Góp ý sách giáo khoa lớp 8 Kết Nối Tri Thức 2023 - 2024

Góp ý sách giáo khoa lớp 8 Kết Nối Tri Thức là Mẫu góp ý sách giáo khoa lớp 8 năm 2023 - 2024 kèm file tải về cho 8 môn học bao gồm: Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn KHTN, Toán, Văn, Lịch sử - Địa lí, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Giáo dục công dân, Tin học 8. 

Do nội dung phiếu Góp ý sách giáo lớp 8 Kết Nối Tri Thức quá dài, không thể show hết trong bài viết, mời thầy cô tải file về máy để tham khảo đầy đủ nội dung chi tiết.

Ngoài ra thầy cô có thể tham khảo thêm Góp ý sách giáo khoa lớp 8 bao gồm cả Góp ý sách giáo lớp 8 Cánh Diều và  Góp ý sách giáo lớp 8 Chân trời sáng tạo,

1. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn KHTN

Dưới đây là mẫu Phiếu Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn KHTN cho bản mẫu sách giáo khoa lớp 8 mới. Thầy cô tham khảo để và tự tổng hợp theo kinh nghiệm bản thân để hoàn thiện mẫu phiếu này.

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 8

MÔN: Khoa học tự nhiên

Người góp ý:………………….

Sách giáo khoa: Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống

  • Tác giả: Vũ Văn Hùng
  • Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lý do đề xuất

Bài 18

76,77

Momen lực

Giảm tải

Kiến thức nặng với học sinh đại trà

Bài 22

92

Điốt

Nên để vào phần mở rộng, giải thích tác dụng của diôt.

Đa phần học sinh không tiếp xúc với điốt, chưa có khái niệm gì về điot.

Bài 24

99

Cường độ dòng điện

Nên giới thiệu về biến trở và tác dụng của nó trước.

HS không hiểu rõ thế nào là biến trở, biến trở khác điện trở ở đâu?

Bài 27

109

Thực hành đo năng lượng nhiệt

Cấp dụng cụ thực hành cùng sách giáo khoa

Cấp dụng cụ thực hành cùng sách giáo khoa

Bài 33

140

Thực hành đo huyết áp( huyết áp kế đồng hồ)

Cấp dụng cụ thực hành cùng sách giáo khoa

Cấp dụng cụ thực hành cùng sách giáo khoa

Bài 3: Mol và tỉ khối chất khí

16,12

Giải thích khái niệm khối lượng nguyên tử lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử C

Nên đưa giải thích vì sao chọn nguyên tử C

HS có thể có thắc mắc mà GV không có cách giải thích chung

Bài 4

21,22

Nồng độ dung dịch

không có câu hỏi, bài tập thêm để học sinh luyện tập, vận dụng kiến thức đã học cho nhuần nhuyễn

Bài 33: Máu và cơ thể người

138

Mục 2. Chức năng hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất khí và các chất khác

-Mục III

1.Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố.

Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất khí ( oxygen và cacbondioxide)…

Cần đưa kiến thức cụ thể hơn

Cần cụ thể hơn để khắc sâu kiến thức.

Để HS phân biệt được người bình thường và người bị thiếu máu

Bài 33

140

Thực hành đo huyết áp (bằng huyết áp kế đồng hồ)_

-Cho thêm tranh ảnh minh hoạ - Cấp dụng cụ huyết áp kế kèm theo sách

HS biết được dụng cụ huyết áp kế

-Nhà trường không có thiết bị

Toàn bộ sách không có câu hỏi, bài tập thêm để học sinh gợi nhớ lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học cho nhuần nhuyễn!

2. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Toán

Dưới đây là Phiếu Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Toán KNTT với nội dung bài: Công trừ nhân đa thức, chia đa thức cho đơn thức,... hầu hết nội dung khá hàn lâm và khó hiểu.

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA

Môn: Toán ; Lớp: 8

Họ tên: ..............................................................................................

Đơn vị công tác: ...............................................................................

Nội dung góp ý: Sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Tên bài

Trang,

dòng

Nội dung

hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lý do đề xuất

Cộng trừ nhân đa thức

12/4

Hoạt động 2

Thay hoạt động khác bằng một hoạt động dễ hiểu hơn

Khó

Chia đa thức cho đơn thức

14/14

Kiến thức trọng tâm

Bỏ cách viết

Nhầm lẫn với phân thức

Hiệu hai bình phương, bình phương một tổng hay một hiệu

30/7

Định nghĩa hằng đẳng thức

Bỏ

Mang tính hàn lâm cao

Luyện tập chung

41/4

Ví dụ a

Thay bằng bài tập đơn giản hơn

Khó

Phân tích đa thức thành nhân tử

44/1

Mục 2 và Mục 3

Thay đổi thứ tự

phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức trước phương pháp nhóm

Phù hợp với thực tế của giải bài tập

3. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Văn

A. THÔNG TIN VỀ SÁCH GIÁO KHOA

1. Tên bộ sách:

Kết nối tri thức với cuộc sống

2. Tổng chủ biên/Chủ biên:

Đỗ Mạnh Hùng (Tổng chủ biên)

3. Nhà xuất bản:

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

B. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

Họ và tên:

Chuyên ngành/Trình độ đào tạo: Đại học Ngữ văn

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS

Số điện thoại:

Email:

C. NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

1. Nhận xét, đánh giá theo các tiêu chuẩn (Đánh dấu X vào ô “Đạt” hoặc “Không đạt” cho từng tiêu chí)

Tiêu chuẩn

Tiêu chí

Nhận xét

Đánh giá

Đạt

Không đạt

I. Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng

(1) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán, lối sống của địa phương, phù hợp với việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và truyền thống hiếu học, năng động, sáng tạo của học sinh Hải Phòng.

SGK đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán, lối sống của địa phương, phù hợp với việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và truyền thống hiếu học, năng động, sáng tạo của học sinh Hải Phòng.

X

(2) Nội dung hiện đại, hội nhập với khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm đáp ứng yêu cầu phân luồng học sinh và giáo dục định hướng nghề nghiệp, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với xu hướng phát triển của thành phố Hải Phòng.

Nội dung SGK hiện đại, hội nhập với khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn, tạo cơ hội để học sinh trải nghiệm đáp ứng yêu cầu giáo dục Hải Phòng theo xu hướng phát triển chung.

X

(3) Cấu trúc sách giáo khoa được thiết kế theo hướng mở, tạo cơ hội để người dạy có thể bổ sung những nội dung tích hợp gắn với thực tế địa phương.

Cấu trúc sách giáo khoa được thiết kế theo hướng mở, tạo cơ hội để người dạy có thể bổ sung những nội dung tích hợp gắn với thực tế địa phương.

X

II. Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng

1. Về nội dung

(4) Nội dung sách giáo khoa phù hợp với năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, trình độ của học sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng; tạo điều kiện cho nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Nội dung sách giáo khoa phù hợp với năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, trình độ của học sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng; tạo điều kiện cho nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

X

(5) Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính chính xác, khoa học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông theo cấp học; chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tìm tòi kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực cho học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính chính xác, khoa học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông theo cấp học; chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tìm tòi kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, xbồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực cho học sinh.

X

(6) Sách giáo khoa được trình bày sinh động, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

Sách giáo khoa được trình bày sinh động, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

X

2. Về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

(7) Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện cho giáo viên có thể sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực, lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.

Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện cho giáo viên có thể sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực, lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.

X

(8) Các chủ đề, bài học được thiết kế theo hướng tăng cường và đa dạng các hoạt động, tạo điều kiện để giáo viên có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, đảm bảo tính phân hóa theo năng lực học sinh.

Các chủ đề, bài học được thiết kế theo hướng đa dạng các hoạt động, tạo điều kiện để giáo viên có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, đảm bảo tính phân hóa theo năng lực học sinh.

X

3. Về kiểm tra, đánh giá

(9) Hệ thống câu hỏi, bài tập được thể hiện đúng, đủ với với các yêu cầu cụ thể, các mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực học sinh để tạo điều kiện cho giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Hệ thống câu hỏi, bài tập được thể hiện đúng, đủ với với các yêu cầu cụ thể, các mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực học sinh để tạo điều kiện cho giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

X

(10) Các phương thức đánh giá đảm bảo độ tin cậy, khách quan, phù hợp lứa tuổi, không gây áp lực lên học sinh, đánh giá sự tiến bộ của học sinh; người học có thể tự đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của bản thân.

Các phương thức đánh giá đảm bảo độ tin cậy, khách quan, phù hợp lứa tuổi, không gây áp lực lên học sinh, đánh giá sự tiến bộ của học sinh; người học có thể tự đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của bản thân.

X

4. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

(11) Đảm bảo triển khai phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục THCS, THPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Đảm bảo triển khai phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học để nâng cao chất lượng.

X

(12) Có hệ thống học liệu bổ trợ (vở bài tập, đồ dùng học tập, học liệu điện tử, …) đầy đủ đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho học sinh.

Có đủ hệ thống học liệu bổ trợ, đủ đảm bảo để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.

X

2. Nhận xét chung

2.1. Ưu điểm

- Cách thiết kế bài học theo chủ đề có sáng tạo, gắn với thực tiễn đời sống, tạo sự mới mẻ, khơi gợi hứng thú đối với người học.

- Nội dung mỗi bài học được thiết kế xoay quanh các hoạt động chính đọc, viết, nói, nghe được tích hợp và kết nối chặt chẽ với nhau. Ngữ liệu, kiến thức Tiếng Việt và kiến thức văn học có độ khó tương ứng với yêu cầu cần đạt nên đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

2.2. Hạn chế

- Mỗi chủ đề không cùng thể loại sẽ hạn chế việc phân tích và rèn luyện kĩ năng cho học sinh theo đặc trưng thể loại, đặc biệt là việc tạo lập văn bản.

- Hệ thống câu hỏi chưa chú trọng đến giá trị nghệ thuật của văn bản mà tập trung chủ yếu vào khai thác bài học cuộc sống.

Người nhận xét

(Kí và ghi rõ họ tên)

4. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Lịch sử - Địa lí

Thầy cô tải Phiếu Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Lịch sử - Địa lí sách KNTT về máy để xem bản đầy đủ. Nội dung góp ý khá đầy đủ và chi tiết.

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 8

MÔN/PHÂN MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

(NXB Giáo dục- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất





Bài 2: Địa hình Việt Nam

Trang 108, dòng 1

“+ Vùng biển và thềm lục địa chịu tác động bởi các thiên tai như bão, ….”

+ Hạn chế: Vùng biển và thềm lục địa chịu tác động bởi các thiên tai như bão, sạt lở bờ biển, xâm nhập mặn …

- Thêm cụm từ “Hạn chế” để bố cục trình bày đồng nhất với 2 nội dung phía trên là: “Khai thác kinh tế ở khu vực đồi núi” và “Khai thác kinh tế ở khu vực đồng bằng.”

- Sử dụng cụm từ “các thiên tai” vì thế nên lấy ví dụ nhiều hơn 1.






Bài 3: Khoáng sản Việt Nam

1. Đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam

(Trang 109)














- “Trên lãnh thổ Việt Nam đã thăm dò được hơn 60 loại khoáng sản khác nhau như khoáng sản: năng lượng, kim loại, phi kim loại.”





- Nội dung mục “Em có biết?”

- Nên lấy ví dụ về các loại khoáng sản chủ yếu của Việt Nam như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, Bô-xit, sắt, Apatit, đá vôi, ….





- Nên bổ sung thêm công dụng của từng nhóm khoáng sản.





- Đưa nội dung các mỏ khoáng sản ở cuối mục 1 vào .

- Cách dùng từ chưa thống nhất: Trong cùng trang nhưng “khoáng sản: năng lượng, kim loại, phi kim loại” được lấy ví dụ minh họa cho “ loại khoáng sản”; còn trong mục “Em có biết?” lại là ví dụ minh họa cho “ Nhóm khoáng sản”.

- Việc nêu công dụng của từng nhóm khoáng sản sẽ giúp HS hiểu rõ hơn về cách phân loại và ý nghĩa của từng nhóm khoáng sản.

- Để làm rõ hơn cách phân loại theo nguồn gốc hình thành.



Bài 6: Thủy văn Việt Nam

1. Sông ngòi

a) Đặc điểm chung

- Dòng 13




“Do có nguồn cung cấp nước dồi dào nên Việt Nam có tới 2360 con sông có chiều dài trên 10 km”




Nước ta có 2360 con sông có chiều dài trên 10 km.

Số lượng và chiều dài của các con sông phụ thuộc vào nhiều yếu tố ( ví dụ như khí hậu, địa hình…), không phải chỉ do nguồn cung cấp nước quyết định.

5. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Công nghệ

PHIẾU GÓP Ý SGK

Môn: Công nghệ 8 năm học 2023 - 2024

Tên sách: Kết nối tri thức

Họ và tên: ………………….

Nam (nữ)…..SĐT…………………….

Chức vụ: Giáo viên

Trình độ Đại học

Chuyên môn Sinh - Công nghệ

Năm vào ngành:……..

Đơn vị: Trường THCS………………..

1. Về mặt hình thức:

Chất lượng hình ảnh SGK phù hợp với đặc thù môn học và lứa tuổi học sinh, thuận tiện cho việc sử dụng và bảo quản hợp lí và phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh…….

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức khoa học, hiện đại, thiết thực, phù hợp với văn hóa, lịch sử, của địa phương có thể phù hợp với nhiều nhóm đối tượng học sinh.

Nội dung sách giáo khoa có thể triển khai phù hợp với cơ sở vật chất nhà trường

2. Về mặt cấu trúc:

Cấu trúc SGK đảm bảo tính khoa hoc, lô gic, thể hiện đủ phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù môn học, có tính mở tạo cơ hội cho nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục sát với thực tế của địa phương.

3. Một số góp ý điều chỉnh:

TT

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do

1

Ôn tập chương 1

32

Sau mỗi câu hỏi là dấu (?) hoặc dấu (.)

Sau mỗi câu hỏi là dấu (?)

Tạo ra sự thống nhất trong cùng một loại nội dung

2

Bài 6 (vật liệu cơ khí)

34

Hình 6.2 Xe đạp đặc trưng (xe đạp đua)

Hình ảnh xe đạp thông thường, các em đều quan sát sử dụng hàng ngày

Gần gũi, dễ quan sát, thực tế hơn

3

Bài 8 (Gia công cơ khí)

46,47, 49, 51

Hình 8.5, 8.7, 8.10, 8.13 đều là nam

Nên bổ sung hình nữ

Dễ gây hiểu nhầm ngành này chỉ dành cho nam giới

4

Ôn tập chương 2

58

Sau mỗi câu hỏi là dấu (?) hoặc dấu (.)

Sau mỗi câu hỏi là dấu (?)

Tạo ra sự thống nhất trong cùng một loại nội dung

5

Bài 11 (Tai nạn điện)

63, Hình 12.2

Khoảng cách 4m> 6m

Khoảng cách 4m< 6m

Tỉ lệ khoảng cách chưa thống nhất trong cùng 1 hình

….., ngày 8 tháng 11 năm 2022

NGƯỜI GÓP Ý

(Ký , ghi họ và tên)

6. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Giáo dục công dân

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 8

MÔN GDCD 8 (Tên sách Kết nối tri thức)

Thông tin giáo viên góp ý:

Họ và tên: ..............................................................................

Đơn vị công tác: ....................................................................

Nội dung góp ý

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trang 26

b. Sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Bổ sung thêm hình ảnh về vấn đề chặt phá rừng bừa bãi.

Qua các hình ảnh tác động trực tiếp đến nhận thức của học sinh từ đó học sinh thấy được trách nhiệm và tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên rừng.

Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại

Trang 56

3.Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa vũ khí cháy nổ và các chất độchại

Bổ xung thêm hình ảnh người dân tự ý cưa bom mìm để bán sắt vụn.

HS thấy được đó là việc làm nguy hiểm cần tránh.

............, ngày 11 tháng 11 năm 2022

Người góp ý

(kí và ghi rõ họ tên)

7. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Hoạt động trải nghiệm

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 8

MÔN: Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Người góp ý: .................................................................................................

Bộ sách Kết nối tri thức

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Chủ đề 1

Em với nhà trường

Trang 6

Nội dung 2: Thực hành kĩ năng xây dựng và giữ gìn tình bạn ( Gồm 3 tình huống)

Đưa ra 2 tình huống ( bỏ bớt tình huống 3)

Không có đủ thời gian để hs có thể sử lí hết 3 tình huống như trong sách

Chủ đề 2:

Khám phá bản thân

Trang 16

Mục 2: Khả năng tranh biện, thương thuyết

Thay: Phát huy khả năng hùng biện

Sử dụng từ ngữ cho học sinh dễ hiểu

Chủ đề 9:

Hiểu bản thân,chọn đúng nghề

Trang 62

Mục 2: Rèn luyện, học tập theo định hướng nghề nghiệp

Bỏ bớt một số hoạt động

Quá nhiều hoạt động

8. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Tin học

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA

Môn: Tin học ; Lớp: 8

Họ tên: ........................................................................................................

Đơn vị công tác: ........................................................................................

Nội dung góp ý

  • SGK Tin học 8 của NXB Giáo dục Việt Nam

* Bộ kết nối tri thức

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 16 Tin học với nghề nghiệp

Nguyên trang 92 phần 1 Tin học giúp nâng cao hiệu quả công việc

Chưa phân tích sâu về lợi ích của tin học trong cuộc sống

Nói rõ, cụ thể hơn về lợi ích của tin học trong việc nâng cao chất lượng cuộcsống

Thêm hình ảnh, thêm các phân tích

9. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Mỹ thuật

Mĩ thuật 8 - Kết nối tri thức

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA

MÔN: Mĩ thuật ( KNTT); Lớp 8

Họ tên: .................................................................

Đơn vị công tác: ...................................................

Nội dung góp ý

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung

hiện tại

Đề nghị

chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 1: Hình tượng con người trong Mĩ thuật

6/hình 4

Con-xtăng-tin Brên-cu-xi, Nụ hôn (the kiss), 1907-1908, tượng đá

Không nên đưa hình ảnh này

Vì không phù hợp với đối tượng học sinh lớp 8

......, ngày 12 tháng 11 năm 2022

GIÁO VIÊN

10. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Âm nhạc

Âm nhạc 8 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

Nhóm tác giả: Hoàng Long - Đỗ Thị Minh Chính - Vũ Mai Lan

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

CĐ 2

Tôi yêu Việt Nam

Trang 17/dòng 1

Nghe nhạc: Khách đến chơi nhà ( DCQH Bắc Ninh)

-Trống cơm

-36 thứ chim

Bài: Khách đến chơi nhà , chưa phù hợp với nhiều học sinh vùng miền khác nhau. Thay đổi 1 trong 2 ca khúc Trống cơm, 36 thứ chim Gần gũi với học sinh các vùng miền. Giáo viên có thể tự trình bày ca khúc thay vì mở cho file nhạc HS xem

Người góp ý

(ký và ghi rõ họ tên)

11. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Tiếng Anh

Tham khảo chi tiết:

Trên đây là Mẫu phiếu góp ý SGK lớp 8 năm 2023 - 2024 mới nhất hiện nay được HoaTieu.vn sưu tầm và tổng hợp gửi đến thầy cô. Mời thầy cô tham khảo và tải về để hoàn thiện nội dung bản góp ý sách giáo khoa mới lớp 8.

Đây chỉ là mẫu Góp ý sách giáo khoa lớp 8 do giáo viên chia sẻ theo quan điểm cá nhân, thầy cô chỉ nên lấy làm tài liệu tham khảo. Tránh sao chép nguyên mẫu. Trong quá trình tải file, nếu có bất cứ vấn đề gì, hãy liên hệ với HoaTieu.vn để được giúp đỡ sớm nhất có thể.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
13 9.558
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo