Phân phối chương trình môn Mĩ thuật 11 Chân trời sáng tạo

Phân phối chương trình Mĩ thuật lớp 11 CTST

Phân phối chương trình Mĩ thuật 11 sách Chân trời sáng tạo - Mời các bạn cùng tham khảo mẫu kế hoạch giáo dục môn Mĩ thuật lớp 11 Chân trời sáng tạo được trình bày ở dạng file word sẽ giúp các bạn đọc nắm được nội dung của các tiết học môn Mĩ thuật 11 đầy đủ các tuần trong năm học 2023-2024. Sau đây là nội dung chi tiết kế hoạch dạy học môn Mĩ thuật 11 CTST, mời các bạn cùng tham khảo.

PPCT Mĩ thuật 11 Chân trời sáng tạo

PPCT Mĩ thuật 11 Chân trời sáng tạo

BẢNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ SÁCH CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP MĨ THUẬT LỚP 11



STT

(1)

Tên Chương/Chủ đề/ (2)

(Tên chương/chủ đề có thể tách thành cột riêng nếu chương/chủ đề không trùng với bài, gồm nhiều bài)

Tên bài (3)

Số tiết (4)

(Nếu có sự phân biệt giữa chương/chủ đề/bài thì cột này chỉ ghi số tiết của bài)

Ghi chú (5)

(Thể hiện tính liên thông, tích hợp với các môn học khác)

1

CHUYÊN ĐỀ 1:

THỰC HÀNH VẼ HÌNH HOẠ 2

Bài 1: Tìm hiểu đặc điểm cấu trúc khối mắt, mũi, miệng, tai

6

Tích hợp với 10 nội dung trong SGK Mĩ thuật 11:

1. Lí luận và lịch sử mĩ thuật

2. Hội hoạ

3. Đồ hoạ (tranh in)

4. Điêu khắc

5. Thiết kế công nghiệp

6. Thiết kế đồ hoạ

7. Thiết kế thời trang

8. Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh

9. Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện

10.Kiến trúc

Bài 2: Thực hành vẽ tượng chân dung phạt mảng

8

Trưng bày sản phẩm

1

2

CHUYÊN ĐỀ 2:

THỰC HÀNH VẼ TRANG TRÍ 2

Bài 1: Tìm hiểu trang trí hình tròn

4

Bài 2: Thực hành trang trí hình tròn

5

Trưng bày sản phẩm

1

3

CHUYÊN ĐỀ 3:

THỰC HÀNH VẼ TRANH BỐ CỤC 2

Bài 1: Tìm hiểu tranh bố cục nhân vật

4

Bài 2: Thực hành vẽ tranh bố cục nhân vật

5

Trưng bày sản phẩm

1

Tổng cộng

35

BẢNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT SÁCH CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP MĨ THUẬT 11

Tên chương/ chủ đề/ bài

(1)

Số tiết, số trang dự kiến

(2)

Nội dung kiến thức

(3)

Mục tiêu/ Yêu cầu cần đạt

về chuyên môn

(4)

Yêu cầu cần đạt

quy định tại Chương trình giáo dục
phổ thông 2018

Số tiết

Số trang

CHUYÊN ĐỀ 1: THỰC HÀNH VẼ HÌNH HOẠ 2 (1)

Bài 1: Tìm hiểu đặc điểm cấu trúc khối mắt, mũi, miệng, tai

6

12

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

1. Tìm hiểu cấu trúc hình khối của mắt, mũi, miệng, tai

Quan sát các hình khối mắt, mũi, miệng, tai phía trên và nêu cảm nhận:

– Cấu trúc của khối phạt mảng.

– Sự khác nhau về cấu trúc giữa khối phạt mảng và khối chi tiết.

2. Tìm hiểu về hình khối, đậm – nhạt của khối mắt, mũi, miệng, tai

Quan sát các hình vẽ khối mắt, mũi, miệng, tai phía trên và nêu cảm nhận:

– Hình khối, đậm – nhạt của khối phạt mảng mắt, mũi, miệng, tai.

– Hình khối, đậm – nhạt của khối mắt, mũi, miệng, tai.

– So sánh cách diễn tả hình khối, đậm – nhạt giữa khối phạt mảng và

khối chi tiết.

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

1. Chuẩn bị dụng cụ

2. Đặt mẫu

3. Các bước vẽ khối phạt mảng mắt/ mũi/ miệng/ tai

– Quan sát mẫu và chọn góc vẽ

– Sắp xếp bố cục hình vẽ trên giấy

* Vẽ khối mắt phạt mảng

– Vẽ hình

– Vẽ đậm – nhạt, hoàn chỉnh bài vẽ

* Vẽ khối mũi phạt mảng

* Vẽ khối miệng phạt mảng

* Vẽ khối tai phạt mảng

* Thực hành: Thực hiện vẽ khối phạt mảng: mắt/ mũi/ miệng/ tai bằng chất liệu chì.

* Phần tham khảo

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

Trưng bày sản phẩm mĩ thuật và nhận xét sản phẩm theo gợi ý:

– Đặc điểm về hình, khối, tỉ lệ, đường hướng của khối phạt mảng mắt/ mũi/ miệng/ tai.

– Yếu tố tạo hình cơ bản trong bài vẽ khối phạt mảng mắt/ mũi/ miệng/ tai.

– Các bước thực hiện.

VẬN DỤNG:

Tìm hiểu cấu trúc về hình, diện khối của đồ vật thông qua cách vẽ phác hình, diện khối đồ vật đó.

* Phần tham khảo

– Nhận biết được đặc điểm cơ bản của khối mắt, mũi, miệng, tai.

– Nhận biết được được cấu trúc, tỉ lệ, khối mắt, mũi, miệng, tai theo dạng phạt mảng.

– Biết sắp xếp bố cục và thể hiện được khối phạt mảng mắt/ mũi/ miệng/ tai trên

trang giấy.

– Phân tích và giải quyết được mối quan hệ giữa ánh sáng, hình và khối của khối

mắt/ mũi/ miệng/ tai trong không gian.

– Có thái độ học tập nghiêm túc; có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thiện bài học tốt hơn.

Yếu tố và nguyên lí tạo hình

Lựa chọn, kết hợp:

Yếu tố tạo hình

– Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm,

không gian.

Nguyên lí tạo hình

– Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn

mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà.

Hoạt động thực hành và thảo luận

Thực hành

– Vẽ nghiên cứu tượng chân dung phạt mảng bằng

chất liệu chì hoặc than.

Thảo luận

– Trao đổi về hình hoạ: Tượng chân dung phạt mảng.

Bài 2: Thực hành vẽ tượng chân dung phạt mảng

8

10

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

1. Tìm hiểu tượng chân dung phạt mảng

2. Tìm hiểu cấu trúc, tỉ lệ tượng chân dung phạt mảng

– Đường trục mặt, đường hướng mắt mũi miệng của tượng chân dung phạt mảng.

– Hình khối tượng chân dung phạt mảng.

+ Hình khối cấu trúc của xương đầu người.

+ Hình khối cấu trúc khái quát của đầu người.

+ Tỉ lệ, hướng ngang, dọc, mắt, mũi, miệng, tai trên tượng phạt mảng.

+ Cấu trúc hình khối của khối mặt phạt mảng nhìn chính diện

+ Cấu trúc hình khối của khối mặt phạt mảng nhìn nghiêng 3/4

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

1. Chuẩn bị dụng cụ

2. Đặt mẫu

3. Gợi ý các bước thực hiện vẽ tượng chân dung phạt mảng

– Chọn vị trí, quan sát và nhận xét mẫu.

– Sắp xếp bố cục hình vẽ trên giấy.

– Vẽ hình

– Vẽ đậm – nhạt, hoàn chỉnh bài vẽ

* Thực hành: Thực hiện bài vẽ nghiên cứu tượng chân dung phạt mảng bằng chất liệu chì

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

– Trưng bày sản phẩm mĩ thuật của học sinh. Nhận xét sản phẩm theo gợi ý:

+ Bố cục của bài vẽ: sự cân đối, tỉ lệ của mẫu tượng phạt mảng thể hiện trên giấy vẽ.

+ Hình vẽ

+ Độ đậm – nhạt

+ Mức độ hoàn chỉnh của bài vẽ

* Phần tham khảo: Một số sản phẩm mĩ thuật vẽ tượng chân dung phạt mảng.

VẬN DỤNG:

Dùng màu gouache hoặc màu acrylic vẽ một tượng phạt mảng với sắc độ độ đậm nhạt của màu.

* Phần tham khảo: Gợi ý các bước vẽ tượng phạt mảng với sắc độ đậm nhạt của màu.

– Nhận biết được cấu trúc, tỉ lệ tượng chân dung phạt mảng.

– Sắp xếp và vẽ được mẫu tượng chân dung phạt mảng trên trang giấy.

– Hiểu và phân tích được mối quan hệ giữa ánh sáng, hình và khối của chân dung tượng phạt mảng trong không gian.

– Nhận thức được vai trò, vị trí và tầm quan trọng của bài học để vận dụng vào giải quyết các bài học khác thuộc lĩnh vực mĩ thuật.

Trưng bày sản phẩm

1

1

Trưng bày các sản phẩm mĩ thuật tiêu biểu trong chuyên đề.

– Trưng bày sản phẩm hình hoạ tiêu biểu.

– Biết cách phân nhóm sản phẩm để trưng bày trong không gian lớp học.

– Phát triển kĩ năng trình bày, giới thiệu sản phẩm trước bạn bè và thầy cô.

CHUYÊN ĐỀ 2: THỰC HÀNH VẼ TRANG TRÍ 2

(2)

Bài 1: Tìm hiểu trang trí hình tròn

4

12

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

1. Tìm hiểu một số hình thức trang trí hình tròn

Quan sát một số hình ảnh và thảo luận về hình thức trang trí hình tròn.

2. Hoà sắc trong trang trí

– Hoà sắc nóng

– Hoà sắc lạnh

3. Một số quy tắc cơ bản trong trang trí hình tròn

– Quy tắc đối xứng

– Quy tắc lặp lại

– Quy tắc đảo ngược hoặc xoay chiều

– Quy tắc xen kẽ

– Quy tắc bất đăng đối

– Quy tắc chồng hình

4. Hoạ tiết trong trang trí hình tròn

– Hoạ tiết trang trí

– Cách điệu

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

1. Các bước xây dựng bài trang trí hình tròn ở dạng đen trắng

– Bước chuẩn bị

– Bước thực hành

2. Tham khảo các bước xây dựng phác thảo đen trắng trang trí hình tròn

* Thực hành: Thực hiện một bài vẽ phác thảo đen trắng trang trí hình tròn.

* Phần tham khảo

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

– Phân tích sản phẩm thực hành của em hoặc của bạn theo gợi ý.

VẬN DỤNG:

Tìm hiểu về nghệ thuật trang trí mosaic và ứng dụng kĩ thuật ghép mảnh bằng các vật liệu sẵn có để trang trí hình tròn.

* Phần tham khảo

– Nhận biết được đặc điểm trang trí hình tròn.

– Lựa chọn được hoạ tiết, biết cách sắp xếp và tạo được sự liên kết, mảng chính, mảng phụ của các nhóm hoạ tiết trong trang trí hình tròn.

– Biết sử dụng chất liệu để thực hiện xây dựng bản phác thảo trang trí hình tròn.

– Có kĩ năng trao đổi, thực hành và giải quyết vấn đề trong thực hành, sáng tạo.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm; biết trân trọng, yêu quý, giữ gìn sản phẩm và có ý thức trang trí chúng đẹp hơn.

Yếu tố và nguyên lí tạo hình

Lựa chọn, kết hợp:

Yếu tố tạo hình

– Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian.

Nguyên lí tạo hình

– Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà.

Hoạt động thực hành và thảo luận

Thực hành

– Trang trí hình tròn.

Thảo luận

– Trao đổi về trang trí hình tròn.

– Sản phẩm thực hành của học sinh.

Bài 2:

Thực hành trang trí hình tròn

5

7

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

1. Đặc điểm và cấu trúc hình tròn

2. Bố cục trong trang trí hình tròn

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

1. Các bước thực hiện một bài trang trí hình tròn

– Bước chuẩn bị

– Bước thực hành

2. Tham khảo các bước thực hành một bài trang trí hình tròn

* Thực hành: Thực hành trang trí hình tròn

* Phần tham khảo

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

– Trưng bày bài sản phẩm thực hành của em (nhóm).

– Nhận xét sản phẩm theo gợi ý.

VẬN DỤNG:

Em hãy trang trí một sản phẩm/ đồ vật từ những mẫu trang trí hình tròn em yêu thích.

* Phần tham khảo: Một số sản phẩm ứng dụng trang trí hình tròn.

– Hiểu được các bước thực hành trang trí hình tròn.

– Sử dụng được chất liệu màu bột, màu nước hoặc chất liệu tương đương trong thực hành, sáng tạo.

– Tạo được hoà sắc trong trang trí hình tròn.

– Phân tích được vẻ đẹp của trang trí hình tròn và liên hệ được tính ứng dụng của trang trí hình tròn trong cuộc sống.

– Biết trân trọng giá trị ứng dụng của sản phẩm trang trí trong cuộc sống.

Trưng bày sản phẩm

1

1

Lựa chọn trưng bày các sản phẩm mĩ thuật tiêu biểu trong chuyên đề.

– Trưng bày các sản phẩm.

– Biết cách phân nhóm sản phẩm để trưng bày trong không gian lớp học.

– Phát triển kĩ năng trình bày, giới thiệu sản phẩm trước bạn bè và thầy cô.



CHUYÊN ĐỀ 3: THỰC HÀNH VẼ TRANH BỐ CỤC 2

(3)

Bài 1: Tìm hiểu tranh bố cục nhân vật

4

10

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

1. Tìm hiểu về tranh bố cục nhân vật

2. Một số dạng thức bố cục tranh nhân vật

– Bố cục theo dạng hình tròn

– Bố cục theo dạng hình vuông, chữ nhật

– Bố cục theo dạng hình tam giác

– Bố cục theo dạng đối lập/ tương phản

– Bố cục theo nguyên lí nhịp điệu/ chuyển động

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

Tham khảo các bước vẽ tranh bố cục nhân vật.

* Thực hành: Hãy xây dựng một phác thảo tranh bố cục nhân vật

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

Trưng bày sản phẩm và trao đổi với thành viên trong nhóm những nội dung sau:

– Sản phẩm mĩ thuật được sắp xếp theo dạng bố cục nào?

– Bố cục và hình tượng nhân vật đã phù hợp với đề tài thể hiện chưa? Vì sao?

– Ý tưởng cá nhân trong việc lựa chọn yếu tố và nguyên lí tạo hình cho bài phác thảo

sản phẩm mĩ thuật.

– Đưa ra quan điểm của mình khi nhận xét sản phẩm mĩ thuật của bạn.

VẬN DỤNG:

Tìm hiểu tranh đề tài nhân vật của các hoạ sĩ nổi tiếng Việt Nam như: Tô Ngọc Vân, Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm,… và thực hiện các yêu cầu.

* Phần tham khảo

Chép hoặc mô phỏng lại bố cục, hình dáng nhân vật và đậm nhạt tác phẩm Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của hoạ sĩ Nguyễn Sáng và Chơi ô ăn quan của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh ở dạng đơn giản.

– Nhận biết được đặc điểm của tranh bố cục nhân vật.

– Biết áp dụng các dạng thức bố cục và nguyên lí tạo hình để thực hiện được phác thảo bố cục nhân vật hợp lí, sinh động.

– Biết phân tích, nhận xét về các yếu tố và nguyên lí tạo hình trong tranh bố cục

nhân vật.

– Thể hiện được quan điểm cá nhân trong cảm thụ và phân tích nghệ thuật.



Bài 2: Thực hành vẽ tranh bố cục nhân vật

5

8

QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC:

1. Tìm hiểu các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vật

– Nguyên lí chính – phụ

– Nguyên lí cân bằng

– Nguyên lí tương phản

– Nguyên lí chuyển động/ nhịp điệu

– …

2. Những điều cần chú ý khi xây dựng tranh bố cục nhân vật

– Nhân vật quá to hoặc quá nhỏ so với khuôn tranh.

– Để mảng nhân vật chính nằm ở vị trí chính tâm hoặc lệch ra 4 góc tranh.

– Nhân vật bị cắt hoặc sát các mép khuôn khổ tranh.

– Hình dáng, chi tiết, khoảng cách các nhân vật giống nhau.

– …

LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO:

Tham khảo các bước thể hiện bố cục tranh nhân vật theo đề tài tự chọn.

– Gợi ý các bước thực hiện:

+ Phác thảo đen trắng

+ Vẽ màu

* Thực hành: Hãy thực hiện một bố cục tranh nhân vật.

* Phần tham khảo

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ:

Trưng bày sản phẩm và thảo luận với các thành viên trong nhóm những nội dung sau:

– Trình bày thứ tự các bước tiến hành thể hiện sản phẩm mĩ thuật (từ xây dựng phác thảo đến hoàn thiện).

– Chỉ ra các nguyên lí tạo hình được sử dụng trong sản phẩm mĩ thuật. Nguyên lí nào được thể hiện rõ nhất?

– Đưa ra quan điểm của mình khi nhận xét sản phẩm mĩ thuật của bạn.

VẬN DỤNG:

Vận dụng kiến thức đã học về các phương pháp xây dựng bố cục tranh nhân vật để tìm tư liệu cho bài học thông qua việc chụp ảnh, kí hoạ (ghi chép).

* Phần tham khảo

– Biết lựa chọn đề tài và chất liệu để thể hiện tranh bố cục nhân vật.

– Sử dụng được các nguyên lí cân bằng, tương phản, nhịp điệu, chính phụ, tỉ lệ,

nhấn mạnh,... và các yếu tố tạo hình để tạo được tranh bố cục nhân vật.

– Thể hiện được quan điểm cá nhân trong phân tích và đánh giá sản phẩm mĩ thuật.

– Có ý thức tìm hiểu, sáng tạo và phát huy những giá trị thẩm mĩ của thế hệ hoạ sĩ đi trước.

Yếu tố và nguyên lí tạo hình

Lựa chọn, kết hợp:

Yếu tố tạo hình

– Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian.

Nguyên lí tạo hình

– Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà.

Hoạt động thực hành và thảo luận

Thực hành

– Vẽ tranh bố cục nhân vật bằng chất liệu màu bột, màu nước hoặc chất liệu tương đương.

Thảo luận

– Tranh bố cục nhân vật.

– Sản phẩm thực hành của học sinh.

Định hướng chủ đề: Tự chọn.

Trưng bày sản phẩm

1

1

Trưng bày các sản phẩm mĩ thuật tiêu biểu trong chuyên đề.

– Trưng bày các sản phẩm.

– Biết cách phân nhóm sản phẩm để trưng bày trong không gian lớp học.

– Phát triển kĩ năng trình bày, giới thiệu sản phẩm trước bạn bè và thầy cô.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 52
0 Bình luận
Sắp xếp theo