Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt THCS 2024

SKKN giáo dục học sinh cá biệt THCS

Sáng kiến kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt THCS được HoaTieu.vn chia sẻ trong bài viết này là bài dự thi SKKN giáo viên chủ nhiệm giỏi, cung cấp ý tưởng, sáng kiến và kinh nghiệm quý báu cho các thầy cô về công tác giảng dạy và giáo dục học sinh cá biệt. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu SKKN: Giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm THCS, mời các bạn tải file về máy để xem bản đầy đủ.

SKKN: Giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm
SKKN: Giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm

Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS

I. Sơ lược lý lịch tác giả

- Họ và tên:........................................................ Năm sinh: ...............Nam, nữ:..........

- Nơi thường trú: ....................................................................................................

- Đơn vị công tác: ...................................................................................................

- Chức vụ hiện nay (Chủ nhiệm lớp): ....................................................................

II. Tên biện pháp: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT

III. Mục đích yêu cầu, nội dung

1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng biện pháp

Từ năm học 20.. đến nay, tôi công tác tại trường THCS … và được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm và dạy môn Ngữ Văn. Những năm gần đây tôi được BGH phân công chủ nhiệm lớp 9 đồng thời giảng dạy môn Ngữ Văn tại lớp. Với tổng số HS 38 đa số học sinh ngoan, có ý thức tu dưỡng học tập và rèn luyện. Tuy nhiên nhiều em HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều em bố mẹ buôn bán, ly hôn sống chung với ông bà. Một số HS còn chưa ngoan, ý thức tổ chức kỉ luật và học tập còn nhiều yếu kém. Hơn nữa, đối tượng học sinh cấp THCS các em đang có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, dễ vui, dễ buồn, hành động nhiều khi theo bản năng, bộc phát… Bên cạnh đó một số em bố mẹ làm viên chức, gia đình hòa thuận, hạnh phúc nên có điều kiện quan tâm, chăm sóc con em mình cả về vật chất lẫn tinh thần vẫn còn một vài em có hoàn cảnh gia đình cần lưu tâm.

Mặc dù cùng tuổi nhưng mỗi học sinh lại có nét tính cách, tâm lí khác nhau. Có những học sinh ngoan hiền, chăm học. Có nhóm học sinh thông minh, năng động. Có học sinh nhận thức chưa nhanh lại nhút nhát chưa tự tin khi giao tiếp với thầy cô. Bên cạnh những học sinh có ý thức thực hiện tốt nội qui trường lớp thì vẫn còn một số học sinh hay vi phạm như đi học muộn, mặc sai đồng phục, chưa làm bài tập, sử dụng điện thoại hay làm việc riêng trong giờ. Có học sinh sau giờ học chưa về nhà ngay, hay la cà các hàng quán gần khu vực cổng trường, tụ tập đánh nhau ngoài trường học. Trên thực tế có học sinh vi phạm một lần và không tái phạm nhưng cũng có em vi phạm nhiều lần. Mỗi lần nhắc nhở, các em lại đưa ra các lí do để biện minh cho sai phạm của mình. Cụ thể như:

Trong lớp chủ nhiệm của tôi, khảo sát và tìm hiểu cho thấy, có rất nhiều học sinh với những môi trường, điều kiên, hoàn cảnh sống khác nhau đã tác động không nhỏ tới ý thức của học sinh. Thực tế cho thấy nếu lớp học nào có học sinh cá biệt thì ít nhiều học sinh đó đều làm ảnh hưởng đến các phong trào học tập và thi đua của lớp. (GV nêu cụ thể tên HS cá biệt của lớp, các biểu hiện) Có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về học sinh được coi là cá biệt. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng học sinh cá biệt là những học sinh có sự bất thường về đặc điểm tính cách, thiếu động cơ học tập đúng đắn, thường hay vi phạm nội quy một cách có tính hệ thống...

+ Em: .. gia đình rất khá giả, nhưng bố mẹ thì mải buôn bán, ít có thời gian nhìn và quan tâm tới con. Em có thể được đáp ứng đầy đủ về tiền bạc, vật chất, nhưng lại thiếu sự quan tâm và định hướng.

+ Em: … bố mẹ bỏ nhau, em phải sống với ông bà ngoại, không có người dạy dỗ và theo sát hàng ngày nên em có thái độ bất cần…

+ Em: … lực học các phân môn khá yếu, mất gốc nên em sợ học và thích giao du với các bạn nhiều tuổi và đã bỏ học.

+ Em: … bố mẹ rất cưng chiều và dù con đúng hay sai cũng bảo vệ. Vì vậy, em thường có thái độ coi thường những người xung quanh và không sợ ai hết.

Trong năm học tôi đã áp dụng nhiều hình thức kỉ luật nhưng các em vẫn tiếp tục vi phạm và thậm chí còn tìm cách trốn lỗi. Bị phạt nhiều, các em có thái độ lầm lì, tỏ ý chống đối. Mối quan hệ thầy trò khá căng thẳng, ảnh hưởng đến không khí lớp học. Đây cũng là điều mà tôi băn khoăn, trăn trở.

2. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp

Thực tế ở tập thể nào cũng có học sinh cá biệt. Tuy số học sinh này không nhiều nhưng đây là lực cản lớn nhất cho phong trào thi đua của lớp và gây khó khăn cho công tác chủ nhiệm. Giáo dục một học sinh cá biệt trở thành một học sinh ngoan, một học trò giỏi cần có sự tác động của nhiều phía nhưng quan trọng nhất là sự tác động của giáo viên chủ nhiệm.

Có lẽ trong thâm tâm của mỗi thầy cô giáo đã, đang đứng lớp luôn mong muốn học trò của mình ngoan hiền, lễ phép, biết vâng lời và có ý chí vươn lên, học tập thật tốt để thành tài sau này. Khi học trò mắc lỗi, phạt học trò như thế nào để các em tâm phục, khẩu phục, thâm tâm người thầy thấy an yên luôn là điều tôi đau đáu. Tôi đã thay đổi cách quản lí giáo dục, trao quyền tự chủ, tự quyết cho các em nhiều hơn. Tìm ra những ưu điểm để khen ngợi các em nhiều hơn thay vì trách phạt. Điều đáng mừng là học sinh của tôi đã tiến bộ rõ rệt trong học tập và rèn luyện phẩm chất, đạo đức.

Xuất phát từ những thực trạng và kinh nghiệm chủ nhiệm của bản thân, tôi xin được chọn biện pháp: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT” để chia sẻ với đồng nghiệm, Hội đồng chấm thi ngày hôm nay.

3. Nội dung biện pháp:

Để tạo một môi trường học tập hạnh phúc cho lớp chủ nhiệm, tôi luôn quan tâm đến từng đối tượng HS đặc biệt là với HS thuộc diện cá biệt. Khi HS được tôn trọng, được đối xử bình đẳng như nhau sẽ là động lực lớn để các em vươn lên khẳng định mình và sẽ có nhiều cống hiến cho xã hội.

Tôi thường có các việc làm cụ thể như sau:

Thứ 1: Tôi tìm hiểu về học sinh cá biệt, như hoàn cảnh gia đình, quan hệ bạn bè, sở thích cá nhân. Thậm chí tôi tìm hiểu kỹ về quá khứ của học sinh đó, tìm hiểu nguyên nhân làm cho học sinh đó trở thành cá biệt. Sự tìm hiểu này có thể thông qua lý lịch học sinh, qua gia đình, bạn bè trong lớp hoặc giáo viên chủ nhiệm cũ.

Bản thân tôi ra trường đã hơn 10 năm, thực hiện công tác chủ nhiệm nhiều năm, khi đứng trước nhiều đối tượng học trò với nhận thức, tính cách, hoàn cảnh sống khác nhau, tôi luôn tìm ra những biện pháp khác nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong đó, tôi luôn tâm niệm và đề cao biện pháp đầu tiên có ý nghĩa quyết định, đó là: giáo viên chủ nhiệm hãy biến mình là người mẹ thứ 2 của tập thể lớp. Thật vậy, GVCN chính là linh hồn của tậpthể lớp, vừa là nhà quản lí, vừa là nhà giáo dục trong một tập thể thu nhỏ. GVCN được coi là “Hiệu trưởng” của một lớp, là người gần gũi học sinh nhất, hiểu rõ tâm tư tình cảm của học sinh, luôn trực tiếp uốn nắn kịp thời những hành vi sai trái của học sinh và giúp đỡ học sinh. GVCN cũng là người kịp thời phát hiện và phát huy những năng lực nổi bật và phẩm chất HS.

Để có một tập thể tốt về mọi mặt trước hết tôi phải được học sinh chấp nhận là “người mẹ thứ hai”. Muốn vậy tôi phải gần gũi các em, phải có tấm lòng yêu thương chia sẻ cùng các em. Đồng thời là chỗ dựa vững chắc để học sinh trao đổi tâm sự cùng hướng những niềm vui và cùng tháo gỡ những vướng mắc trong học tập và sinh hoạt, tạo niềm tin cho các em có ý chí vươn lên và coi tập thể lớp là tổ ấm thứ hai của mình.

K.Đ. USin XKi đã nói: “Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con người về mọi mặt”. Nhận thức rõ điều đó trong quá trình giáo dục học sinh, tôi luôn cố gắng tìm hiểu thông tin để nắm được đặc điểm tính cách, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội của các em.

Vì vậy, được BGH phân công lớp chủ nhiệm, trước hết tôi đã tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách, những ưu điểm, hạn chế của từng học sinh thông qua các biện pháp sau :

- Nghiên cứu tình hình gia đình học sinh như trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, hoàn cảnh, mức sống, phương pháp giáo dục và những đặc điểm khác...

- Nghiên cứu học sinh: chất lượng học tập, đặc điểm cá biệt, thực trạng về tính chuyên cần, về phương pháp học tập, kết quả học tập, ý thức rèn luyện ở các lớp trước…

- Gặp giáo viên chủ nhiệm cũ để nắm bắt tình hình chung, tình hình của từng HS.

..................

Xem đầy đủ SKKN giáo dục học sinh cá biệt THCS tại file tải về

Trên đây là mẫu SKKN giáo dục học sinh cá biệt THCS. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong mục Sáng kiến kinh nghiệm của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
5 64
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi