Hỏi đáp về sách Mỹ thuật lớp 6 bộ Chân trời sáng tạo

Sách giáo khoa Mỹ thuật lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Cùng tìm hiểu về sách qua bài Hỏi đáp về sách Mỹ thuật lớp 6 bộ Chân trời sáng tạo sau đây nhé.

1. SGK Mĩ thuật 6 - CTST được biên soạn theo quan điểm nào?

Trả lời:

SGK Mĩ thuật 2 – CTST là sự kế thừa phát triển của bộ sách Học Mĩ thuật THCS nhằm PT Năng lực học sinh theo phương pháp do Vương quốc Đan Mạch tài trợ.

SGK Mĩ thuật 6 bộ Chân trời sáng tạo được biên soạn theo quan điểm Bình đẳng - Dân chủ - Sáng tạo trong giáo dục. Theo đó, sách định hướng biên soạn cho học sinh: Cơ hội tiếp cận tri thức như nhau; Phát huy năng lực của bản thân mỗi cá nhân; Phù hợp với năng lực nhận thức khác nhau; Cơ hội phát triển năng lực như nhau; Tự chủ trong học tập; Tự do trong sáng tạo; Chủ động trong giải quyết các vấn đề; Trách nhiệm trong công việc.

2. SGK Mĩ thuật 6 - CTST hình thành những phẩm chất, năng lực nào cho HS?

Trả lời:

SGK Mĩ thuật 6 bộ Chân trời sáng tạo giúp HS phát triển các phẩm chất cơ bản là: yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm; các năng lực chung là: Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo; đồng thời phát triển năng lực mĩ thuật với các thành phần: quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ.

3. SGK Mĩ thuật 6- CTST gồm mấy chủ đề, mấy bài đó là những chủ đề nào?

Trả lời:

SGK Mĩ thuật 6 bộ Chân trời sáng tạo gồm 18 bài, được cấu trúc theo 5 chủ đề là: Biểu cảm của sắc màu, Nghệ thuật Tiền sử thế giới và Việt Nam, Lễ hội quê hương, Nghệ thuật Cổ đại thế giới và Việt Nam, Vật liệu hữu ích.

4. Cho biết mô hình bài của SGK Mĩ thuật 6 -CTST. Cách thực hiện của từng hoạt động.

Trả lời:

Mô hình bài học của SGK Mĩ thuật 6 bộ Chân trời sáng tạo gồm 5 hoạt động với cách thực hiện như sau:

- Khám phá: Huy động cảm xúc, kinh nghiệm, sự trải nghiệm để hướng tới nội dung bài học.

- Kiến tạo kiến thức, kĩ năng: Hình thành, kiến tạo kiến thức – kĩ năng mới trong bài học.

- Luyện tập – sáng tạo: Luyện tập, thực hành, sáng tạo dựa trên kiến thức, kĩ năng vừa được học.

- Phân tích – đánh giá: Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận, phân tích, nhận xét, rút kinh nghiệm sau luyện tập sáng tạo để hoàn chỉnh kiến thức, kĩ năng mới.

- Vận dụng – phát triển: Vận dụng kiến thức, kĩ năng, sản phẩm vào thực tiễn cuộc sống và các hoạt động học tập tích hợp với mĩ thuật.

5. Điểm mới nổi bật của SGK Mĩ thuật 6 - CTST là gì?

Trả lời:

Điểm mới nổi bật của SGK Mĩ thuật 6 bộ Chân trời sáng tạo là:

- Các hoạt động trong bài học có tính liên kết, hệ thống để hình thành, phát triển năng lực sáng tạo và sáng tạo không ngừng cho học sinh.

- Các hoạt động học tác động đến 8 loại hình trí thông minh để HS phát huy được khả năng và trí thông minh thế mạnh nhằm phát triển bản thân.

- Bài học giúp hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực thẩm mĩ đặc thù cho học sinh.

- Hình thức tổ chức hoạt động đa dạng, linh hoạt. Luôn kết nối kiến thức mĩ thuật với cuộc sống, tạo hứng thú học tập và sáng tạo cho học sinh.

- Ngôn ngữ, hình ảnh khoa học, hấp dẫn, khuyến khích HS khám phá sự đa dạng của các yếu tố và nguyên lí mĩ thuật trong sản phẩm, tác phẩm.

6. Tổ chuyên môn có thể linh hoạt như thế nào khi thực hiện xây dựng Kế hoạch giáo dục môn Mĩ thuật 6 theo SGK Mĩ thuật 6 - CTST?

Trả lời:

SGK Mĩ thuật 6 – CTST gồm 18 bài, mỗi bài thực hiện trong 2 tiết, riêng bài tổng kết thực hiện trong 1 tiết (tổng là 35 tiết / năm học)

Khi lập kế hoạch giáo dục Môn Mĩ thuật 6, Tổ chuyên môn có thể đảo đổi vị trí các chủ đề cho phù hợp với Kế hoạch giáo dục mong muốn của nhà trường mà không ảnh hưởng đến mục tiêu giáo dục.

Khi lập kế hoạch bài dạy, mỗi GV có thể điều chỉnh thời gian thực hiện của mỗi tiết cho phù hợp với HS lớp mình mà vẫn đạt được mục tiêu. GV cần lưu ý, các hoạt động trong tiết học được lựa chọn sao cho HS luôn được thực hiện thao tác mĩ thuật, tránh tiết học chỉ có hoạt động xem tranh, ảnh, quan sát và trả lời câu hỏi.

7. HS tự học, tự giải quyết vấn đề và PT sáng tạo trong quá trình học SGK Mĩ thuật 6 - CTST như thế nào?

Trả lời:

Mỗi bài học trong SGK Mĩ thuật 6 – CTST được biên soạn thành các hoạt động, với tôn chỉ Hoạt động là điều kiện tiên quyết để phát triển năng lực. Mỗi hoạt động có hệ thống câu hỏi, nhiệm vụ, tranh ảnh,… rõ ràng, tường minh giúp HS có thể tự học,

Trong quá trình học SGK Mĩ thuật 6 bộ Chân trời sáng tạo, với mỗi hoạt động, mỗi bài học học sinh đều đứng ở vị trí trung tâm, được tạo cơ hội và khuyến khích tự tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, thực hành, tự học, tự giải quyết vấn đề, được khơi dậy khả năng sáng tạo và sang tạo không ngừng; còn giáo viên chỉ là người đóng vai trò dẫn dắt, gợi mở, hướng dẫn học sinh.

8. GV lưu ý gì khi Lập kế hoạch bài dạy theo SGK Mĩ thuật 6 - CTST?

Trả lời:

Khi lập kế hoạch bài dạy theo SGK Mĩ thuật 6 bộ Chân trời sáng tạo, GV cần lưu ý:

– Thiết kế các hoạt động xâu chuỗi với nhau để thấy rõ được kết quả của các quy trình dạy – học trong mỗi chủ đề.

– Khuyến khích và tao cơ hội để HS chia sẻ về những nội dung trong bài học và học được cách tự học.

– Phản ánh được phương pháp, cách thức GV sẽ khuyến khích và hướng dẫn HS để các em phát triển được năng lực, phẩm chất.

– Tạo hứng thú cho HS bằng cách tổ chức các hoat động Mĩ thuật tích hợp, linh hoạt,
theo nội dung bài học từ nhóm chủ đề liên quan đến kinh nghiệm cá nhân, tâm lí lứa
tuổi và kiến thức của HS.

– Tạo mối quan hệ giữa HS và GV, khuyến khích sự tham gia của cha mẹ HS, ban giám
hiệu và các GV khác trong trường vào quá trình giáo dục HS.

9. Vì sao nói SGK Mĩ thuật 6 - CTST thích hợp với mọi vùng miền trên cả nước?

Trả lời:

SGK Mĩ thuật 6 bộ Chân trời sáng tạo phù hợp với HS, GV ở khắp các địa phương trên mọi vùng miền đất nước vì sách đáp ứng mọi điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng học sinh, giáo viên trên cả nước. Mỗi bài học được thực hiện với các vật liệu mở, sẵn có, dễ tìm, đa dạng,… ở địa phương. Hoạt động học linh hoạt theo hình thức tổ chức mà giáo viên lựa chọn và mong muốn của học sinh. Đặc biệt là các hoạt động học trong sách được xây dựng phù hợp với các năng lực nhận thức khác nhau của học sinh, giúp các em phát triển được năng lực của bản thân.

Các vấn đề về giá trị văn hoá của mọi vùng miền trên cả nước đều được chú ý đưa vào sách thông qua kênh hình hoặc kênh chữ. Bên cạnh đó, sach cũng mở ra cho HS và GV tiếp cận những điều tiên tiến, hiện đại của nghệ thuật thế giới.

10. SGV Mĩ thuật 6 - CTST thể hiện quá trình đánh giá theo TT 58 như thế nào?

Trả lời:

Mỗi hoạt động học tập trong SGK Mĩ thuật 6 bộ Chân trời sáng tạo đã được thiết kế theo các yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất và thang đánh giá theo 2 mức độ Đạt và Chưa đạt theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng các yêu cầu học tập của SGK Mĩ thuật 6 để thực hiện đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì quá trình học tập của học sinh.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 1.756
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm