Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH3

Tải về

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH3 - Đặc điểm tâm lý học sinh yếu kém, học sinh cá biệt, học sinh giỏi và năng khiếu

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH3 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH3 là bài thu hoạch về đặc điểm tâm lý của học sinh yếu kém, học sinh giỏi ở cấp tiểu học. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết bài thu hoạch tại đây.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH3: Đặc điểm tâm lý của học sinh yếu kém, học sinh cá biệt, học sinh giỏi và năng khiếu

Năm học: ..............

Họ và tên: ...................................................................................................................

Đơn vị: ........................................................................................................................

1/ Đặc điểm của Học sinh cá biệt:

Đối với những học sinh cá biệt luôn luôn có tính hiếu động, thích tìm tòi và luôn gây sự chú ý cho người khác ở bất kỳ nơi nào, thời điểm nào.

Trước hết chúng ta nên nói đến tính cách của trẻ là sự kết hợp độc đáo giữa đặc điểm tâm sinh lý của trẻ với điều kiện hoàn cảnh sống nhất định.

Biểu hiện của trẻ là nhanh nhẹn, hoạt bát cùng với sự nghịch ngợm, bất ổn định kèm theo, bên cạnh đó học tập có thể là học yếu hoặc trung bình, vì các em đó trong lớp ít chú ý hoặc thậm chí không chú ý khi cô giáo giảng bài, luôn quậy phá các bạn ngồi bên cạnh, gây mất trật tự trong lớp.

Biểu hiện về mặt thái độ của trẻ với chung quanh và bản thân, những đứa trẻ hiếu động này thuộc kiểu thần kinh mạnh, cân bằng và linh hoạt. Biểu hiện của trẻ là ham hoạt động, ham hiểu biết, linh hoạt, thường vui vẻ, vô tư, cảm xúc của trẻ bất ổn định, rung cảm nhưng không sâu, nhanh nhớ, mau quên. Biểu hiện rõ nét nhất của đặc tính này là bất cứ điều gì hấp dẫn, thích thú vừa sức thì các em sẽ làm ngay, tập trung chú ý rất tích cực, càng trong học tập thì đòi hỏi phải kiên trì, chịu khó động não để làm bài, chiếm lĩnh kiến thức thì các em đâm ra chán nản, ít chú ý hoặc không chú ý nên kết quả học tập thấp.

* Biện pháp thực hiện:

Đối với những trẻ nghịch ngợm, hay nói chuyện riêng, sau mỗi lần giảng bài xong, hoặc các em đã làm xong bài tập, các em không biết làm gì nên hay trêu chọc các bạn gây mất trật tự trong lớp cô giáo nói không nghe, theo tôi cần giáo dục các em như sau:

  • Thường xuyên quan tâm sâu sát hoạt động của các em
  • Thường xuyên nhắc nhở động viên kịp thời
  • Khích lệ khi em có tinh thần tập thể và lòng vị tha
  • Không nên phê bình, trách phạt
  • Không nên sỉ nhục, xúc phạm đến các em
  • Tránh hình thức áp đặc doạ dẫm, buột các em phải làm theo ... vì điều đó sẽ không đem lại kết quả gì
  • Đặc biệt Giáo viên không nên để các em có thời gian rỗi.
  • Kết hợp giữa ba môi trường Giáo dục Gia đình – Nhà trường và Xã hội

2. Tâm lý học sinh yếu – kém:

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến yếu – kém trong học tập ở học sinh tiểu học

+ Do hoàn cảnh gia đình.

+ Do mất căn bản.

+ Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập hay nói thông thường là học sinh lười học, không chăm chỉ chuyên cần.

* Các biện pháp khắc phục - giúp đỡ học sinh yếu kém:

a. Xây dựng động cơ học tập cho học sinh yếu chính là xác định học sinh hiểu học để làm gì? Vì sao phải học?

b. Người ta phân chia động cơ học tập của học sinh ra thành nhiều loại như sau:

+ Động cơ mang tính xã hội: học để sau này góp phần xây dựng đất nước, xây dựng quê hương.

+ Động cơ mang tính cá nhân: học vì lợi ích riêng của mình, muốn hơn người, muốn sau này có vị trí cao trong xã hội...

+ Động cơ bên trong: xuất phát từ chính việc học, nghĩa là học để nắm được kiến thức, vận dụng nó vào thực tế một cách khoa học.

+ Động cơ bên ngoài: Học vì muốn có điểm tốt, muốn thầy cô và cha mẹ vui lòng...

Có động cơ học tập đúng đắn nghĩa là động cơ xuất phát từ chính việc học, học sinh học tập để có kết quả tốt. Do vậy sẽ tạo cho học sinh yêu thích việc học, có hứng thú trong học tập. Động cơ tạo nên động lực học đó chính là thành tố quan trọng trong cấu trúc hoạt động học tập của học sinh.

* Đối với học sinh yếu do hoàn cảnh gia đình

Gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Trước tiên là ảnh hưởng của cha mẹ rất sâu sắc. Vì vậy, giáo dục gia đình là một "điểm mạnh", là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục trẻ. Song mỗi gia đình có những điểm riêng của nó nên giáo viên phải biết phối hợp như thế nào để đảm bảo được tính thống nhất, toàn vẹn trong quá trình giáo dục. Đồng thời phát huy ảnh hưởng cùng nhà trường giáo dục học sinh đạt hiểu quả.

Trước những nguyên nhân xuất phát từ gia đình giáo viên cần:

- Tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh, nắm bắt cụ thể hướng phấn đấu của em vì mục tiêu, kế hoạch chung của lớp, của trường...Thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh.

- Hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh là điều cần thiết để học sinh học tập và rèn luyện. Qua đó, giáo viên sẽ thông tin kịp thời đến phụ huynh về kết quả học tập, hạnh kiểm, các mặt tham gia hoạt động ... của con em mình thông qua sổ liên lạc... Giáo viên và phụ huynh cần phải có sự liên kết hai chiều nhằm có biện pháp tác động phù hợp. Động viên khuyến khích khi các em tiến bộ, nhắc nhở kịp thời khi các em có biểu hiện cần uốn nắn.

- Giáo viên chỉ mời phụ huynh khi cần thiết để bàn bạc biện pháp giáo dục các em. (không nên lạm dụng).

- Giáo viên tạo điều kiện tốt nhất về thời gian để học sinh có thể hoàn thành bài học ngay lại lớp.

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
10 46.706
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm