Hỏi đáp về sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 bộ Chân trời sáng tạo

Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Cùng tìm hiểu về sách qua bài Hỏi đáp về sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 bộ Chân trời sáng tạo sau đây nhé.

Tìm hiểu sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 bộ Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 1. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 - CTST được biên soạn theo quan điểm nào?

Trả lời:

SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 - CTST được biên soạn thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về đổi mới Chương trình SGK, tuân thủ các tiêu chuẩn SGK mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Đồng thời thực hiện tuyên ngôn sách Chuẩn mực – Khoa học – Hiện đại – Hội nhập của NXB Giáo dục Việt Nam. Bên cạnh đó, sách định hướng biên soạn sao cho mọi học sinh: Cơ hội tiếp cận tri thức như nhau; Phát huy năng lực của bản thân mỗi cá nhân; Phù hợp với năng lực nhận thức khác nhau; Cơ hội phát triển năng lực như nhau; Tự chủ trong học tập; Tự do trong sáng tạo; Chủ động trong giải quyết các vấn đề; Trách nhiệm trong công việc.

Câu hỏi 2. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 của bộ Chân trời sáng tạo đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của Chương trình GDPT 2018 được thể hiện ở chỗ nào?

Trả lời:

Chủ biên SGK này là PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa, là chủ biên chương trình nên hơn ai hết tác giả thể hiện tốt nhất các mục tiêu của chương trình trong cuốn sách của mình. Các yêu cầu cần đạt được thể hiện ngay trong trang đầu của mỗi chủ đề. Với 9 chủ đề, SGK đã thể hiện đầy đủ các yêu cầu cần đạt của chương trình.

Câu hỏi 3. Vì sao SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 của bộ Chân trời sáng tạo chỉ bao gồm 9 chủ đề? 9 chủ đề gồm những nội dung nào?

Trả lời:

Trong quy định của Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có 4 mạch nội dung là: Hoạt động hướng vào bản thân; Hoạt động hướng vào xã hội, Hoạt động hướng vào tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp. 9 chủ đề bao trọn 4 mạch này. Hơn nữa, là hoạt động giáo dục nên việc thiết kế theo chủ đề, mỗi chủ đề thực hiện trong khoảng một tháng sẽ giúp thầy và trò có đủ thời gian để rèn luyện và phát triển kĩ năng nào đó theo hệ thống và kết nối cao.

Câu hỏi 4. SHDC và SHL được thể hiện như thế nào trong SGK? Ai là người thực hiện những hoạt động này?

Trả lời:

Chương trình có 105 tiết, 1 tiết cho SHDC, 1 tiết cho SHL và 1 tiết cho hoạt động giáo dục theo chủ đề (SGK phục vụ chính cho loại tiết này). Ngoài việc thực hiện chức năng đặc biệt của mình là các phần hành chính sư phạm, SHDC và SHL tham gia thực hiện và củng cố các kĩ năng khác nhau của chương trình. Trong SGK đưa ra những gợi ý hoạt động cho hai loại hình này và các nhà trường hoàn toàn có thể linh hoạt điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với SHDC và SHL của nhà trường.

Câu hỏi 5. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 của bộ Chân trời sáng tạo có phù hợp với tất cả vùng miền không? Thể hiện ở chỗ nào?

Trả lời:

Là hoạt động giáo dục có nhiều nội dung mà bản thân nó đã không có tính phân biệt vùng miền như: tự nhiên, các chuẩn mực đạo đức là thống nhất, nghề phổ thông,… Còn một số nội dung khác thì SGK hoàn toàn để phương án mở để GV có thể thay thế bằng những nội dung phù hợp với địa phương mình. Ví dụ: nghề truyền thống (GV tự chọn nghề của địa phương); nhu cầu chi tiêu (hoàn toàn tự chọn); khám phá bản thân, khám phá môi trường (từ góc độ cá nhân);… Tóm lại, với ngôn ngữ phổ thông chuẩn mực, SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 của bộ Chân trời sáng tạo hoàn toàn sử dụng tốt cho học sinh trên mọi miền đất nước.

Câu hỏi 6. GV cần bồi dưỡng những gì mới có thể sử dụng tốt SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 của bộ Chân trời sáng tạo?

Trả lời:

GV cần được bồi dưỡng để hiểu rõ chương trình và SGK đặc biệt bồi dưỡng về phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể; bồi dưỡng về nghệ thuật khích lệ, động viên,…

Câu hỏi 7. Sự linh hoạt của SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 của bộ Chân trời sáng tạo thể hiện ở chỗ nào?

Trả lời:

Với tinh thần đổi mới lần này, Chương trình là cái mà các nhà trường cần tuân thủ làm sao đạt được các yêu cầu cần đạt đặt ra. SGK là tài liệu hỗ trợ GV thực hiện chương trình mà không áp đặt các nhà trường nhất nhất tuân theo. Tuy nhiên, việc linh hoạt cũng cần phải có nguyên tắc, đó là không bị làm mất đi hoặc thiếu mục tiêu. Việc thay thế cái này cho cái khác cần phải đảm bảo sự thay thế tương đương.

Ngoài ra linh hoạt còn thể hiện ở phương pháp tổ chức hoạt động, sách hướng dẫn cũng có thể chỉ giới thiệu 1 – 2 phương thức, trong thực tế thì có nhiều con đường để đến cùng một đích.

Câu hỏi 8. GV được hỗ trợ những gì để thực hiện được sách tốt hơn?

Trả lời:

GV thực hiện SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 của bộ Chân trời sáng tạo sẽ được hỗ trợ bởi sách hướng dẫn giáo viên. Sách giáo viên gần giống như kế hoạch lên lớp và thiết kế các hoạt động chi tiết cụ thể theo tiếp cận phát triển năng lực do các tác giả là các nhà tâm lí giáo dục nên con đường hình thành phẩm chất và năng lực hiệu quả và thú vị cho học sinh. Bên cạnh đó, nhóm tác giả có rất nhiều kênh thông tin khác nhau như các trang mạng để GV có thể tiếp xúc với nhóm tác giả và được hỗ trợ kịp thời. Trên các trang mạng của nhóm tác giả và NXB, GV có thể khai thác nhiều tài liệu khác nhau phục vụ cho hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Câu hỏi 9. Lớp đông và chật chội thì có thể tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được không?

Trả lời:

Tất nhiên sẽ khó khăn hơn nhưng sách đã viết để có thể dùng trong mọi đặc thù của lớp học. Nếu điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn thì việc tổ chức sẽ thuận lợi hơn. Nhưng SGV hướng dẫn để GV có thể thực hiện trong điều kiện tối thiểu nhất. Các chủ đề được thiết kế để thực hiện trong điều kiện lớp học. Học sinh sẽ được trải nghiệm bên ngoài lớp học, trường học trong những chương trình định kì của nhà trường tổ chức 2 – 3 lần trong năm.

Câu hỏi 10. Đánh giá hoạt động này được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp dựa trên sự tiến bộ về kĩ năng, hành vi, thói quen,… và dựa trên sản phẩm của học sinh trong quá trình rèn luyện, quá trình tham gia hoạt động. Đây là hoạt động giáo dục nên đánh giá không giống như môn học.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 2.658
0 Bình luận
Sắp xếp theo