Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH1

hoatieu.vn xin giới thiệu tới các bạn Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH1. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH1 là bài về chủ đề tâm lý học dạy học ở tiểu học. Mời các bạn tham khảo.

1. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH1 số 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH

BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

Module TH1: Một số vấn đề tâm lý học dạy học ở tiểu học

Năm học: ................................................................

Họ và tên: ..............................................................

Đơn vị:......................................................................

- Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng mình rằng trẻ dưới 10 tuổi cần hoạt động nhiều trong ngày để giữ tim mạch luôn khỏe mạnh. Những trẻ hoạt động dưới 1 tiếng mỗi ngày có thể dễ mắc các bệnh tim mạch và có xu hướng tăng cân trong tương lai.

A. Tại sao trẻ cần vận động mỗi ngày?

- Đối với người lớn, thể dục thể thao có lẽ là một vấn đề khá nghiêm túc vì cần có nơi chốn, giờ giấc rõ ràng, nhưng với, thể dục đơn giản là vui chơi và vận động. Các trò chơi như đuổi bắt, trốn tìm, rồng rắn lên mây…chính là những hoạt động thể dục yêu thích của trẻ, thế nên, dù bận bịu thế nào, bạn hãy động viên và sắp xếp để cùng trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời. Còn gì hạnh phúc bằng cả gia đình vui chơi cùng nhau, vừa tạo điều kiện tốt cho trẻ vận động cải thiện sức khỏe, vừa gắn kết tình cảm gia đình.

- Bạn chắc hẳn đã quan sát thấy gương mặt tươi tắn, nụ cười rạng rỡ của trẻ khi được thỏa sức vận động cùng bạn bè, gia đình. Vì khi được tập thể dục, trẻ sẽ được giải phóng năng lượng trong cơ thể, sản sinh cảm giác sảng khoái, thoải mái và hăng say.

- Thêm vào đó, khi trẻ vận động thường xuyên sẽ khiến cho mạch máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa và tạo thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Tham gia các hoạt động thể thao từ bé, trẻ sẽ giảm được nguy cơ nứt gãy xương khi lớn lên do thể dục thể thao giúp làm tăng mật độ xương tối đa.

- Các nhà khoa học Thụy Điển đã tiến hành nghiên cứu việc phát triển xương của các trẻ mỗi ngày đều dành 40 phút tập thể thao so với một nhóm các trẻ khác chỉ dành 60 phút tập trong 1 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ trọng xương cột sống của các bé tập thể thao 40 phút mỗi ngày cao hơn các bé có thời gian tập ngắn. Điều đó cho thấy sự vận động của trẻ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đặc biệt là lượng canxi khiến cho hệ cơ xương vững chắc hơn, phát triển tốt hơn. Tập thể dục còn giúp cho trẻ phát triển chiều cao tối ưu và giữ được dáng vóc đẹp, giảm thiểu nguy cơ bị béo phì.

- Chỉ cần để ý một chút, bạn sẽ phát hiện ra tập thể dục giúp trẻ ngủ sâu và ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, vận động thể dục còn tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ. Những căn bệnh thường hay xảy ra vào thời điểm giao mùa như cúm, sởi, phát ban… sẽ khó có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ hay tập thể dục.

B. Trẻ vào lớp một:

- Hiểu, nắm vững được những nét đặc trưng về tâm lý của trẻ em lứa tuổi học sinh tiểu học; biết rõ được đặc điểm của hoạt động học cũa học sinh và hoạt động dạy của giáo viên. Đồng thời biết rõ được mối quan hệ biện chứng giữa hoạt động dạy, hoạt động học và sự phát triển tâm lý của học sinh.

- Hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu, kỹ năng tìm hiểu (nghiên cứu) về học sinh, kỹ năng chuẩn bị và thực hiện hoạt động dạy học theo phương pháp sư phạm phù hợp với đối tượng học sinh.

- Nâng cao trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp, yêu quý, tôn trong trẻ em. (“Yêu nghề mến trẻ”).

- Lớp một được xem là bước ngoặt trong cuộc đời của trẻ. Nếu như ở mẫu giáo, hoạt động chủ đạo là vui chơi, thì khi lên tiểu học, việc học là hoạt động chủ yếu.

- Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo sẽ gây cho trẻ rất nhiều khó khăn, nhất là về mặt tâm lý. Nếu như việc học tập diễn ra tốt đẹp thì kéo theo sự phát triển tâm lý của trẻ cũng đúng hướng, thuận lợi và ngược lại. Vì vậy, hiểu được sự chuyển biến tâm lý của trẻ ở giai đoạn này là rất quan trọng, sẽ giúp trẻ dễ thích nghi với môi trường mới, tiếp thu sự giáo dục dễ dàng.

C. Những rào cản tâm lý với trẻ

- Khi vào lớp 1, các em sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện nội quy học tập, khả năng điều khiển tâm lý của bản thân còn kém. Các em chưa ý thức được rõ giới hạn giữa chơi và học nên gặp nhiều khó khăn trong khi chuyển trạng thái từ hoạt động chơi sang học, trẻ chưa biết phân bố thời gian giữa các môn sao cho phù hợp.

- Đặc biệt, trẻ ở lứa tuổi này phải làm quen với phương pháp học tập mới, học nhiều môn khác nhau, kể cả những môn các em không thích. Thậm chí, nếu người lớn không có sự định hướng kịp thời, sẽ có nhiều em căng thẳng trước khối lượng lớn kiến thức vừa mới, vừa trừu tượng. Khả năng phân tán chú ý ở trẻ còn cao, trong khi đó việc học lại đòi hỏi các em phải làm những công việc khéo léo và tập trung.

- Các em cũng khó thiết lập mối quan hệ với thầy cô, bạn bè. Mặt khác, khi đi học lớp 1, trẻ tự nhận thấy mình đã lớn, phải có vai trò và trách nhiệm mới đối với gia đình. Đây là những rào cản lớn với trẻ.

- Phụ huynh quan tâm đến con sẽ nhận thấy những biểu hiện nổi bật ở các em như: không thích đi học hay đi học muộn (kể cả bố mẹ chở đến trường, các em cũng cố nấn ná thêm ở bên ngoài, chưa thích vào lớp); nói chuyên riêng khi cô đang giảng bài; học không đồng đều các môn, thường thì các em thích môn nào thì học tốt môn đó; quên không làm bài tập cô giáo yêu cầu, không tự giác học (chỉ học khi nào người lớn nhắc nhở); có khá nhiều trường hợp các em không dám nói với bố mẹ về điểm kém và việc phạm khuyết điểm của mình ở trường.

- Trẻ gặp khó khăn tâm lý phần nhiều do gia đình thờ ơ, không quan tâm hoặc quá quan tâm đến trẻ, làm cho các em bối rối khi bước vào và làm quen với môi trường học mới.

- Từ mẫu giáo lên lớp 1 là một bước ngoặt trong cuộc đời của trẻ. Nếu ở mẫu giáo, hoạt động chủ đạo là vui chơi, thì lứa tuổi học sinh tiểu học là hoạt động học tập. Quá trình chuyển đổi hoạt động chủ đạo sẽ gây cho trẻ rất nhiều khó khăn, nhất là tâm lý. Họat động về mặt chủ đạo sẽ quyết định những nét tâm lý đặc trưng nhất của lứa tuổi học sinh tiểu học.

- Hoạt động học tập diễn ra tốt đẹp sẽ kéo theo sự phát triển tâm lý của trẻ đúng hướng, thuận lợi và ngược lại. Vì vậy, nếu các bậc phụ huynh cũng như những nhà giáo dục nắm được những khó khăn tâm lý của trẻ và có biện pháp giúp trẻ khắc phục, trẻ sẽ thích ứng với họat động học tập tốt hơn, tiếp thu sự giáo dục được dễ dàng hơn. Từ đó giúp trẻ đạt kết quả cao trong học tập và phát triển tốt tâm lý cũng như nhân cách của trẻ.

- Trong quá trình học, các em đã gặp những khó khăn trong việc thực hiện nội quy học tập, khả năng điều khiển các hoạt động tâm lý của bản thân còn kém. Các em chưa ý thức được rõ giới hạn giữa chơi và việc học nên gặp nhiều khó khăn trong khi chuyển trạng thái từ hoạt động chơi sang học, trẻ chưa biết phân bố thời gian học tập giữa các môn sao cho phù hợp. Các em cũng khó thiết lập mối quan hệ với thầy cô, bạn bè.

- Đặc biệt, trẻ ở lứa tuổi này phải làm quen với phương pháp học tập mới, phải học nhiều môn khác nhau, kể cả những môn các em không thích học. Thậm chí, nếu người lớn không có sự định hướng kịp thời, sẽ có nhiều em căng thẳng trước khối lượng lớn kiến thức vừa mới, vừa trừu tượng. Khả năng phân tán chú ý ở trẻ còn cao, trong khi đó hoạt động học tập lại đòi hỏi các em phải làm những công việc khéo léo và đòi hỏi sự tập trung. Mặt khác, khi đi học lớp 1, trẻ tự nhận thấy mình đã lớn, phải có vai trò và trách nhiệm mới đối với gia đình. Đó là những yếu tố tâm lý cản trở họat động học tập, làm cho học sinh lớp 1 khó thích ứng, kết quả học tập đạt được không như mong muốn.

Nếu phụ huynh có thời gian quan tâm đến con của mình sẽ nhận thấy những biểu hiện nổi bật ở các em như không thích đi học hay đi học muộn ( kể cả bố mẹ chở đến trường, các em cũng cố nấn ná thêm ở bên ngoài, chưa thích vào lớp), nói chuyên riêng khi cô đang giảng bài; học không đồng đều các môn, thường thì các em thích môn nào thì học tốt môn đó; quên không làm bài tập cô giáo yêu cầu, không tự giác học (chỉ học khi nào người lớn nhắc nhở); có khá nhiều trường hợp các em không dám nói với bố mẹ về điểm kém và vi phạm khuyết điểm của mình ở trường.

Cha mẹ cần tìm cách khắc phục dần dần nếu trẻ đạt kết quả không tốt ở năm đầu bậc tiểu học.

- Không ít phụ huynh khó hình dung được rằng bước sang một môi trường học tập mới, trẻ hoàn toàn lạ lẫm, các em chưa được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học, chưa tìm thấy hứng thú trong học tập, những điều mới lạ trong những bài học còn trừu tượng chưa kích thích được tính tự giác, tích cực của trẻ. Vì thế, trẻ chưa hình thành được cách thức học tập khoa học và hiệu quả.

- Có những bậc phụ huynh cứ nghĩ rằng cho con ăn uống, may sắm áo quần và sách vở là đủ. Trong khi đó, điều trẻ cần là cha mẹ chỉ dẫn các em hiểu rõ nội quy học tập cần phải làm gì? Làm như thế nào? Làm để được cái gì?

- Ở thời điểm này, điểm số còn quá chung chung đối với trẻ. Tuy nhiên, nhiều gia đình lại yêu cầu trẻ hàng tuần, hàng tháng phải có một số điểm 10 nhất định, làm cho trẻ chỉ biết “chạy” theo điểm, để được cha mẹ khen thưởng.

- Một nguyên nhân khác là cách dạy của giáo viên chưa phù hợp, khiến các em ngỡ ngàng, khó làm quen trước việc dạy của giáo viên mới (không giống như ở mẫu giáo). Giáo viên thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi công việc của trẻ, nhưng chưa động viên, khuyến khích kịp thời, làm cho mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh luôn có khoảng cách, các em khó gần gũi với giáo viên.

D. Cách giúp trẻ vượt qua bước ngoặt lớp một:

- Chia sẻ cùng trẻ. Trong thời điểm này, các bậc phụ huynh nên chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho trẻ, ngoài quần áo, đồ dùng học tập... thì việc tạo cho trẻ một tâm lý sẵn sàng là rất quan trọng.

- Hãy nói với trẻ biết trước về môi trường mới, thầy cô mới, nội dung học tập mới, những khó khăn cũng như thuận lợi nhất định để trẻ tập làm quen ngay ở nhà. Đồng thời nếu có điều kiện cha mẹ cũng nên cho trẻ làm quen với môi trường học tập mới trong dịp hè, như cho trẻ đến trường để thăm quan, làm quen với anh chị lớn tuổi hơn, tập thói quen chấp hành nội quy...

- Cha mẹ tạo điều kiện thuận lợi cho con học tập, xây dựng bầu không khí gia đình luôn vui vẻ, ấm cúng, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái trong khi học tập.

- Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, tôn trọng nhân cách trẻ, động viên các em trong suốt quá trình học tập... là con đường ngắn nhất để cùng trẻ khắc phục những khó khăn tâm lý ở những ngày đầu khi bước vào lớp 1.

- Theo các chuyên gia tâm lý, học sinh lớp 1 khi tiến hành hoạt động học tập luôn gặp phải những khó khăn tâm lý nhất định, diễn ra trên nhiều mặt: hiểu biết, thái độ và thói quen hành vi đạo đức. Rào cản tâm lý trong hoạt động học tập của các em do nhiều nguyên nhân khác nhau.

- Trong nhà trường, cần nâng cao hơn nữa quan hệ giao lưu giữa giáo viên và học sinh, khắc phục cản trở trong quan hệ thầy trò.

- Trong gia đình cần có sự quan tâm đúng mức, cha mẹ tạo điều kiện thuận lợi cho con học tập, xây dựng bầu không khí gia đình luôn vui vẻ, ấm cúng, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái trong khi học tập. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, tôn trọng nhân cách trẻ, động viên các em trong suốt quá trình học tập... là con đường ngắn nhất để cùng trẻ khắc phục những khó khăn tâm lý trong học tập ở năm đầu bậc tiểu học.

Người viết thu hoạch

2. Bài thu hoạch BDTX module TH1 cấp tiểu học số 1

Nội dung: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÍ HỌC DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC

1/ Tâm lí học về sự phát triển trí tuệ học sinh tiểu học:

a/ Khái niệm trí tuệ:

- Trí tuệ là vấn đề phức tạp của cả Triết học, Tâm lí học và Giáo dục học. Ở đây, chỉ xem xét trí tuệ dưới góc độ Tâm lí học và Giáo dục học. Cũng như nhiều khái niệm vốn có còn mang nặng màu sắc “đời sống”, thuật ngữ “trí tuệ” cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau.

- Trí tuệ biểu hiện ra nhiều mặt và liên quan đến nhiều hiện tượng tâm lí khác nhau. Trí tuệ có thể biểu hiện ở mặt nhận thức như nhanh biết, nhanh hiểu, mau nhớ hoặc biết suy xét, tìm ra nhanh các quy luật, có óc tưởng tượng phong phú, hình dung ngay và đúng điều người khác nói, đến hành động nhanh trí, sáng tạo tháo vát, linh hoạt; đến các phẩm chất: óc tò mò, lòng say mê, sự kiên trì miệt mài.

b/ Những đặc điểm của trí tuệ:

- Nhận thức được đặc điểm bản chất của tình huống mới do người khác đưa ra hoặc tự mình nêu ra vấn đề cần giải quyết.

- Sáng tạo công cụ mới, phương pháp mới, cách thức mới, phù hợp với hoàn hoàn cảnh mới (tất nhiên trên cơ sở những tri thức và kinh nghiệm tiếp thu được trước đó). Do đó, trí tuệ không chỉ bộc lộ qua nhận thức mà qua cả hành động. Đa số các hành động đều được tổ chức trong óc trước khi đưa vào thực hiện.

c/ Một vấn đề về hình thành trí tuệ:

- Thực chất của việc hình thành trí tuệ là phát triển năng lực suy nghĩ, sáng tạo mà bước đầu là nhận thức “bài toán”, giải các “bài toán” thực tiễn ở các mức độ khác nhau.

- Việc hình thành và phát triển trí tuệ phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, thống nhất và có hệ thống đặc biệt khi trẻ em ở tiểu học.

- Hình thành và phát triển trí tuệ không tách rời việc rèn luyện năng lực quan sát, phát triển trí nhớ.

- Hình thành trí tuệ phải đi song song với việc giáo dục tình cảm đẹp, rèn luyện ý chí và bồi dưỡng những phẩm chất khác của nhân cách.

- Muốn hình thành trí tuệ cho trẻ em, đặc biệt ở bậc Tiểu học, cần phải thay đổi cấu trúc, nội dung tài liệu dạy học. Trong dạy học nếu nội dung còn là những trí tuệ cũ, có tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa thì dù phương pháp giảng dạy có được đổi mới, thì cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của học sinh. Phải xây dựng nội dung dạy học sao cho nó không phải “thích nghi” với trình độ sẵn có của trẻ, mà đòi hỏi trẻ phải có trình độ cao hơn, có phương thức hoạt động trí tuệ phức tạp hơn. Nếu trẻ thực sự nắm được nội dung thì đó là chỉ tiêu rõ nhất về trình độ trí tuệ của trẻ.

- Tất cả giáo viên đều có nhiệm vụ và có thể góp phần vào việc phát triển trí tuệ của học sinh bằng cách tạo ra các điều kiện để học sinh suy nghĩ chủ động, độc lập sáng tạo trong việc đề ra và giải quyết các “bài toán” nhận thức và thực tiễn. Nhiệm vụ này cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và có hệ thống trong từng giờ lên lớp

2. Tâm lí học về sự hình thành kĩ năng học tập của học sinh tiểu học:

a/ Sự hình thành kĩ năng:

- Kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một nhiệm vụ mới. Việc hình thành kĩ năng phụ thuộc vào nội dung của nhiệm vụ, bài tập…Thực chất của sự hình thành kĩ năng là hình thành cho học sinh nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm sáng tỏ và làm biến đổi những thông tin chứa đựng trong bài tập. Giúp học sinh hình thành mô hình khái quát để giải quyết các bài tập .

- Kĩ xảo là hành động đã được củng cố và tự động hóa. Kĩ xảo ít có sự tham gia của ý thức, nhưng ý thức luôn thường trực để xuất hiện kịp thời khi có vấn đề. Các động tác thừa và phụ bị loại trừ, những động tác cần thiết ngày càng chính xác hơn, nhanh hơn tiết kiệm năng lượng và thời gian, đảm bảo chất lượng tốt.

- Kĩ xảo không gắn với một tình huống cụ thể, có thể di chuyển dễ dàng tùy theo mục đích và tính chất của hành động. Muốn hình thành kĩ xảo cho học sinh thì cần phải làm cho học sinh hiểu biện pháp hành động. Luyện tập thường xuyên để trở thành hành động tự động hóa, thói quen.

b/ Một số kĩ năng, kĩ xảo cần có của học sinh tiểu học:

- Những kĩ năng, kĩ xảo học tập gồm những kĩ năng, kĩ xảo: đọc, viết, tính toán... Trong đó, đọc là hoạt động phức tạp đối với học sinh lớp 1. Kĩ xảo viết cũng không phải đơn giản, đòi hỏi các em phải nắm quy tắc chính tả, tự động hoá mọi động tác, kiểm tra nhanh và tinh những chữ đã viết, đồng thời tiếp tục viết những chữ mới...

- Những kĩ năng, kĩ xảo lao động: chủ yếu là lao động tự phục vụ, lao động đơn giản như kĩ năng kĩ xảo sử dụng các công cụ lao động...

- Những kĩ năng, kĩ xảo vệ sinh như biết đánh răng rửa mặt...

- Những kĩ năng, kĩ xảo về hành vi như các kĩ năng, kĩ xảo đi đứng, ngồi ngay ngắn, biết ra vào đúng lối, biết cách chào thầy cô giáo...

c/ Một số yêu cầu đối với việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thói quen :

- Làm cho học sinh ham thích luyện tập. Luyện cho học sinh có thói quen giữ vở sạch viết chữ đẹp, vượt khó trong học tập.

- Làm cho học sinh hiểu được cách thức luyện tập. Khi hướng dẫn một hành động hoặc một công việc gì đó cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu tỉ mỉ để hướng dẫn từng thao tác sau đó mới luyện tập cho nhanh cho khéo

- Cần phải chỉ ra kịp thời những sai sót của học sinh. Những chỉ dẫn của giáo viên về những sai sót trong phương pháp hành động và sự đánh giá mức độ phù hợp giữa kết quả đạt được với mục đích đề ra có ý nghĩa quan trọng. Biết kết quả và hiểu nguyên nhân của sự sai sót trong hành động là một trong những điều kiện chủ yếu để chuyển từ kĩ năng sang kĩ xảo nhanh chóng.

- Phải tiến hành luyện tập có hệ thống và liên tục, việc luyện tập phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ: Từ chỗ dạy cho các em đọc được, đọc đúng đến đọc lưu loát và diễn cảm

- Phải kiểm tra và đánh giá kết quả luyện tập. Khi luyện tập giáo viên phải theo dõi, uốn nắn kịp thời những sai sót của học sinh ngay từ đầu. Quan trọng giáo viên phải làm đúng mẫu. Sau đó để các em tự làm và giáo viên theo dõi đánh giá. Điều quan trọng là giáo viên phải dạy cho các em tự kiểm tra, dần dần sẽ hình thành thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá hành động của mình.

- Phải củng cố những kĩ năng kĩ xảo và thói quen đã được hình thành. Ở tuổi học sinh tiểu học, kĩ năng kĩ xảo, thói quen dễ hình thành nhưng chưa bền vững nên việc củng cố kĩ năng, kĩ xảo là một điều cần thiết.

3/ Tâm lí học về giáo dục đạo đức học sinh tiểu học:

a/ Khái niệm về đạo đức:

- Trong quá trình quan hệ qua lại với nhau và với xã hội con người đã đưa ra yêu cầu cho bản thân, nó được diễn đạt bằng những mệnh đề hay một thuật ngữ nào đó và được gọi là những chuẩn mực đạo đức.

- Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của xã hội.

b/ Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học:

- Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những nhiệm vụ của nhà trường tiểu học hiện nay. Nó có một ý nghĩa chiến lược quan trọng. Bởi lẽ: “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Cùng với gia đình, xã hội, nhà trường có trách nhiệm phải chăm lo giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu học sinh, giáo viên chỉ có thể hiểu được học sinh khi người giáo viên biết tôn trọng và gần gũi học sinh. Những lời than phiền người lớn không hiểu trẻ em từ phía trẻ em không phải là không có lý. Sự vội vàng, không biết lắng nghe, không muốn tìm hiểu những gì đang diễn ra trong thế giới nội tâm của học sinh, mà chỉ tin tưởng một cách tự mãn vào kinh nghiệm của mình chính là nguyên nhân tạo nên hàng rào tâm lý ngăn cách giữa nhà giáo dục với trẻ em và chính những yếu tố này góp phần tạo ra khảnăng “tự vệ tâm lý” mà thể hiện rõ nhất ở tính bất cần, sự hung hăng, sự không tiếp nhận... của trẻ em với người lớn kể cả những người thân như cha mẹ, anh chị em...

- Cung cấp những tri thức đạo đức cho học sinh. Giáo viên phải cung cấp cho các em tri thức đạo đức về: hiểu biết đạo đức, nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm phải làm, về thái độ phải có... Đây là một khâu quan trọng của giáo dục đạo đức. Việc làm này có tác dụng làm cho đạo đức của học sinh được xây dựng trên cơ sở lý trí, từ đó các em có thể nhìn ra và đánh giá được cái thiện, cái ác, cái xấu, cái cao thượng, cái nhỏ nhen, cái ti tiện. Giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua các giờ học môn đạo đức, môn tự nhiên xã hội, hoạt động ngoài giờ chưa đủ làm cho những tri thức hiểu biết về chuẩn mực đạo đức bắt rễ sâu vào trí tuệ của học sinh, chứ đừng nói đến việc hình thành tình cảm đạo đức, động cơ đạo đức và niềm tin đạo đức... Đồng thời, các môn học khác của nhà trường cũng phải góp phần cung cấp những tri thức về đạo đức cho học sinh.

- Biến tri thức đạo đức thành niềm tin và tình cảm đạo đức, đồng thời chú trọng học tập hành vi đạo đức và thói quen đạo đức. Muốn biết tri thức đạo đức thành niềm tin và tình cảm đạo đức không thể không tìm mọi cách tác động vào tình cảm đạo đức và ý chí học sinh. Tác động vào tình cảm, sự học tập, thái độ và chuyển được tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức. Việc tổ chức cho học sinh tiếp xúc với người thực, việc thực, với chính chủ thể của các hành vi đạo đức có thật sẽ tác động nhiều hơn so với lý thuyết dài dòng, khô khan, cứng nhắc về những điều phải làm và không làm được. Việc thực và người thực có khả năng đi thẳng vào niềm tin của mỗi học sinh, của nhóm và tập thể mà học sinh là thành viên. Những hành vi đó là mẫu mực để học sinh noi theo.

- Tận dụng tác động tâm lý của nhóm, tập thể, trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội thể hiện một thái độ đánh giá của xã hội. Kinh nghiệm đạo đức của nhóm và tập thể được xem là chuẩn mực đạo đức xã hội đối với các em. Học sinh có thể tham gia vào các nhóm khác nhau, nhưng trong phạm vi nhà trường thì có thể kể ra 3 nhóm chính: tổ học tập (lớp), chi đội và nhóm học sinh ở nơi ở.

- Việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo viên phải biết tìm ra những tình huống trong cuộc sống thực tế để các em lựa chọn giải pháp, phân tích, phê phán, cổ vũ và cuối cùng giáo viên đưa ra kết luận. Cách làm này có sức khắc sâu, lắng đọng và tâm hồn các em.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
3 15.404
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi