẳng giới một cách thường xuyên giúp cho việc nắm bắt tình hình tốt hơn và kịp thời đề xuất các giải pháp giải quyết những vấn đề giới nổi cộm./.

Nơi nhận:

- Phòng GDĐT;

- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

….………..

3. Báo cáo sơ kết hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ 6 tháng đầu năm số 3

BÁO CÁO
Sơ kết hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ 6 tháng đầu năm 20...

I. Tình hình chung của địa phương

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

.......................................................................................................................

Hiện nay trường có tổng số ... cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó Ban giám hiệu: ... người; giáo viên trực tiếp đứng lớp: ... người/... nữ/... DTTS; nhân viên: ... người/... nữ/... DTTS. Số cán bộ, giáo viên, nhân viên là người đồng bào dân tộc thiểu số: ... người. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn có ý thức tự giác thực hiện nội quy, nề nếp, quy chế dân chủ của đơn vị.

Trường có các tổ chức, đoàn thể như: chi bộ đảng (... đảng viên), chi đoàn (... đoàn viên), công đoàn (... CĐV). Các tổ chức, đoàn thể luôn được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động có hiệu quả.

II. Kết quả công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBPN)

1. Triển khai chủ trương, chính sách, pháp luật, chương trình liên quan tới công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới

Trên cơ sở Chiến lược quốc gia vì bình đẳng giới giai đoạn 20...- .........., Ban VSTBPN đã có Kế hoạch Triển khai thực hiện công tác Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ phụ nữ Năm 20... (Số .../KH- LN, ngày ... tháng ... năm 20...).

Theo đó, các hoạt động của Ban đã có sự chuyển hướng kết hợp giữa hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Công tác tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức về giới trong nhà trường tiếp tục được quan tâm.

2. Tổ chức và hoạt động thưòng xuyên của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ

2.1. Công tác tổ chức:

- Đầu năm 20..., Ban VSTBPN đã tham mưu nhà trường kiện toàn lại Ban VSTBPN gồm 11 thành viên (QĐ số .../QĐ- THLN ngày .../.../20...)

- Ban VSTBPN duy trì việc tổ chức các cuộc họp định kỳ; chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo lên cấp trên.

- Hạn chế: Việc cấp kinh phí cho hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ còn quá ít.

2.2. Hoạt động thường xuyên của Ban:

- Ban VSTBPN thường xuyên tuyên truyền về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ với nhiều hình thức phong phú như triển khai qua các buổi họp, các buổi hoạt động ngoại khoá, qua hệ thống phát thanh...

- Các buổi tuyên truyền luôn có đủ lãnh đạo, thành viên Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ, cán bộ, công chức, viên chức nam và nữ tham gia.

- Qua các buổi tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức về giới trong toàn thể CB- GV- NV và học sinh.

- Ban VSTBPN thường xuyên kiểm tra hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ để kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc trong triển khai công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ tại đơn vị.

3. Công tác phối hợp:

Ban VSTBPN đã chủ động tham mưu nhà trường xây dựng kế hoạch bình đẳng giới, VSTBPN; tham mưu các báo cáo tổng kết công tác VSTBPN.

- Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đã quan tâm phối họp với các đoàn thể tổ chức các hoạt động chăm lo cho cán bộ nữ nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 như: Họp mặt, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, chăm sóc sức khỏe, tham quan, dã ngoại...;

4. Công tác cán bộ nữ

4.1. Công tác tham mưu, đề xuất xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo.

- Ban VSTBPN đã tích cực tham mưu nhà trường trong việc bố trí cán bộ nữ vào các chức danh tổ trưởng, tổ phó (4 cô); giới thiệu quy hoạch chức danh hiệu trưởng (1 cô), phó hiệu trưởng (1 cô); Ban chấp hành công đoàn (2 cô).

4.2. Kết quả thực hiện công tác cán bộ nữ

- Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn: 6/4 nữ

- BCH Công đoàn: 3/2 nữ

- Tổ trưởng, tổ phó công đoàn: 6/5 nữ

- BCH Chi đoàn: 3/2 nữ

4.3. Những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, nguyên nhân và giải pháp đối với công tác cán bộ nữ.

Thực tế cho thấy, việc phụ nữ tham gia các cấp lãnh đạo quản lý nhìn chung vẫn còn hạn chế, chưa xứng đáng với tiềm năng của lực lượng phụ nữ, đặc biệt là ở vị trí chủ chốt. Thực trạng này bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó có lý do là còn thiếu sự quan tâm chỉ đạo quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng tạo nguồn chưa tốt, việc kiểm tra đôn đốc bố trí cán bộ nữ tham gia lãnh đạo quản lý của cấp uỷ còn chưa sâu sát. Ngoài ra trong xã hội, trong đó có cán bộ, đảng viên có tư tưởng cầu toàn, cào bằng, định kiến hẹp hòi, gia trưởng, khắt khe, thiếu tin tưởng vào khả năng của phụ nữ vẫn còn nặng nề, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ vươn lên. Trong khi đó, phụ nữ đang chịu nhiều áp lực của gánh nặng gia đình, cho nên hạn chế thời gian và tâm huyết lãnh đạo, bản thân một bộ phận phụ nữ vẫn còn mặc cảm tự ti. Những điều này dẫn đến tình trạng đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị phát triển không bền vững.

5. Công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái

- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch Tháng hành động về Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 20... (số .../KH- THLN ngày .../.../20...).

- Đã tuyên truyền, tập huấn công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái gắn với triển khai Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016- .........., tầm nhìn đến năm 2030.

Công tác tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ được chú trọng. Luôn chú trọng đặt ra các điều kiện, chỉ tiêu chăm lo tạo nguồn về phát triển vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Tạo điều kiện cho cả nam và nữ phát huy quyền làm chủ và bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và trong gia đình, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

Nhận thức, tư tưởng của CB- GV- NV được nâng cao, đặc biệt là nhận thức về Luật Bình đẳng giới (BĐG); sự quan tâm, chia sẻ và cách ứng xử với phụ nữ và trẻ em gái trong mỗi gia đình, tại cộng đồng và trong đơn vị đã có những bước chuyển biến rõ rệt; vị thế của phụ nữ trong xã hội ngày càng được nâng cao... Nâng cao chất lượng cuộc sống, phát huy nguồn nhân lực nữ, nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức, tạo việc làm, ưu tiên chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ. Đại bộ phận nữ công nhân viên chức đã thể hiện được năng lực, vai trò và trách nhiệm đối với công việc được giao; trong đó có nhiều phụ nữ tự phấn đấu vươn lên trong học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.

Trong gia đình tình trạng bạo hành có giảm, tư tưởng trọng nam khinh nữ từng bước được đẩy lùi.

6. Các vấn đề nổi cộm có tác động, ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế của đất nước đã xuất hiện nhiều thách thức mới, nhiều vấn đề xã hội mới liên quan đến phụ nữ, bao gồm: tình trạng bạo lực giới/bạo lực gia đình đối với phụ nữ; mất cân bằng giới tính khi sinh; tình trạng xâm hại trẻ em và việc thiếu kiến thức, kỹ năng của các bậc cha mẹ trong gia đình; sự suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận người dân; ý thức chấp hành pháp luật cũng như một số vấn đề xã hội khác... đã và đang tạo ra nhiều hệ lụy và tác động tiêu cực đến phụ nữ và trẻ em gái.

Mặc dù tỷ lệ nữ giáo viên chiếm tỷ lệ cao trong tổng số giáo viên của trường do quan niệm định kiến về vai trò giới, về năng lực của nữ và cho rằng phụ nữ cần có nhiều thời gian để làm việc nhà nên ít được tham gia các vị trí lãnh đạo.

Sự tách biệt giới tính trong giáo dục diễn ra giữa các vùng và giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số là khá lớn. Tình trạng này cho thấy sự thiếu bền vững trong tỷ lệ chung đi học của nam và nữ ở bậc trung học cơ sở. Tỷ lệ nữ học sinh vào trung học cở sở thấp hơn mặc dù tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn so với nam.

Việc tiếp cận giáo dục của em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng cao còn nhiều khó khăn và trở ngại so với các em trai và nam giới. Tuyệt đại đa số các hiện tượng bỏ học chủ yếu tập trung vào nhóm trẻ em gái và thông thường trong các gia đình nghèo thì các em gái cơ hội đến với trường học thấp hơn nhiều lần so với các em trai. Vì các em phải lao động giúp đỡ gia đình, ít có điều kiện đi học nội trú xa nhà và do tập quán lấy chống sớm.

III. Khó khăn, vướng mắc

- Các quy định về các hình thức xử lý vi phạm về BĐG còn chung chung. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của người phụ nữ.

- Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BĐG chưa nhiều, do đó nhận thức xã hội về giới, BĐG.

- Hoạt động của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới ở nhiều cơ sở còn lúng túng, hiệu quả chưa cao vì cán bộ phụ trách công tác đều kiêm nhiệm, không có nhiều thời gian đầu tư, nghiên cứu. Việc lồng ghép yếu tố giới vào công tác chuyên môn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong quá trình xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động của địa phương, đơn vị. Từ đó, việc thống kê số liệu nữ tham gia các hoạt động chưa được đầy đủ, ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả thực hiện.

- Biểu hiện định kiến về giới vẫn còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ giáo viên; một bộ phận phụ nữ còn tự ti, an phận, khả năng phấn đấu hạn chế. Các cơ sở pháp lý để củng cố về tổ chức, nhân sự thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ tại cơ sở chưa hoàn thiện và khó áp dụng với tình hình thực tế hiện nay.

- Nguồn kinh phí cho hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới còn hạn chế.

VI. Kiến nghị, đề xuất

- Tăng cường nâng cao nhận thức đúng đắn và sự cam kết mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị trong thực hiện BĐG.

- Tăng cường việc giám sát và thực thi các quy định về bình đẳng giới. Tiếp tục, tăng cường năng lực của tổ chức, bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp vừa có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, vừa tâm huyết với công tác bình đẳng giới.

- Tăng cường vai trò chủ động và năng lực tham mưu cho ban nữ công và Ban vì sự tiến bộ phụ nữ trong việc tham mưu lồng ghép giới; chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra công tác bình đẳng giới một cách thường xuyên giúp cho việc nắm bắt tình hình tốt hơn và kịp thời đề xuất các giải pháp giải quyết những vấn đề giới nổi cộm.

- Tăng cường vận động các nguồn lực về bình đẳng giới và tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, thông tin, tài chính nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới./.

V. Phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm ............

- Tiếp tục phát huy vai trò của phụ nữ; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới.

- Xây dựng và ban hành hướng dẫn, tiêu chí về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới: phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; cộng đồng dân cư an toàn và thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái; trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực; mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh ở cộng đồng; cơ sở cung cấp dịch vụ.

- Phối hợp với các ban, ngành, triển khai các giải pháp thực hiện các mục tiêu Chiến lược và Kế hoạch hành động về bình đẳng giới giai đoạn .............

- Tham mưu nhà trường tổ chức “Tháng hành động Vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” năm .............

- Tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới cho Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Tiếp tục duy trì và tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về bình đẳng giới nhằm chuyển đổi hành vi theo những cách sáng tạo và thiết thực nhằm giảm khoảng cách giới trong các lĩnh vự

- Nhân rộng mô hình “Ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới”...

- Kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện mục tiêu Chiến lược và Kế hoạch hành động về bình đẳng giói năm .............

- Tổng hợp báo cáo cáo năm về công tác bình đẳng giới - VSTBPN năm .............

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Giáo dục - Đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
3 30.920
Báo cáo sơ kết hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ 6 tháng đầu năm 2024
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm