TP Hồ Chí Minh ngày mấy hết cách ly toàn xã hội?

TP Hồ Chí Minh ngày mấy hết cách ly toàn xã hội? Vì tình hình dịch diễn biến phức tạp nên TP Hồ Chí Minh tiếp tục cho giãn cách xã hội để kiểm soát tốt nguồn dịch. Điều này khiến người dân có phần thấy "nóng ruột" đặt ra câu hỏi "Ngày mấy hết cách ly toàn xã hội?", "Thành phố Hồ Chí Minh khi nào hết cách ly?"...

Trong thời gian cách ly toàn xã hội, mọi hoạt động của người dân đều bị hạn chế, các dịch vụ, hoạt động kinh doanh theo đó mà giảm xuống kéo theo sự suy giảm tình hình kinh tế của người dân. Chính vì lẽ đó mà nhiều người mong ngóng ngày Sài Gòn hết cách ly.

1. TP Hồ Chí Minh kéo dài giãn cách đến hết tháng 9

Chiều 13/9, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết thành phố sẽ kéo dài giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thêm một thời gian, dự kiến đến cuối tháng 9. Việc này để đảm bảo việc chống dịch của thành phố bền vững hơn, từng bước nới lỏng, phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội.

TP Hồ Chí Minh ngày mấy hết cách ly toàn xã hội?

Trong thời gian qua, việc chống dịch của TP Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả tích cực:

  • Việc giãn cách đã được thực hiện nghiêm, tỷ lệ "vùng đỏ" được thu hẹp, mở rộng "vùng xanh": có 53% tổ dân phố là "vùng xanh"
  • Công tác quản lý thu dung, điều trị của thành phố có những bước tiến đáng kể, phù hợp với diễn biến dịch phức tạp. F0 được tiếp cận thuốc, hỗ trợ y tế kịp thời. Sự giúp đỡ của các tổ quân y giúp quản lý F0 hiệu quả. Tất cả điều này giúp số ca cấp cứu, tử vong giảm đi.
  • Có 6,5 triệu người mũi 1, chiếm trên 90% dân số 18 tuổi trở lên; 1,3 triệu người tiêm mũi 2, đạt 19%

Mặc dù dịch bệnh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang diễn tiến theo chiều hướng khả quan nhưng TP vẫn chưa kiểm soát được dịch bệnh: Biểu đồ ca mắc tại TP HCM đang đi theo đường ngang, không lên nhưng cũng không xuống, trung bình số ca mắc mới mỗi ngày dao động từ 5.000 đến 6.000 ca.

Sự xuất hiện của biến thể Delta nằm ngoài dự kiến, biến thể này còn có thể tránh được các kháng thể của con người khiến việc dập dịch lại càng phức tạp và khó khăn hơn, không thể đưa số ca F0 trong cộng đồng về 0.

Với những thách thức và khó khăn như vậy, TP Hồ Chí Minh không thể liều lĩnh mở cửa quá sớm, phải bảo vệ những thành quả đã đạt được. Do đó, dự kiến TP HCM sẽ giãn cách theo chỉ thị 16 đến hết tháng 9.

Để việc mở cửa được tiến hành nhanh nhất có thể, người dân cần nâng cao ý thức của mình, cảnh giác với dịch bệnh, mỗi người dân là một pháo đài giúp các cấp chính quyền, lãnh đạo nhanh chóng thực hiện được tiêu chí kiểm soát dịch, qua đó đẩy nhanh quá trình mở cửa bởi việc mở cửa phải tuân theo nguyên tắc "an toàn mới mở".

Các mục dưới đây sẽ là những thông tin về tình hình giãn cách của TP Hồ Chí Minh tại các tháng trước đó (trước ngày 5/9), giúp các bạn có cái nhìn tổng quát về quá trình giãn cách của TP trong vài tháng nay.

2. Xu hướng thực hiện giãn cách TP Hồ Chí Minh

Liệu TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách đến bao giờ? Và với phương án như thế nào?

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên trong bài phát biểu sáng 5/9 đã nêu rõ xu hướng giãn cách xã hội TP Hồ Chí Minh như sau:

"TP đang đi tìm phương án khôi phục kinh tế trong giai đoạn bình thường mới và giao cho quận 7 làm điểm. Chúng ta không thể tiếp tục mãi giãn cách triệt để, cũng như không thể quét sạch F0, thay vào đó chúng ta sẽ mở dần, sống trong điều kiện bình thường mới, trong điều kiện có dịch".

Ông Nguyễn Văn Nên đánh giá: TP.HCM phải mở cửa dần, chậm nhưng chắc. "Không thể mãi giãn cách nghiêm ngặt và cũng không thể quét sạch F0"

=> TP Hồ Chí Minh đang cố gắng để đưa TP về trạng thái bình thường mới.

Bình thường mới trong điều kiện có dịch trước hết là tâm thế, thói quen sống của người dân là cực kỳ quan trọng. Thứ hai là củng cố hệ thống y tế đủ mạnh, khi có đủ những điều đó thì mới có thể yên tâm sản xuất.

Để thực hiện mục tiêu này, TP đang đẩy nhanh việc bao phủ vắc xin, tạo thành miễn dịch cộng đồng. Bên cạnh việc tiêm vắc xin, ý thức người dân là vô cùng quan trọng. Người dân phải có ý thức phòng dịch, nhận thức được xung quanh mình luôn tồn tại sự nguy hiểm để nâng cao cảnh giác.

=> Mỗi người dân phải là một chiến sĩ để cùng nhau đoàn kết chống lại dịch bệnh nguy hiểm, không nên ỷ lại vào Nhà nước mà quên đi nhiệm vụ của bản thân mình. Trong công tác chống dịch, mỗi người dân là một mắt xích tuy nhỏ bé nhưng lại có vai trò rất lớn. Mỗi người có ý thức một chút thì công cuộc chống lại dịch bệnh của chúng ta sẽ diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả.

3. TP Hồ Chí Minh có tiếp tục giãn cách tiếp không?

Trước tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp với số ca nhiễm tăng nhanh và đứng top đầu cả nước, một số tỉnh miền Nam sẽ tiếp tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 (bao gồm: Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang,...)

  • Đồng Nai:

Đồng Nai tiếp tục giãn cách đến 15/9. Chính quyền tỉnh khuyến cáo người dân không ra đường sau 18h đến 6h hôm sau, việc đi chợ phải có phiếu theo quy định. Các cơ quan nhà nước chỉ bố trí 1/4 số lượng nhân viên đến đơn vị.

  • Bình Dương:

Tỉnh Bình Dương cũng giãn cách xã hội đến ngày 15/9, kéo dài so với dự kiến ban đầu. Trong đó, Thành phố Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên giãn cách theo Chỉ thị 16 ở cấp độ cao. Người dân những nơi này không ra khỏi nhà, kể cả đi chợ, lương thực, thực phẩm sẽ được phát miễn phí hoặc lực lượng chức năng đi chợ hộ. Riêng 15 phường được xác định "vùng đỏ đậm đặc" ở thành phố Thuận An và thị xã Tân Uyên tiếp tục "khóa chặt - đông cứng".

  • Long An:

Sau 43 ngày giãn cách xã hội toàn tỉnh theo Chỉ thị 16, sẽ tiếp tục giãn cách các huyện gồm Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Châu Thành, Thủ Thừa, Cần Đước, Tân Trụ và TP Tân An theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 31/8 đến hết ngày 13/9.

Thị xã Kiến Tường và các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ áp dụng Chỉ thị 16 từ 0h ngày 31/8 đến hết ngày 6/9.

  • Bến Tre giãn cách toàn tỉnh theo Chỉ thị 16 đến ngày 10/9; Tây Ninh đến 12/9, Kiên Giang đến 6/9. Trà Vinh đến 10/9; riêng Tiền Giang giãn cách TP Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo, Châu Thành, Cái Bè, Gò Công Đông, thị xã Cai Lậy và thị xã Gò Công đến 15/9 – bốn huyện còn lại được nới lỏng giãn cách theo Chỉ thị 15.

Hiện nay lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đang gấp rút, tích cực, nỗ lực trong việc kiểm soát các ổ dịch bùng phát tại các tỉnh miền Nam với sự vào cuộc của Quân đội. Người dân cần nâng cao ý thức để phối hợp với chính quyền trong việc dập dịch. Cần loại bỏ những trường hợp thiếu ý thức, trốn tránh các biện pháp chống dịch, xúc phạm tổ công tác như hiện nay.

Bên cạnh đó, tình hình tin giả tràn lan đang là vấn nạn khiến nhiều người có cái nhìn sai lệch về tình hình dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh. Người dân khi tiếp cận các thông tin trên mạng xã hội nên cẩn thận và có sự sàng lọc thông tin, không nên tin ngay mà hãy tin tưởng chính quyền, trang bị thêm những kiến thức về biện pháp bảo vệ bản thân tại các trang báo chính thống của nhà nước. Không nên quá tin tưởng mà làm theo những bài thuốc trên mạnh (ví dụ như xông hơi hay sử dụng địa long,...)

4. TP Hồ Chí Minh "Ai ở đâu ở đó"

Từ 16/8, TP Hồ Chí Minh tiếp tục bước vào đợt giãn cách mới.

Tối 19/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An về công tác phòng chống dịch COVID-19, xác định: đợt giãn cách này sẽ thực hiện mạnh mẽ hơn, quyết liệt và triệt để hơn với sự vào cuộc của Quân đội, Công an.

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang cho biết quân đội sẵn sàng triển khai lực lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng và theo yêu cầu của TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, trong đó có lực lượng y bác sĩ điều trị; tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa tới người dân... Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với các bộ ngành làm việc trực tiếp, cụ thể với từng địa phương để tính toán phương án chi tiết cung ứng hàng hóa cho nhân dân Thành phố và các tỉnh.

TP Hồ Chí Minh ngày mấy hết cách ly toàn xã hội?

Trước đó, báo cáo với Thủ tướng, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, TP giao Bộ Tư lệnh TP, Công an TP, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP thành lập khoảng 200 đội công tác đặc biệt để kiểm soát việc thực hiện giãn cách, hỗ trợ lương thực, thực phẩm đến tận tay người dân; 400 trạm y tế lưu động tại các phường, xã có nhiều F0; xét nghiệm nhanh và RT-PCR toàn bộ các hộ dân trong “vùng đỏ”; bổ sung thêm một số đối tượng nguy cơ cao…

Lãnh đạo các bộ ngành cho rằng, để thực hiện nghiêm giãn cách trên tinh thần “mỗi xã phường là một pháo đài”, nhất định phải bảo đảm cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm thiết yếu, trợ giúp y tế cho người dân để không một ai phải ra khỏi nhà, gia đình phải cách ly triệt để với gia đình, đồng thời hạn chế tối đa những hoạt động có thể dẫn đến tập trung đông người, kể cả các chợ, siêu thị…

=> Trong lần giãn cách này, từ 23/8 người dân TP Hồ Chí Minh sẽ ở yên trong nhà, vấn đề lương thực thực phẩm đã có cơ quan chức năng cung ứng và vận chuyển tới tay người dân.

Qua đợt giãn cách này, Hồ Chí Minh đặt mục tiêu:

  • Từ ngày 15/8 đến 31/8 phải giảm tối đa trường hợp tử vong, không để xảy ra trường hợp F0 chuyển nặng không được tiếp nhận điều trị; kiểm soát được tình hình dịch bệnh tại một số quận, huyện.
  • Từ ngày 1/9 đến ngày 15/9 Thành phố sẽ duy trì kiểm soát được lây nhiễm trong cộng đồng.

5. Các đợt giãn cách trước đó của TP Hồ Chí Minh

TP HCM giãn cách toàn thành phố

Do sự lây lan nhanh, chóng mặt của dịch bệnh, sự tăng đột biến của những ca nhiễm covid mới những ngày qua nên từ 0h ngày 9-7, TP HCM sẽ giãn cách toàn thành phố theo chỉ thị 16 trong thời gian 15 ngày. Cụ thể:

  • Tạm ngưng hoạt động các loại hình vận tải công cộng, xe hai bánh kết nối công nghệ với hành khách, xe ôm.
  • Tạm ngưng hoạt động 3 chợ đầu mối (Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức) và một số chợ truyền thống để đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch nhưng chuỗi cung ứng hàng hóa của thành phố vẫn được duy trì ổn định

TP Hồ Chí Minh ngày mấy hết cách ly toàn xã hội?

TP Hồ Chí Minh ngày mấy hết cách ly toàn xã hội?

TP Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện việc giãn cách toàn xã hội là hoàn toàn hợp lý, vì:

  • Dịch bệnh đang phát triển phức tạp với sự xuất hiện của chủng mới Delta, có tốc độ lây lan cao hơn nhiều so với chủng cũ (chủng biến thể Delta ước tính có thể lây nhiễm nhiều hơn biến thể Alpha từ 40-60%, một người mắc bệnh chủng cũ trung bình sẽ lây cho 2-4 người; chủng biến thể Alpha có thể lây cho 7 người)
  • Hồ Chí Minh là thành phố có mật độ dân số cao, có nhiều địa điểm vui chơi và các khu công nghiệp, nếu dịch bệnh bùng phát trên diện rộng thì rất khó để kiểm soát
  • Hiện tại số ca nhiễm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã lên con số lớn với đơn vị hàng ngàn người

=> TP Hồ Chí Minh cần tiếp tục giãn cách để thực hiện việc kiểm soát tốt dịch bệnh. Dù những thiêt hại về kinh tế khi giãn cách trong 1 thời gian dài là điều không thể tránh khỏi và ai cũng nhận thấy được nhưng chúng ta đành hi sinh lợi ích trước mắt để đảm bảo an toàn cho người dân và sự ổn định lâu dài.

Sau đợt áp dụng chỉ thị 16 này, TP Hồ Chí Minh đưa ra các phương án sau:

Phương án thứ nhất, thành phố kiểm soát và chặn được Covid-19, khi đó có thể sẽ xem xét áp dụng Chỉ thị 15 hay Chỉ thị 19, hoặc biện pháp "Chỉ thị 16 trừ".

Phương án thứ hai, TP HCM chưa kiểm soát được Covid-19, dịch vẫn gia tăng. Khi đó, thành phố tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 một thời gian nữa.

Phương án thứ ba, tình huống xấu nhất, dịch bệnh gia tăng mạnh mẽ, mất kiểm soát. Lúc này TP HCM tính các phương án, trong đó có phong toả mạnh mẽ hơn, thậm chí phải sử dụng thêm những biện pháp khác.

TP HCM có tiếp tục giãn cách xã hội không?

Sau khi kết thúc 2 lần giãn cách, liệu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết TP sẽ tiếp tục thực hiện chỉ thị 10 sau khi hết thời gian thực hiện giãn cách xã hội đợt 2 (dự kiến kết thúc vào 0h ngày 29-6).

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết TP sẽ tiếp tục thực hiện chỉ thị 10 sau khi hết thời gian thực hiện giãn cách xã hội đợt 2 (dự kiến kết thúc vào 0h ngày 29-6). Chỉ thị 10 không có thời hạn thực hiện. Sau ngày 30-6, TP HCM vẫn áp dụng phương án này

=> Từ 0h ngày 29-6, TP.HCM tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp của chỉ thị 10 của UBND TP. Trong đó, có giải pháp mạnh như dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, dừng hoạt động các chợ tự phát.

Không tụ tập trên 3 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tuân thủ triệt để quy tắc 5K của Bộ Y tế; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 1,5m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

Yêu cầu mọi người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và các trường hợp khác do Sở Y tế hướng dẫn.

=> Hiện nay, TP HCM vẫn tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 10.

Đây là lần giãn cách xã hội thứ 3 của TP Hồ Chí Minh (trước đó là giãn cách theo chỉ thị 16 từ ngày 31-5, lần giãn cách thứ 2 là theo chỉ thị 15 từ 0h ngày 15-6 cho đến 0h ngày 29-6)

TP Hồ Chí Minh ban hành chỉ thị 10 tăng cường các biện pháp chống dịch

Tối 19-6, Chủ tịch UBND TP HCM đã ban hành Chỉ thị 10/CT-UBND về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP để nhanh chóng đưa cuộc sống sớm trở lại bình thường.

Theo chỉ thị 10, UBND TP HCM yêu cầu mọi người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và các trường hợp khác do Sở Y tế hướng dẫn. Toàn thể người dân tự giác chấp hành các yêu cầu, biện pháp phòng, chống dịch, tích cực tham gia khai bảo y tế tự nguyện, tự bảo vệ bản thân và gia đình.

Và yêu cầu:

- Dừng tất cả các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, dừng hoạt động các chợ tự phát.

- Không tụ tập trên 03 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tuân thủ triệt để quy tắc 5K của Bộ Y tế; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 1,5 mét giữa người với người tại các địa điểm công cộng; tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm công tác phòng, chống dịch COVID-19 của các cá nhân, tổ chức. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố nếu để tập trung quả 03 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

....

Để biết đầy đủ các yêu cầu, quy định, mời các bạn đọc Chỉ thị 10

=> Các biện pháp về phòng chống dịch Covid đang được siết chặt, từ đó nhanh chóng kiểm soát được tình hình dịch bệnh đang phức tạp tại TP Hồ Chí Minh để sớm đưa các hoạt động ở TP HCM trở lại bình thường.

Chỉ thị 10 thuộc loại văn bản hành chính cá biệt, nên sẽ có hiệu lực ngay khi ký ban hành (vào chiều tối 19-6-2021). Thời gian thực hiện các nội dung trên đến khi có thông báo mới.

Trên đây Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi TP Hồ Chí Minh ngày mấy hết cách ly toàn xã hội? Trong thời điểm dịch bùng phát căng với hàng nghìn ca mắc mới mỗi ngày ở thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay thì một phương án chặt chẽ và quyết liệt hơn là hoàn toàn cần thiết. Mặc dù ai ở đâu ở yên đó nhưng người dân không cần lo lắng vì đã có sự vào cuộc của quân đội, công an trong việc cung ứng, vận chuyển lương thực đến tận nhà, và đội ngũ y bác sĩ có sự chuẩn bị y tế đảm bảo cho người dân, để người dân không cần thiết ra khỏi nhà.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 2.902
0 Bình luận
Sắp xếp theo