SKKN: Biện pháp giúp học sinh rèn phát âm khi học môn Tiếng Việt lớp 1
Đọc là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiếng việt bậc Tiểu học. SKKN: Biện pháp giúp học sinh rèn phát âm khi học môn Tiếng Việt lớp 1 là sáng kiến vô cùng hữu ích dành cho các thầy cô nhằm dạy học sinh một cách hiệu quả nhất trong phân môn Tiếng Việt đối với học sinh mới bước vào ngôi trường Tiểu học.
Biện pháp giúp học sinh rèn phát âm khi học môn Tiếng Việt lớp 1
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN PHÁT ÂM KHI HỌC
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP MỘT
Họ và tên giáo viên: ………….
Dạy tại lớp: 1
Trường: Tiểu học ……………
Thành phố: ……………
I. Lý do hình thành biện pháp:
Môn Tiếng Việt ở lớp 1 có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là hình thành bốn kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết cho học sinh. Trong bốn kĩ năng đó, kĩ năng nói, đọc, phát âm chuẩn đặc biệt quan trọng. Nói đúng, đọc đúng sẽ giúp chúng ta diễn đạt tốt các vấn đề muốn nói, giúp ta tự tin hơn trong giao tiếp. Đối với học sinh lớp 1 nói đúng, đọc đúng gúp các em diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, viết đúng chính tả và tự tin trước bạn bè. Ngay từ đầu năm học, việc học môn Tiếng việt theo chương trình giáo dục tổng thể năm 2018 đã thể hiện rất rõ tầm quan trọng của môn học này. Là môn học có số tiết nhiều nhất trong các môn học ở lớp 1. Bên cạnh đó sách giáo khoa Tiếng Việt nói chung và sách Tiếng Việt bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống nói riêng đã thay đổi hoàn toàn hình thức cũng như nội dung dạy học so với bộ sách giáo khoa trước đây. Mỗi bài học, học sinh phải thực hiện được 5 nội dung gồm: Nhận biết, đọc, tô - viết, đọc và nói. Thời lượng thực hiện trong 2 tiết. Điều này cho thấy khâu đọc rất được chú trọng trong mỗi bài học.
Là một giáo viên được phân công dạy học lớp 1, tôi luôn chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng học Tiếng Việt cho các em bởi đây là tiền đề cho các em học tập các môn khác. Nhưng nỗi vất vả cho mỗi thầy cô dạy lớp 1 là đối tượng học sinh vừa mới đến trường còn quá non yếu về mọi mặt, từ ý thức học tập đến những kĩ năng học bài đều mới bắt đầu. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như ảnh hưởng của tiếng địa phương, do thời gian các em tập nói, bố mẹ người thân nói nựng con cháu khiến các em bắt chước theo, hoặc thấy con nói bi bô không rõ tiếng nhưng rất đáng yêu, bố mẹ nhắc lại “nhại” lại, vô tình trở thành thói quen khi nói. Cũng có thể do trong thời gian này, có em thay răng, chưa tự tin trước mọi người nên hạn chế khi nói, đọc.
Sau một thời gian tiếp xúc và giảng dạy tôi nhận thấy mức độ học sinh trong lớp phát âm chưa chuẩn, nhầm lẫn về âm đầu, dấu thanh và một số vần như sau:
Âm, vần, dấu thanh HS phát âm, đọc sai | Số học sinh | Tỷ lệ |
Nhầm lẫn l/n | 4/34 | 11,7% |
Nhầm lẫn v/ph | 1/34 | 2,9% |
Nhầm lẫn các vần có kết thúc p/t/c, n/nh, n/ng | 7/34 | 20,5% |
Thanh hỏi/thanh nặng, thanh ngã/thanh sắc | 2/34 | 5,8% |
Nhận thức được vấn đề trên, qua thời gian giảng dạy tôi đã nắm được các yếu tố cơ bản của dạy học môn Tiếng Việt và tìm ra được một số biện pháp nhằm giúp các em rèn kĩ năng phát âm chuẩn các từ ngữ và dấu thanh khó khi học môn học này. Vì vậy, tôi chọn đề tài: "Biện pháp giúp học sinh lớp Một rèn phát âm khi học môn Tiếng Việt".
II. Nội dung của biện pháp
Vào các tiết Tiếng Việt mỗi khi học sinh phát âm chưa chính xác thì đó cũng là những lần tôi cảm thấy nhiệm vụ của mình chưa hoàn thành. Tôi cũng đã lựa chọn nhiều giải pháp cho những lỗi phát âm của học sinh để làm sao cuối cùng học sinh phải phát âm được và phát âm đúng.
1. Rèn cho học sinh phát âm theo mẫu.
Khi phát âm mẫu tôi cố gắng phát âm thật chuẩn, thật rõ ràng. Tôi luôn lắng nghe và quan sát cách phát âm của từng học sinh, nhanh chóng nhận ra lỗi của từng em để kịp thời uốn nắn, chỉnh sửa. Tôi yêu cầu học sinh phải quan sát cô khi cô phát âm, đồng thời nêu rõ cách phát âm để học sinh biết và làm theo.
Học sinh ở lớp của tôi hay phát âm sai các âm đầu n/l, v, các vần kết thúc p/t/c, n/nh/ng, nhầm lẫn thanh hỏi/thanh nặng, thanh ngã/thanh sắc nên khi học đến các vần, tiếng, từ liên quan thì tôi nhắc lại hoặc sẽ làm mẫu lại nếu cần:
+ L: Khi phát âm lưỡi cong, đầu lưỡi hơi co chạm vào lợi trên và bật lưỡi ra.
+ N: Khi phát âm lưỡi thẳng hơn, đầu lưỡi sát hơn với vòm lợi trên.
+ V: Khi phát âm, hàm răng trên trên chạm vào môi dưới phát âm nhẹ nhàng, không bật hơi mạnh, còn âm ph luồng hơi đi ra mạnh hơn.
+ Vần kết thúc bằng âm t: Nâng cơ hàm dưới chạm vào hàm răng trên để khóa vần, kết thúc vần thì đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng như khi phát âm âm t.
+ Vần kết thúc bằng âm c: Miệng há tròn, phần gốc lưỡi cong lên, đầu lưỡi hơi rụt lại, kết thúc vần thì hàm dưới đẩy lên như khi phát âm âm c.
+ Vần kết thúc bằng âm p: Kết thúc vần thì hai môi mím lại.
+ Vần kết thúc bằng âm n: Kết thúc vần đầu lưỡi chạm vào răng. Khác với âm ng, kết thúc vần thì miệng hơi tròn, hơi và âm ra từ họng, lưỡi để tự nhiên.
+ Vần kết thúc bằng âm nh: Miệng há nhỏ, hơi bè sang hai bên, mặt lưỡi đặt thẳng, hơi và âm ra từ họng.
Thanh hỏi, thanh ngã: Khi phát âm tôi dùng ngữ điệu, giọng nói để biểu thị và cho học sinh lắng nghe sự khác biệt giữa thanh hỏi/thanh nặng, thanh ngã/ thanh sắc để học sinh tự nhận thấy sự khác biệt giữa hai dấu thanh mà các em nhầm lẫn.
Tôi cho học sinh luyện nhiều cách khác nhau, song chủ yếu vẫn là cô và bạn làm mẫu, học sinh làm theo đến khi thành thói quen. Sau mỗi bài học các âm, vần tôi cho các em luyện đọc ngay ở tiết luyện đọc, luyện nói trong giờ ra chơi, cả trong các môn học khác để khắc sâu kiến thức hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài 16 M m N n (Trang 44), sau khi cho học sinh nhận diện âm n, tôi hướng dẫn phát âmbằng lời rồi phát âm mẫu yêu cầu học sinh quan sát khẩu hình miệng của cô, học sinh phát âm nối tiếp cá nhân, nhóm, đồng thanh. Đến phần quan sát tranh để đọc từ ngữ, giáo viên lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: cá mè, lá me, nơ đỏ, ca nô và yêu cầu nói tên nhân vật, sự vật trong tranh cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn nơ đỏ. Tôi hỏi học sinh: Khi đọc từ này em cần lưu ý âm nào trong tiếng nơ? Học sinh trả lời cần lưu ý âm n. Tôi cho học sinh so sánh cách phát âm của âm n và âm l. Các em nêu được là âm n phát âm thẳng lưỡi, còn âm l thì cong lưỡi. Ở lớp của tôi lúc đầu các em chưa phân biệt được hai âm n/l, sau khi được hướng dẫn các em đã có ý thức phân biệt, thỉnh thoảng mới có em đọc sai do quên. Lúc đó tôi cho học sinh đọc lại thì các em đều làm được.
Tương tự như vậy, khi học các âm, vần khác tôi đều làm theo trình như vậy. Tôi cố gắng để tất cả học sinh đều được luyện đọc các âm, vần đang học. Nếu phát hiện học sinh nào đọc sai tôi sẽ chỉnh sửa ngay lúc đó.
2. Chữa lỗi phát âm bằng luyện tập, thực hành
Tôi luôn động viên nhắc nhở các em phải chú ý, quan sát, lắng nghe cô giáo hướng dẫn, luôn có ý thức tự luyện phát âm đúng cả ở lớp và ở nhà. Không những trong môn Tiếng Việt mà các em cần phải phát âm chuẩn trong các môn học khác như Toán: khi đọc số, đọc phép tính, đọc yêu cầu bài tập hay khi phát biểu. Nếu đọc, nói không đúng người nghe sẽ không hiểu được.
Tôi khuyến khích các em hàng ngày dành thời gian hợp lí để đọc truyện tranh trong sáng lành mạnh. Các em cùng nhau đọc, chia sẻ những cuốn truyện tranh trên góc thư viện của lớp. Bạn bè nói chuyện với nhau, thấy bạn mình nói chưa đúng thì sửa cho bạn.
Để xem đầy đủ nội dung SKKN: Biện pháp giúp học sinh rèn phát âm khi học môn Tiếng Việt lớp 1, mời bạn tải file về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
(5 mẫu) SKKN: Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống trong trường tiểu học 2024
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Luyện từ và câu lớp 5
SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh khi học trực tuyến
SKKN: Nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3
SKKN: Vận dụng biện pháp trò chơi vào việc dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4
- Chia sẻ:One Piece
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
SKKN Cách bảo quản, sử dụng tranh ảnh, lược đồ sáng tạo, hiệu quả trong dạy học Lịch sử Địa lí lớp 4
-
SKKN: Một số biện pháp Giáo dục và rèn Kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua môn Tiếng Việt
-
SKKN: Một số biện pháp dạy viết câu sáng tạo cho học sinh lớp 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn Giáo dục công dân THCS file word (3 mẫu)
-
SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn Lịch sử Địa lý 6 (Chương trình mới) 2024
-
Top 2 Sáng kiến Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5
-
4 Sáng kiến kinh nghiệm Toán 6 Chương trình mới (Tổng hợp 3 bộ sách)
-
Top 13 mẫu sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn THPT sách mới
-
SKKN biện pháp giáo dục lòng nhân ái cho trẻ thông qua làm quen với tác phẩm văn học
-
SKKN Dạy học môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN Dạy lồng ghép cách đọc các số tự nhiên có chứa chữ số 5 lớp 4
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt toán chuyển động đều
SKKN: Biện pháp nâng cao chất lượng làm công tác chủ nhiệm tiểu học năm 2024
12 Mẫu Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 6 Chương trình mới (3 bộ sách)
SKKN Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới cho môn Mĩ thuật lớp 1
Top 2 Sáng kiến Rèn kỹ năng viết bài văn miêu tả cho học sinh lớp 5