Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng

Tải về

Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng

hoatieu.vn mời các bạn tham khảo để cương báo cáo công tác phòng chống tham nhũng theo từng quý và tổng kết cuối năm, đưa ra phương hướng hoạt động trong năm tiếp theo.

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM

I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1. Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị

a) Các hình thức cụ thể đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

b) Việc ban hành văn bản, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của cấp trên trong công tác phòng, chống tham nhũng;

c) Tình hình tổ chức, bộ máy, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện trong công tác phòng, chống tham nhũng; tình hình hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng (nếu có cơ quan, đơn vị chuyên trách).

d) Các kết quả khác đã thực hiện để quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

a) Việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Việc xây dựng, ban hành và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn;

c) Việc cán bộ, công chức, viên chức nộp lại quà tặng;

d) Việc xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức;

đ) Việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng;

e) Việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản và thu nhập;

f) Việc xem xét, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;

g) Việc thực hiện cải cách hành chính;

h) Việc tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

i) Việc đổi mới phương thức thanh toán, trả lương qua tài khoản;

k) Các nội dung khác đã thực hiện nhằm phòng ngừa tham nhũng (nếu có).

3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng

a) Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng qua hoạt động tự kiểm tra nội bộ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị;

b) Kết quả công tác thanh tra và việc phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng qua hoạt động thanh tra;

c) Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc phát hiện, xử lý tham nhũng qua giải quyết khiếu nại, tố cáo;

d) Kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng trong phạm vi theo dõi, quản lý của sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị;

đ) Kết quả rà soát, phát hiện tham nhũng qua các hoạt động khác.

4. Kết quả thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng

a) Việc triển khai các cuộc thanh tra:

- Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra; số đơn vị được thanh tra, kiểm tra trách nhiệm;

- Tổng số cuộc kết thúc thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại đơn vị; đã ban hành kết luận (nếu có).

b) Kết quả thanh tra, kiểm tra:

- Số đơn vị có vi phạm/số đơn vị được thanh tra, kiểm tra;

- Những vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra;

- Kiến nghị: kiểm điểm rút kinh nghiệm, xử lý hành chính, xử lý khác (nếu có); kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước;

- Kết quả thực hiện các kiến nghị.

5. Phát huy vai trò của xã hội, hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng

a) Các nội dung đã thực hiện nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí, ngôn luận và các tổ chức, đoàn thể khác trong phòng, chống tham nhũng;

b) Những kết quả, đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, cơ quan báo chí, ngôn luận, doanh nghiệp và các tổ chức, đoàn thể khác trong phòng, chống tham nhũng;

c) Các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng (nếu có).

6. Kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 và Kế hoạch thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 6/12/2012

a) Công tác chỉ đạo, triển khai, cụ thể hóa, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.

b) Kết quả thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong chiến lược quốc gia và kế hoạch thực thi Công ước và chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 6/12/2012.

c) Kết quả thực hiện các nhiệm vụ cụ thể mà sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đã đề ra trong kế hoạch của mình nhằm thực thi Chiến lược, Công ước và chương trình hành động của Chính phủ.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THAM NHŨNG, CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH

1. Đánh giá tình hình tham nhũng

a) Đánh giá tình hình tham nhũng trong phạm vi quản lý của sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị và nguyên nhân.

b) So sánh tình hình tham nhũng kỳ này với cùng kỳ năm trước.

2. Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng

a) Đánh giá chung về hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

b) So sánh hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng kỳ này với cùng kỳ năm trước.

c) Tự đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng;

d) Đánh giá những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng.

- Nêu cụ thể những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế tại sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng;

- Phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

3. Dự báo tình hình tham nhũng

a) Dự báo tình hình tham nhũng trong thời gian tới (khả năng tăng, giảm về số vụ việc, số đối tượng, tính chất, mức độ vi phạm...).

b) Dự báo những lĩnh vực, nhóm hành vi tham nhũng dễ xảy ra nhiều, cần phải tập trung các giải pháp phòng ngừa và phát hiện, xử lý tham nhũng.

III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ (HOẶC CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM) CỦA CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG KỲ TIẾP THEO

Nêu những định hướng, mục tiêu cơ bản, những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể trong công tác phòng, chống tham nhũng sẽ được tập trung thực hiện trong kỳ báo cáo tiếp theo nhằm đạt được mục tiêu của công tác phòng, chống tham nhũng đã đề ra.

IV. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng (nếu phát hiện có sơ hở, bất cập);

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng (nếu có vướng mắc);

- Đề xuất các giải pháp, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, khắc phục những khó khăn, vướng mắc;

- Các nội dung cụ thể khác cần kiến nghị, đề xuất./

BIỂU MẪU THỐNG KÊ SỐ LIỆU CHỦ YẾU VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

MS

NỘI DUNG

ĐV TÍNH

SỐ LIỆU

CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT

1

Số văn bản ban hành mới để thực hiện Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật PCTN

Văn bản

2

Số văn bản được sửa đổi, bổ sung để thực hiện Luật PCTN và các văn bản hướng dẫn thi hành

Văn bản

TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PCTN

3

Số lượt cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân tham gia các lớp tập huấn, quán triệt pháp luật về PCTN

Lượt người

4

Số lớp tuyên truyền, quán triệt pháp luật về phòng, chống tham nhũng được tổ chức

Lớp

5

Số lượng đầu sách, tài liệu về pháp luật phòng, chống tham nhũng được xuất bản

Tài liệu

THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG

Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị (gọi chung là đơn vị)

6

Số cơ quan, tổ chức, đơn vị được kiểm tra việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch

CQ, TC, ĐV

7

Số cơ quan, tổ chức, đơn vị bị phát hiện có vi phạm quy định về công khai, minh bạch hoạt động

CQ, TC, ĐV

Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn

8

Số văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã được ban hành mới

Văn bản

9

Số văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp

Văn bản

10

Số cuộc kiểm tra việc thực hiện các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn

Cuộc

11

Số vụ vi phạm các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã được phát hiện và xử lý

Vụ

12

Số người bị phát hiện đã vi phạm các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn

Người

13

Số người vi phạm các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã bị xử lý kỷ luật

Người

14

Số người vi phạm các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã bị xử lý hình sự

Người

15

Tổng giá trị các vi phạm về chế độ, định mức, tiêu chuẩn được kiến nghị thu hồi và bồi thường (nếu là ngoại tệ, tài sản thì quy đổi thành tiền)

Triệu đồng

16

Tổng giá trị vi phạm chế độ, định mức, tiêu chuẩn đã được thu hồi và bồi thường

Triệu đồng

17

Số người đã nộp lại quà tặng cho đơn vị

Người

18

Giá trị quà tặng đã được nộp lại (Nếu là ngoại tệ, tài sản thì quy đổi thành tiền)

Triệu đồng

Thực hiện quy tắc ứng xử, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức

19

Số cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức

CQ, TC, ĐV

20

Số cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đã bị xử lý

Người

21

Số cán bộ, công chức, viên chức được chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng

Người

Thực hiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập

22

Số người được xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập

Người

23

Số người bị kết luận kê khai không trung thực

Người

Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng

24

Số người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng

Người

25

Số người đứng đầu đã bị xử lý hình sự do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng

Người

26

Số người đứng đầu bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng

Người

Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán

27

Số cơ quan, tổ chức đã áp dụng ISO trong quản lý hành chính

CQ, TC, ĐV

28

Tỷ lệ cơ quan, tổ chức đã chi trả lương qua tài khoản trên tổng số cơ quan, đơn vị trực thuộc

%

PHÁT HIỆN CÁC VỤ VIỆC THAM NHŨNG

Qua việc tự kiểm tra nội bộ

29

Số vụ tham nhũng đã được phát hiện qua việc tự kiểm tra nội bộ

Vụ

30

Số đối tượng có hành vi tham nhũng được phát hiện qua việc tự kiểm tra nội bộ

Người

Qua hoạt động thanh tra

31

Số vụ tham nhũng được phát hiện qua công tác thanh tra

Vụ

32

Số đối tượng có hành vi tham nhũng bị phát hiện qua công tác thanh tra

Người

Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

33

Số đơn tố cáo về tham nhũng thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức

Đơn

34

Số đơn tố cáo về tham nhũng đã được giải quyết

Đơn

35

Số vụ tham nhũng được phát hiện thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo

Vụ

36

Số đối tượng có hành vi tham nhũng bị phát hiện qua giải quyết khiếu nại, tố cáo

Người

Qua điều tra tội phạm

37

Số vụ án tham nhũng (thuộc phạm vi quản lý) đã được cơ quan chức năng khởi tố

Vụ

38

Số đối tượng tham nhũng (thuộc phạm vi quản lý) đã bị cơ quan chức năng khởi tố

Người

XỬ LÝ CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG

39

Số vụ án tham nhũng đã đưa ra xét xử (địa phương thống kê kết quả xét xử sơ thẩm của tòa án; bộ, ngành thống kê theo kết quả xét xử sơ thẩm đối với các vụ án xảy ra (trong phạm vi quản lý trực tiếp)

Vụ

40

Số đối tượng bị kết án tham nhũng (địa phương thống kê kết quả xét xử sơ thẩm của tòa án; bộ, ngành thống kê theo kết quả xét xử sơ thẩm đối với các vụ án xảy ra trong phạm vi quản lý trực tiếp)

Người

41

Trong đó:

+ Số đối tượng phạm tội tham nhũng ít nghiêm trọng;

Người

42

+ Số đối tượng phạm tội tham nhũng nghiêm trọng;

Người

43

+ Số đối tượng phạm tội tham nhũng rất nghiêm trọng;

Người

44

+ Số đối tượng phạm tội tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng

Người

45

Số vụ việc tham nhũng đã được xử lý hành chính

Vụ

46

Số cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật hành chính về hành vi tham nhũng

Người

47

Số vụ việc tham nhũng đã được phát hiện, đang được xem xét để xử lý (chưa có kết quả xử lý)

Vụ

48

Số đối tượng tham nhũng đã được phát hiện, đang được xem xét để xử lý (chưa có kết quả xử lý)

Người

Tài sản bị tham nhũng, gây thiệt hại do tham nhũng đã phát hiện được

49

+ Bằng tiền (tiền Việt Nam + ngoại tệ, tài sản khác được quy đổi ra tiền Việt Nam)

Triệu đồng

50

+ Đt đai

m2

Tài sản tham nhũng, gây thiệt hại do tham nhũng đã được thu hồi, bồi thường

51

+ Bằng tiền (tiền Việt Nam + ngoại tệ, tài sản khác được quy đổi ra tiền Việt Nam)

Triệu đồng

52

+ Đất đai

m2

Tài sản tham nhũng, gây thiệt hại do tham nhũng không thể thu hồi, khắc phục được

53

+ Bằng tiền (tiền Việt Nam + ngoại tệ, tài sản khác được quy đổi ra tiền Việt Nam)

Triệu đồng

54

+ Đất đai

m2

Bảo vệ người tố cáo, phát hiện tham nhũng

55

Số người tố cáo hành vi tham nhũng đã bị trả thù

Người

56

Số người tố cáo hành vi tham nhũng đã được khen, thưởng, trong đó

Người

+ Tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

+ Tặng Bằng khen của Bộ, ngành, địa phương

+ Tặng Giấy khen

II. DANH SÁCH CÁC VỤ THAM NHŨNG ĐƯỢC PHÁT HIỆN TRONG KỲ

TT

Tên vụ

Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị xảy ra sự việc

Cơ quan thụ lý, giải quyết vụ việc

Tóm tắt nội dung vụ việc

1

2

...

…, ngày tháng năm

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu)

Lưu ý:

- Không thống kê số liệu vào những mục nội dung mà cột mã số (MS) và cột đơn vị tính trong biểu mẫu để trống.

- Lưu ý khi báo cáo không sửa đổi nội dung các tiêu chí báo cáo trong biểu mẫu.

Đánh giá bài viết
1 3.674
Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm