Hỏi đáp về sách Giáo dục công dân lớp 6 bộ Chân trời sáng tạo

Sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Cùng tìm hiểu về sách qua bài Hỏi đáp về sách Giáo dục công dân lớp 6 bộ Chân trời sáng tạo sau đây nhé.

Tìm hiểu sách Giáo dục công dân lớp 6 bộ Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 1: Ở cấp THCS, chương trình môn Giáo dục công dân quy định mấy nội dung giáo dục?

Trả lời:

Ở cấp THCS, chương trình môn Giáo dục công dân quy định 4 nội dung giáo dục bao gồm: Giáo dục đạo đức, Giáo dục kỹ năng sống, Giáo dục kinh tế, Giáo dục pháp luật.

Câu hỏi 2: Chương trình môn Giáo dục công dân tập trung phát triển những phẩm chất và năng lực chủ yếu ở học sinh?

Trả lời:

Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm

Năng lực: năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội

Câu hỏi 3. Chương trình môn Giáo dục công dân 6 được quy định mấy chủ đề?

Trả lời:

Chương trình môn Giáo dục công dân 6 được quy định 10 chủ đề bao gồm: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ; Yêu thương con người; Siêng năng, kiên trì; Tôn trọng sự thật; Tự lập; Tự nhận thức bản thân; Ứng phó với tình huống nguy hiểm; Tiết kiệm; Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quyền trẻ em.

Câu hỏi 4. Hãy cho biết ý nghĩa của từng phần trong cấu trúc một bài Giáo dục công dân 6.

Trả lời:

Khởi động: là hoạt động nhằm kích hoạt vốn kiến thức kỹ năng đã có của HS, tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, tiếp nhận kiến thức và kỹ năng mới.

Khám phá: là hoạt động giúp HS tự nhận thức, tự chiếm lĩnh kiến thức mới hoặc hình thành nhận thức mới đúng hơn, tốt hơn, chính xác hơn về một vấn đề thông qua hệ thống các câu hỏi/ giải pháp/ tình huống phù hợp với nội dung và mức độ yêu cầu cần đạt đã được quy định trong chương trình.

Luyện tập: là hoạt động giúp HS củng cố, mở rộng, phát triển kiến thức, nhận thức vừa khám phá và rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống phù hợp với nội dung và mức độ yêu cầu cần đạt đã được quy định trong chương trình.

Vận dụng: là hoạt động giúp HS bước đầu vận dụng kiến thức, kỹ năng đã khám phá và luyện tập để giải quyết một số vấn đề trong thực tế gia đình, nhà trường và xã hội phù hợp với nội dung và mức độ yêu cầu cần đạt đã được quy định trong chương trình.

Câu hỏi 5. Hãy cho biết 4 nguyên tắc giáo dục phù hợp được giới thiệu trong Chương trình môn Giáo dục công dân.

Trả lời:

  1. Chú trọng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để HS khám phá, phân tích, khai thác thông tin, xử lý tình huống thực tiễn, trường hợp điển hình; tăng cường sử dụng các thông tin, tình huống, trường hợp của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với đời sống HS trong việc phân tích, đối chiếu, minh họa để các bài học vừa có sức hấp dẫn, vừa nhẹ nhàng, hiệu quả; coi trọng tổ chức các hoạt động trải nghiệm để HS tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới, phát triển kỹ năng và thái độ tích cực trong môn Giáo dục công dân, trên cơ sởđó hình thành phát triển phẩm chất và năng lực của người công dân tương lai.
  2. Kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo hướng tích cực hóahoạt động của người học; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù của môn Giáo dục công dân như: giải quyết vấn đề, phân tích trường hợp điển hình kết hợp nêu gương; trải nghiệm; xử lý tình huống; thảo luận nhóm; đóng vai; dự án; thực hành…
  3. Kết hợp các hình thức dạy học theo hướng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả: dạy học theo lớp, theo nhóm và cá nhân; dạy học ở trong lớp và ở ngoài lớp, ngoài khuôn viên nhà trường; tăng cường thực hành, rèn luyện kỹ năng trong các tình huống cụ thể của đời sống; tích cực sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại nhằm đa dạng, cập nhật thông tin, tạo hứng thú cho HS khi triển khai môn Giáo dục công dân.
  4. Phối hợp giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và xã hội khi tổ chức dạy học môn Giáo dục công dân.

Câu hỏi 6. Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc dạy học phải hướng đến sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Do đó, giáo viên khi lập kế hoạch dạy học môn Giáo dục công dân 6 cần lưu ý những gì?

Trả lời:

- Cụ thể hoá mục tiêu trong từng kế hoạch: Khi lập kế hoạch dạy học cần đưa ra mục tiêu đầy đủ và cụ thể để đáp ứng được những yêu cầu cần đạt trong chương trình và vừa sức với năng lực của học sinh.

- Lập kế hoạch dạy học bằng nhiều hoạt động đa dạng: Các hoạt động nên chú trọng vào việc học sinh được thực hành, tiếp cận trực tiếp vào nội dung kiến thức, học sinh được tích cực thực hiện các công việc và có được những sản phẩm học tập cần thiết.

- Thời gian tổ chức tiết học: Tùy thuộc vào thời gian diễn ra tiết học, giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn các trò chơi, hình thức luyện tập phù hợp. Nhằm tăng hiệu quả của việc tham gia hoạt động của học sinh.

- Không triển khai nhiều nội dung kiến thức vào tiết học: Khác với chương trình giáo dục hiện hành, chương trình giáo dục phổ thông mới đánh giá học sinh qua sự phát triển hằng ngày về năng lực và phẩm chất. Giáo viên nên lập kế hoạch dạy học cụ thể, nội dung không quá nhiều. Nhưng vẫn đảm bảo mức cơ bản, học sinh vẫn có thể đáp ứng các yêu cầu cần đạt trong chương trình. Mỗi bài học trong sách giáo khoa Giáo dục công dân 6 có thể được dạy trong nhiều tiết, giáo viên có thể chủ động lập kế hoạch dạy học phù hợp với đặc điểm của học sinh, nhà trường, địa phương.

- Không ngừng sáng tạo: Giáo viên có thể sáng tạo nhiều điều hay như bổ sung luật chơi ở các trò chơi để tăng tính cạnh tranh, hấp dẫn; sử dụng dụng cụ thay thế bằng các vật liệu tái chế hoặc có thể hướng dẫn và giao nhiệm vụ làm dụng cụ tập luyện tái chế cho học sinh.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 510
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm