Mâm cỗ chay cúng ngày đầu năm mùng 1 Tết
Tết Nguyên đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Chữ "Nguyên" có nghĩa là bắt đầu, chữ "đán" có nghĩa là buổi ban mai. "Nguyên đán" là khởi điểm của năm mới.
Do vậy, sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán lại càng được coi trọng bởi đó là buổi sáng đầu tiên trong năm mới. Nên việc thờ cúng ngày mùng 1 Tết được các gia đình chuẩn bị rất chu đáo, để cầu mong cho một năm mới khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc cho cả gia đình.
Mâm cỗ chay cúng ngày đầu năm mùng 1 Tết cần những gì?
Mâm cũng chay ngày Tết
1. Cúng mùng 1 Tết
Cúng mùng 1 Tết là phong tục quen thuộc, truyền thống của người Việt từ bao đời nay.
Ngoài việc sửa soạn lại ban thờ (thay trầu cau, nước…) thì các gia đình vẫn chuẩn bị mâm cỗ để thắp hương ngày mùng 1 Tết Nguyên đán. Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
Lễ mặn thường là cúng bánh chưng, gà, giò, canh… Người ta cũng thường kiêng sát sinh vào sáng mùng 1 Tết nên gà cúng của buổi sáng này thường được làm từ tối hôm trước.
Sau khi mâm cúng mùng 1 Tết đã được sửa soạn tươm tất thì chủ nhà bưng lên bàn thờ, rồi tiếp theo lần lượt những người trong nhà ra trước bàn thờ vái lậy tổ tiên để tỏ lòng thành kính.
Hương tàn, chủ nhà lễ tạ, hạ cỗ xuống cho con cháu hưởng lộc.
2. Mâm cỗ chay cúng ngày đầu năm mùng 1 Tết
Ăn chay mùng 1 đầu năm mới, là thói quen của rất nhiều gia đình hiện nay vì tính thanh đạm mà bữa ăn mang lại cho sức khỏe và còn theo chế độ tín ngưỡng tôn giáo.
Mâm cơm chay ngày mùng 1 Tết không đòi hỏi bạn phải làm quá cầu kì, tuy nhiên thường mùng 1 là ngày chính để bạn cúng gia tiên, thần phật. Những ngày sau đó là cúng cơm bữa nên rất cần sự chăm chút để tâm của bạn. Vì vậy, những món chay ngày tết mùng 1 cần có đủ các món canh, rau, mặn, xào, đầy đủ hương vị sắc màu để mâm cơm cúng được sang trọng, hài hòa và đủ chất
2.1 Món xào
- Rau củ xào chay
Bạn có thể xào các loại rau củ được thái nhỏ hoặc cắt hạt lựu, nêm nếm với nhiều loại gia vị, nhất là tạo hương vị đặc trưng như bơ tỏi hoặc cà ri.
- Đậu phụ chiên xào nấm tươi
Món chay đậu phụ chiên xào nấm tươi đều là món chay tốt cho cơ thể. Để chế biến món ăn chay này bạn cần cắt ngay ngắn những miếng đậu hũ thành dải mỏng, đem chiên chín và sào chúng với nấm tươi, hành, cùng các loại gia vị, rau thơm khác. Đậu phụ chiên xào nấm tươi là món ăn đậm đà và quen thuộc, lại đủ dưỡng chất, do đó, nó không thể thiếu trong thực đơn ăn chay hàng ngày của các tín đồ chay.
- Mì xào chay
Sợi mì dài tượng trưng cho tuổi thọ cao và là món xào chay dễ ăn cũng như có ý nghĩa trên mâm cỗ mùng 1. Hơn nữa, các loại rau củ như cà rốt, đậu Hà Lan nguyên vỏ, nấm đông cô, nấm mèo và đậu hũ được xào đậm đà, bày trí bắt mắt trên đĩa mì xào.
2.2 Món canh
- Canh thập cẩm chay
Canh thập cẩm chay là sự kết hợp của nhiều loại rau củ như bắp Mỹ, khoai tây, cà rốt, su hào và nhiều loại rau củ khác mà bạn có thể sử dụng. Vì thế, nước canh có vị ngọt thanh tốt cho sức khỏe mà không cần phải nêm gia đường.
- Canh khổ qua nhồi đậu hũ chay
Khố qua là món canh truyền thống không thể nào thiếu trong mâm cơm đầu năm của gia đình Việt. Phần thịt chay bên trong được làm từ đầu hũ non trộn với nấm mèo và một chút miếng bún tàu, tất cả được nêm nếm và dồi vào bên trong ruột trái khổ qua.
Nước canh thì đậm đà kèm với chút nhẵn đắng nhờ việc hầm trái khổ qua nhồi thịt mềm trước khi ăn.
- Canh nấm ngũ sắc
Bạn cắt các loại nấm và các loại rau củ, tạo vị thanh ngọt cho nước dùng, cũng tạo sự màu sắc cho món ăn của bạn
2.3 Món hấp
- Xôi gấc đậu xanh
Xôi là món ăn truyền thống của người Việt Nam, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết.
Xôi gấc màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn kết hợp thêm màu xanh của đậu tượng trưng cho sự đâm chồi nảy lộc
- Cơm chay lá sen
Cơm lá sen không chỉ được bày đẹp mắt trên mâm cỗ mà còn thể hiện hương vị đặc trưng của người Việt. Hạt cơm dẻo, mềm kết hợp với nhiều loại rau củ được cắt hạt lựu như cà rốt, đậu cô que, bắp Mỹ, nấm đông cô và hạt sen nên có màu sắc rất bắt mắt bên cạnh các món chay khác.
- Bí đỏ hấp chay
Tạo hình quả bí đỏ hơi cầu kì nhưng đây là món chay giúp cho mâm cỗ của gia đình bạn thêm phần đặc sắc. Phần nhân bên trong quả bí gồm có cà rốt, bí đỏ, tàu hũ ky và nấm đông cô gần như giữ được hương vị ngọt tươi vốn có của thực phẩm khi sử dụng phương pháp hấp.
Vì thế, tránh được việc dùng dầu mỡ, giúp cho món chay thân thiện hơn đối với sức khỏe cho cả nhà đầu năm.
Trên đây, Hoatieu.vn đã giới thiệu đến bạn đọc Mâm cỗ chay cúng ngày đầu năm mùng 1 Tết. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công