Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH4
hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH4 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH4 là bài thu hoạch về môi trường dạy học lớp ghép ở cấp tiểu học, không gian học của học sinh và giáo viên trong lớp ghép... Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.
- Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH43
- Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH44
- Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH45
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH4: Môi trường dạy học lớp ghép
1. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH4 số 1
Chủ đề 2: MÔI TRƯỜNG DẠY HỌC LỚP GHÉP
Khi học tiểu module này, HV nên có thêm một số tài liệu tham khảo và cần thiết có phương tiện để xem băng, đĩa hình kèm theo tài liệu.Tiểu module này giới thiệu về Môi trường dạy học LG và một số kĩ thuật xây dựng không gian dạy - học LG tạo điều kiện cho HV có định hướng nghiên cứu dễ dàng và hiểu rõ thế nào là môi trường dạy học LG, không gian hoạt động của GV và HS trong phòng học cũng như trong môi trường xung quanh, GV biết tổ chức và hướng dẫn HS sắp xếp thiết bị, đồ dùng trong phòng học, có kĩ thuật xây dựng, tổ chức không gian phòng học ở một số giờ học cụ thể và để xây dựng môi trường dạy học LG có hiệu quả thì vai trò của người dạy đặc biệt quan trọng.
Tiểu module này gồm 5 nội dung: Môi trường học tập LG; Không gian hoạt động của GV và HS; Tổ chức sắp xếp thiết bị, đồ dùng trong phòng học ở LG; Môi trường dạy học LG ở một số giờ học; Vai trò của GV trong việc xây dựng môi trường dạy học LG có hiệu quả.
HV có thể suy nghĩ, so sánh, hồi tưởng, phân tích, đọc, ghi chép, trao đổi với đồng nghiệp các thông tin theo các hoạt động đáp ứng 5 nội dung nêu trên.
Khi học tiểu module này, HV nên có thêm một số tài liệu tham khảo và cần thiết có phương tiện để xem băng, đĩa hình kèm theo tài liệu.
I. Mục tiêu
Học xong tiểu module này, HV có thể:
1. Kiến thức
- Mô tả được môi trường vật chất trong dạy học
2. Kĩ năng
- Có thể sắp xếp không gian LG phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
3. Thái độ
- Thể hiện sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hợp tác có trách nhiệm trong việc xây dựng môi trường
II. Nội dung
1. Môi trường học tập lớp ghép
Hoạt động 1. Tìm hiểu về môi trường học tập lớp ghép
Nhiệm vụ 1
- Đọc tài liệu và trả lời câu hỏi sau
1. HV đọc tài liệu:
+ Chuyên đề 1 - Tài liệu Giáo dục lớp ghép và song ngữ ở trường tiểu học Việt Nam.
+ Dạy lớp ghép - Tài liệu tham khảo cho GV sư phạm, Hà Nội, 1992.
2. Viết vào giấy A4 sự hiểu biết của bạn về môi trường học tập
+ Thế nào là môi trường học tập lớp ghép ? nó bao gồm những yếu tố nào ?
3. Sau khi học xong phần này bạn có nhận xét gì về sự khác nhau giữa môi trường học tập của LG với lớp đơn.
- Đọc thông tin dưới đây, so sánh với ý kiến của mình và hoàn thiện
Thông tin phản hồi nhiệm vụ 1
- Môi trường học tập LG bao gồm môi trường vật chất và môi trường tinh thần.
- Môi trường vật chất là toàn bộ không gian diễn ra quá trình dạy - học mà ở đó có bảng, bàn, ghế, ánh sáng, âm thanh, không khí..
- Môi trường tinh thần gồm các mối quan hệ: GV, HS, nhà trường, cộng đồng.
- Các yếu tố trong môi trường vật chất và môi trường tinh thần liên hệ chặt chẽ với nhau trong môi trường học tập
Nhiệm vụ 2
- Xem băng và phân tích:
Xem đoạn băng về Không gian
Vẽ lại sơ đồ về cách sắp xếp không gian lớp học trong đoạn băng vừa
Hồi tưởng về cách sắp xếp không gian phòng học của 1 giờ học (cách chia nhóm xem tiểu module 4).
Trả lời câu hỏi:
+ Mô tả không gian phòng học LG của bạn bằng lời hoặc vẽ sơ đồ.
+ Nêu một số quan điểm mới về sử dụng không gian phòng học mà bạn biết.
Bạn hãy ghi chép ý kiến về môi trường vật chất dạy - học LG để trao đổi trong buổi sinh hoạt chuyên môn.
2.2. Đọc thông tin dưới đây và hoàn thiện ý kiến của mình
Thông tin phản hồi nhiệm vụ 2
Môi trường vật chất học tập LG bao gồm trong và ngoài lớp học, sự sắp xếp những vật dụng tham gia tạo nên hoàn cảnh thuận lợi cho GV và HS.
- Không gian: là địa điểm để GV và HS được phát triển, thích nghi với các nhân tố thay đổi của thời gian, ánh sáng và âm thanh. Có thể sắp xếp theo kinh nghiệm cá nhân, sắp xếp chỗ ngồi thuận lợi cho quá trình giao tiếp giữa GV và HS, giữa HS và HS. Phòng học được trang trí đơn giản, đủ ánh sáng, tạo nên không khí ấm áp, êm dịu trong quá trình học tập.
- Thời gian: liên quan đến các hoạt động dạy - học, tác động đến HS trong hoạt động học tập và được biến đổi thành thời gian tâm lí...
- Ánh sáng: có vai trò quan trọng trong sự quan sát và nhìn nhận việc học.
- Âm thanh: tác động trực tiếp đến sự chú ý và quá trình giao tiếp. Sơ đồ: Môi trường vật chất lớp ghép 3 trình độ
Nhiệm vụ 3
- Suy nghĩ, phân tích và trả lời câu hỏi sau
1. Theo bạn, những yếu tố nào tạo ra sự thoải mái, thân thiện, gần gũi trong mối quan hệ GV - HS, HS - HS trong môi trường học tập LG ?
2. Những yếu tố nào tạo nên môi trường tinh thần học tập LG?
- Viết ý kiến của bạn vào giấy
- Trao đổi với đồng nghiệp khi sinh hoạt chuyên môn.
- Ghi lại những kinh nghiệm sau khi trao đổi với đồng nghiệp để áp dụng trong quá trình giảng dạy của bản thân.
3.2. Đọc thông tin dưới đây và hoàn chỉnh ý kiến của mình
Thông tin phản hồi nhiệm vụ 3
Môi trường tinh thần trong môi trường dạy học LG bao gồm: các mối quan hệ GV, nhà trường, gia đình, cộng đồng và HS.
- GV: Là yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới HS trong quá trình học tập.
GV điều chỉnh mối quan hệ của mình trên mối quan hệ mật thiết, gắn bó với HS để tạo nên môi trường học tập thân thiện.
- Nhà trường: Là nơi trẻ em học về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ tốt giữa HS với HS, HS với người lớn. Nhà trường giáo dục, dạy kiến thức, chăm lo ý thức xã hội, phát triển nhân cách cho
- Gia đình: Những điều kiện của gia đình ảnh hưởng nhiều đến hoạt động học tập của HS. Về mặt nào đó, gia đình hình thành thái độ cho con em mình và thái độ đó sẽ có cơ hội bộc lộ ở nhà trường. Những thái độ đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS và quá trình giáo dục của nhà trường. Chất lượng của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa cha mẹ và thầy cô góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS và kích thích thầy, cô giáo trong vai trò người hướng dẫn.
- Cộng đồng: Với các truyền thống, giá trị, định hướng kinh tế, chính trị và tôn giáo ảnh hưởng gián tiếp đến việc dạy và việc học.
- HS: Phản ánh một hình ảnh với tư cách cá nhân hoặc nhóm lớp. Cá nhân, nhóm HS có ảnh hưởng đến môi trường học tập LG của HS và việc dạy của GV. Dễ nhận thấy các nhóm nhỏ HS được thầy, cô giáo quản lí theo kiểu “ghép”. HS học tập lẫn nhau hay nói cách khác là HS dạy HS được thừa nhận là một phương pháp giáo dục tốt và cải thiện môi trường tinh thần trong LG. HS luôn thu được nhiều kiến thức và kĩ năng từ HS khác ngay từ thời gian đầu đến lớp. HS học tốt từ các HS khác, đặc biệt khi giải quyết vấn đề thông qua hoạt động và thảo luận. Mặt khác, đáp ứng được nhu cầu cá nhân của HS, đẩy mạnh phương pháp học tập hợp tác, tạo ra sự tôn trọng hiểu biết lẫn nhau. Những HS giúp bạn sẽ thấy tự hào với việc dạy của mình, học từ tình huống thực và rất có lợi cho bản thân từ việc được giao những trách nhiệm thiết thực trong lớp. HS nhỏ hơn, hay ít có khả năng hơn cũng có lợi từ việc xây dựng mối quan hệ với người giúp mình và đây có thể là sự trải nghiệm xúc cảm bổ ích. Sự hợp tác giữa HS với HS có vai trò quan trọng và quyết định môi trường tinh thần trong
2. Không gian hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 2. Thực hành sắp xếp không gian hoạt động của giáo viên và học sinh trong môi trường lớp ghép
Nhiệm vụ 1
- Mô tả, vẽ và phân tích
Làm việc cá nhân:
- Vẽ lại cách sắp xếp không gian hoạt động của GV và HS trong phòng học của bạn ở địa phương.
- Phân tích sơ đồ đã vẽ và đưa ra ý kiến thay đổi cách sắp xếp không gian hoạt động của GV hoặc HS hợp lí, khoa học hơn.
- Trao đổi với đồng nghiệp trong khi sinh hoạt chuyên môn về sơ đồ được coi là tối ưu của bạn.
- Đọc thông tin phản hồi ở bên dưới và hoàn thiện ý kiến của mình
Nhiệm vụ 2
- Thực hành
Dựa vào sơ đồ của bạn (trong nhiệm vụ 1) cùng HS sắp xếp không gian phòng học nơi bạn dạy học theo các hoạt động (3 kiểu sắp xếp).
Vẽ lại sơ đồ 3 kiểu sắp xếp thiết bị ĐDDH, không gian lớp học đã thực hành.
Trưng bày bức vẽ sơ đồ lên tường.
2.2. Đọc thông tin dưới đây và đối chiếu với cách sắp xếp của mình về môi trường hoạt động trong lớp ghép
Thông tin phản hồi nhiệm vụ 1 và 2
- Bàn làm việc của GV nên đặt ở vị trí thích hợp, giúp GV có thể bao quát toàn lớp học, không bị các vật dụng chắn,vướng.
- Khi sắp xếp bàn ghế trong phòng học GV cần ghi nhớ: lối đi lại trong phòng, chỗ dành cho sự làm việc theo nhóm, cho cá nhân,...
- Việc sắp xếp chỗ ngồi hợp lí cho HS các NTĐ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo trạng thái học tập tốt. Cách sắp xếp chỗ ngồi cho HS quay về một hướng, đối diện với GV sẽ thuận tiện cho sự tác động qua lại giữa GV và HS. Cách sắp xếp chỗ ngồi theo hình chữ U (nếu phòng học đủ rộng) sẽ thuận tiện cho sự tác động qua lại giữa GV và HS, giữa HS với nhau. Cách sắp xếp chỗ ngồi cho HS hướng vào nhau theo nhóm nhỏ khuyến khích HS trao đổi, hợp tác với nhau trong công việc.
2. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH4 số 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ......... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- |
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH4: Môi trường dạy học lớp ghép
Năm học: ..............
Họ và tên: ................................................................................................................
Đơn vị: ....................................................................................................................
1. Môi trường học tập lớp ghép
* Lớp ghép:
Dạy học lớp ghép (DHLG) là một hình thức tổ chức dạy học mà một GV có trách nhiệm tổ chức dạy học cho HS ở hai hay nhiều trình độ khác nhau đạt đến những mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Như vậy, LG là lớp học gồm HS ở các trình độ (TĐ) khác nhau và trong mỗi lớp có hai hay vài nhóm trình độ (NTĐ) khác nhau. Hình thức dạy học LG khác với hình thức tổ chức dạy học phổ biến ở nước ta hiện nay ở chỗ trong mỗi LG có một GV, cùng một lúc dạy HS ở các TĐ khác nhau. Định nghĩa trên cũng nhấn mạnh rằng người GV cùng một lúc phải tổ chức cho HS các NTĐ học tập. Hơn nữa, khái niệm này cũng làm rõ đặc điểm của LG về sự đa dạng của mục tiêu giáo dục của HS ở các NTĐ khác nhau. Do vậy, có rất nhiều yêu cầu đặt ra cho người GV dạy LG trong công tác tổ chức dạy học Dạy học LG ở nước ta đã có lịch sử khá lâu dài. Ngày nay, các LG chủ yếu được thấy ở những vùng xa xôi hẻo lánh, dân cư thưa thớt với đa số HS là người dân tộc thiểu số. Các LG được thành lập ở những thôn xóm, bản làng để thu hút trẻ em trong độ tuổi đi học trong cộng đồng đến trường học mà không phải đi xa nên tránh được những rủi ro trên quãng đường đi học cho các em. Trong hoàn cảnh thiếu GV, thiếu phòng học, tổ chức cho các trẻ em ở một vài NTĐ cùng học với nhau trong một lớp do một GV quản lí được coi là hình thức tổ chức dạy học tiết kiệm và phù hợp nhất. Trong những năm qua, LG đã góp phần thực hiện mục tiêu Giáo dục cho mọi người cũng như mục tiêu Phổ cập giáo dục tiểu học cho trẻ em những vùng khó khăn. Lớp ghép có thể gồm 2, 3, 4 hay thậm chí 5 NTĐ cùng học với nhau, nhưng phổ biến là các lớp ghép có 2 NTĐ. Các LG có thể gồm các NTĐ sát nhau như LG 1+2, 1+2+3, 2+3 hoặc 3+4+5; cũng có LG gồm các NTĐ không liền nhau, ví dụ: 1+4, 2+5 hoặc 1+2+4. Trong thực tế, các LG gồm các NTĐ liền nhau đầu tiểu học chiếm tỉ lệ cao nhất.
Lớp học gồm học sinh có hai hay nhiều trình độ khác nhau do một giáo viên giảng dạy. Được hình thành chủ yếu ở cấp tiểu học. LG ở Việt Nam đã có một lịch sử lâu đời. Trong nền giáo dục phong kiến, đã tồn tại hình thức LG sơ khai, một thầy đồ chịu trách nhiệm giảng dạy cho nhiều học trò có các trình độ khác nhau. Ngày nay, LG vẫn tồn tại ở các nước phát triển như Nga, Hoa Kì, Ôxtrâylia... Đã đóng góp quan trọng trong việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học.
* Môi trường dạy học tích cực ở lớp ghép
Trong LG, HS ở các NTĐ khác nhau nên có độ tuổi khác nhau và khả năng khác nhau. Vì thế, môi trường LG có những đặc điểm của một xã hội hay một gia đình: có người lớn tuổi hơn, có người ít tuổi hơn, có người có khả năng hơn và có người kém hơn cùng hoạt động và sinh hoạt chung. Chính những đặc điểm này sẽ tạo điều kiện để khuyến khích các em quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong học tập và trong cuộc sống. Trong LG ở nước ta, các nhóm HS ở những TĐ khác nhau nên các em theo học những chương trình và mục tiêu riêng, do vậy nhiệm vụ học tập và các hoạt động của HS trong cùng một LG cũng khác nhau. Chính sự đa dạng này đòi hỏi LG phải được trang bị những nguồn tài liệu và đồ dùng dạy học hết sức phong phú để đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của HS. Trong LG một GV có trách nhiệm chuyên môn đối với một vài NTĐ khác nhau nên người GV không thể cùng một lúc giảng dạy trực tiếp cho tất cả các nhóm mà phải phối hợp tổ chức đan xen các hoạt động dạy của thầy với các hoạt động độc lập của trò. Môi trường LG là nơi những kĩ năng học tập tự lập của HS phải được hình thành và rèn luyện từ rất sớm.
- Môi trường học tập thân thiện ở LG có hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm môi trường vật chất và môi trường tinh thần.
- Môi trường vật chất là toàn bộ không gian diễn ra quá trình dạy-học mà ở đó có bảng, bàn, ghế, ánh sáng, âm thanh, không khí...).
- Môi trường tinh thần gồm các mối quan hệ: GV, HS, nhà trường, cộng đồng.
- Các yếu tố trong môi trường vật chất và môi trường tinh thần liên hệ chặt chẽ với nhau trong môi trường học tập thân thiện ở LG.
- Môi trường tập huấn của chúng ta cũng như vậy, cần đảm bảo cả về yêu cầu vạt chất lẫn tinh thần.
Một số cách sắp xếp chỗ ngồi của HS và GV tạo nên môi trường học tập thân thiện ở lớp ghép
1- HS ngồi quay về một hướng theo hình chữ U
2- HS ngồi hướngvào nhau theo nhóm nhỏ
3- HS ngồi quay về một hướng đối diện với GV
Lĩnh vực vật chất:
Đảm bảo cơ sở vật chất phòng học theo quy định sử dụng không gian phòng học hợp lí, cụ thể:
- Bàn ghế phù hợp, ngay ngắn;
- Đồ dùng được sắp xếp gọn gàng, đủ tài liệu, sách vở;
- Lớp học sáng sủa, đường ra vào dễ dàng và thông thoáng;
- Lớp học sạch sẽ, gọn gàng;
- Lớp học được trang trí và trưng bày bằng các đồ dùng dạy học tích cực tự làm của GV và sản phẩm của HS;
- Thay đổi cách trang trí theo bài học trong tuần...
Lĩnh vực tinh thần:
Các lĩnh vực liên quan đến HS mà GV cần biết:
Lĩnh vực gia đình
Làm thế nào để có môi trường sạch sẽ, ngăn nắp?
Để có môi trường lớp học sạch sẽ, ngăn nắp GV cần chú ý:
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của tất cả các thành viên liên quan: GV, HS, cha mẹ HS;
- Phân công cụ thể các việc hằng ngày; nêu rõ nhiệm vụ của HS trong việc giữ gìn lớp học sạch sẽ, ngăn nắp;
- Tận dụng sự giúp đỡ hiệu quả của cộng đồng.
Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong phần biểu mẫu nhé.
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH4
194 KB 06/05/2017 8:23:00 SATải file định dạng .DOC
207,8 KB 20/06/2020 9:19:59 SA
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Mẫu đơn xin miễn coi thi tốt nghiệp năm 2024
Biên bản họp tổ chuyên môn nhận xét và lựa chọn SGK lớp 5 Chân trời sáng tạo (11 môn)
Cách sửa lỗi không tra cứu được điểm trên VnEdu 2024 mới cập nhật
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 18
Bộ câu hỏi luyện thi rung chuông vàng - Hiểu biết xã hội có đáp án (cập nhật 2024)
Kế hoạch giáo dục môn Toán lớp 6 sách Cánh Diều giảm tải theo công văn 4040
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến