Người nào ở nước ta không làm sinh nhật cho trẻ, chỉ làm sinh nhật báo hiếu ông bà cha mẹ?
Người nào ở nước ta không làm sinh nhật cho trẻ, chỉ làm sinh nhật báo hiếu ông bà cha mẹ? Sinh nhật được tổ chức vào kỉ niệm ngày sinh của mỗi người hàng năm. Sinh nhật là dịp ăn mừng tuổi mới cho tất cả mọi người từ già đến trẻ. Người trẻ thường tổ chức các bữa tiệc sinh nhật sôi động và háo hức hơn những người già. Tuy nhiên tại dân tộc này, người ta lại không làm sinh nhật cho trẻ, chỉ làm sinh nhật báo hiếu ông bà cha mẹ? Các bạn có biết dân tộc này không? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.
Dân tộc chỉ tổ chức sinh nhật báo hiếu ông bà cha mẹ
1. Người nào ở nước ta không làm sinh nhật cho trẻ, chỉ làm sinh nhật báo hiếu ông bà cha mẹ?
Người Nùng ở nước ta không làm sinh nhật cho trẻ, chỉ làm sinh nhật báo hiếu ông bà cha mẹ.
=> Dân tộc Nùng không làm sinh nhật cho trẻ. Bởi theo quan niệm của người Nùng, những người từ 50-60 tuổi trở lên mới xếp vào bậc có tuổi.
Lễ sinh nhật của người Nùng thường được kéo dài hơn 1 ngày.
2. Lễ sinh nhật báo hiếu của dân tộc Nùng
Theo phong tục truyền thống, người Nùng không tổ chức sinh nhật cho trẻ con, bố mẹ cũng không được làm sinh nhật cho con, mà chỉ có con mới được làm sinh nhật mừng thọ báo hiếu cho ông bà, cha mẹ.
Trong tập quán của bà con dân tộc Nùng (Lạng Sơn), những người từ 50-60 tuổi trở lên thì được xếp vào bậc có tuổi và mới được tổ chức sinh nhật. Lễ sinh nhật được tổ chức hằng năm đúng vào ngày sinh của người cao tuổi nhất trong gia đình. Đây là dịp để con cháu tề tựu đông đủ, thể hiện sự kính trọng báo hiếu những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình khôn lớn.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Ngân, Giám đốc Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, cho biết: lễ sinh nhật mừng thọ bắt đầu từ quan niệm của người Nùng về hồn vía, về chu kỳ của đời người: “Người Nùng quan niệm được sống đến 60 tuổi tức là hết một vòng đời người và muốn sống tiếp vòng đời thứ hai thì phải làm lễ sinh nhật. Từ tuổi này trở đi, người Nùng thường làm lễ sinh nhật thường xuyên hàng năm thể hiện sự báo hiếu, quan tâm không chỉ chăm sóc về mặt thể chất, mà còn quan tâm tới yếu tố tinh thần để cho người già vui khoẻ, ít bệnh tật”.
Theo tục lệ, con cái ra ở riêng sẽ lần lượt làm lễ sinh nhật cho bố, mẹ già. Những cô gái đi lấy chồng ít nhất phải đem lợn quay, bánh trái, rượu, chè... về làm lễ sinh nhật cho bố, mẹ một lần trong đời, thể hiện sự hiếu thảo đối với cha mẹ. Trong ngày mừng sinh nhật, tất cả khách đến dự đều có quà, thường là cân gạo, con gà, cân thịt lợn... tùy hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình. Trong tâm thức dân gian của người Nùng, người có tuổi thọ là có phúc lớn, có phúc lớn nên mới sống được lâu và có phúc mới có con cháu đuề huề. Vào đúng ngày sinh nhật, con cháu có mặt đông đủ đem theo các lễ vật, đồ cúng. Trong nghi lễ sinh nhật báo hiếu, các gia đình nhất định phải mời được thày Tào ( thày cúng), mời bà Then về hát, múa phụ hoạ, bởi theo quan niệm của đồng bào chỉ có lời của thày Tào, tiếng hát, cây đàn tính của bà then mới có thể đưa các lời cầu khấn đến được các vị thần linh tổ tiên. Các lễ vật trong lễ sinh nhật đều gửi gắm trong đó ý nghĩa mong những điều tốt đẹp nhất đến với ông bà, cha mẹ mình. Trong các lễ vật đó không thể thiếu xôi gà, thịt lợn quay, trứng luộc, bánh dày, bánh đúc...
Lễ mừng sinh nhật thường kéo dài hơn một ngày, bắt đầu từ đầu giờ tối hôm trước và kết thúc tôi khuya ngày hôm sau. Mở đầu buổi lễ, thày Tào cầu khấn bằng những câu hát lượn, mời các bậc tổ tiên về để phù họ cho người được làm lễ sinh nhật, trong khi bà then cũng hát múa phụ hoạ. Theo các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, thường có đến 11 làm điệu, nội dung các làn điệu câu hát kể về nguồn gốc con người, từ khi chưa có con người, sau đó con người sinh ra, lớn lên rồi đến tuổi già. Lời hát như lời ru, mong các bậc tổ tiên ở thế giới bên kia vui vẻ phù hộ cho chủ nhân trẻ lại, sống lâu.
Kết thúc buổi lễ, ông hoặc bà, cha mẹ bao giờ cũng chia cho con cháu nắm xôi, cái bánh... Việc phân chia những lễ vật cho con cháu cũng thể hiện mong cho con cháu sau này cũng được hưởng, may mắn, phúc đức của ông bà, cha mẹ mình để lại.
Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc tập quán không tổ chức sinh nhật cho người trẻ, chỉ làm lễ sinh nhật báo hiếu cho ông bà, cha mẹ của người Nùng.
Việt Nam là đất nước có đông dân tộc anh em, mỗi dân tộc, vùng miền lại có những truyền thống, quan niệm khác nhau. Điều đó tạo nên sự đa dạng, phong phú cho nền văn hóa Việt.
Thay vì tổ chức sinh nhật cho mọi lứa tuổi, người Nùng lại chỉ tổ chức sinh nhật cho ông bà, cha mẹ, những người trên 50 tuổi. Thật là độc đáo phải không nào?
Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:
Phạm Huyền Trang
- Ngày:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Nhật ký làm theo lời Bác THCS năm 2025 hay nhất
-
STT, Cap hay về thanh xuân
-
Những câu tỏ tình hay nhất 2025
-
6 Cách tra cứu số CCCD 2024 online
-
Hoa tiêu là gì?
-
Tiêu chuẩn sức khỏe thi quân đội 2025
-
Trái tim màu xanh dương có ý nghĩa gì?
-
Văn khấn xin bao sái ban thờ thần Tài 2025 dễ thuộc
-
Trở thành Đoàn viên, bạn sẽ làm gì để cống hiến cho Đoàn?
-
Củ xả, củ sả hay củ sã, từ nào đúng chính tả?
-
45+ Lời chúc ngày Thể thao Việt Nam 27/3 năm 2025 hay nhất
-
Mai mắn hay may mắn?