Góp ý sách giáo khoa lớp 8 Cánh Diều 2023 - 2024

Góp ý sách giáo khoa lớp 8 Cánh Diều là Mẫu góp ý sách giáo khoa lớp 8 năm học 2023 - 2024 kèm file tải về cho 9 môn học bao gồm: Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn KHTN, góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Tiếng Anh, Toán, Văn, Lịch sử - Địa lí, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Giáo dục công dân, Tin học 8, Mỹ thật, Âm nhạc.

Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 8 Cánh Diều đã được HoaTieu.vn tổng hợp thành file tải về, mời thầy cô tham khảo và tải file về máy để có thêm ý tưởng hoàn thiện cho mẫu góp ý của mình.

Ngoài ra thầy cô có thể tham khảo thêm Góp ý sách giáo khoa lớp 8 bao gồm cả Góp ý sách giáo lớp 8 Kết Nối Tri ThứcGóp ý sách giáo lớp 8 Chân trời sáng tạo.

1. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn KHTN

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA

Môn: Khoa học tự nhiên; Lớp: 8 - CD

Họ tên:

Đơn vị công tác:

Nội dung góp ý

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 3. Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học

Trang 25

Câu hỏi 2 và 3: Lập phương trình hóa học….

Lập sơ đồ phản ứng dạng chữ và phương trình hóa học của…

Yêu cầu cần đạt của CT GDPT 2018 chỉ rõ: Lập được sơ đồ phản ứng hoá học dạng chữ và phương trình hoá học (dùng công thức hoá học) của một số phản ứng hoá học cụ thể. Mà trong nội dung hiện tại mới chỉ tập trung vào dạng lập phương trình hóa học.

Lưu ý: Nếu trong các chất phản ứng và chất sản phẩm có nhóm nguyên tử không thay đổi trước và sau phản ứng thì coi cả nhóm như là 1 đơn vị để cân bằng.

Bổ sung thêm 2 lưu ý:

- Viết hệ số cao bằng kí hiệu

- Không được thay đổi chỉ số trong những công thức hóa học đã viết đúng

Nhiều HS hay gặp các lỗi về cách viết hệ số cân bằng thường nhỏ hơn kí hiệu và thay đổi chỉ số trong những công thức hóa học đúng để đạt số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố bằng nhau

Trang 26

Phần ghi nhớ

- Trong một phản ứng có n chất (bao gồm cả chất tham gia phản ứng và sản phẩm), nếu biết khối lượng của (n-1) chất thì có thể tính được khối lượng các chất còn lại

Bỏ nội dung này trong phần ghi nhớ

Nội dung này không có trong yêu cầu cần đạt của CT GDPT 2018

Bài 4. Mol và tỉ khối của chất khí

Trang 31

Phần ghi nhớ

Bổ sung thêm khái niệm tỉ khối: Tỉ khối của khí A so với khí B là tỉ số giữa khối lượng mol của khí A và khối lượng mol của khí B

Yêu cầu cần đạt của CT GDPT 2018 chỉ rõ: Nêu được khái niệm tỉ khối

Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Trang 44

Câu hỏi liên quan đến yếu tố ảnh hưởng của nồng độ

Bổ sung câu hỏi ứng dụng thực tế của yếu tố nồng độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

VD: Tại sao khi đun bếp bằng củi, nếu làm thoáng bếp thì lửa sẽ cháy to hơn.

Yêu cầu cần đạt của CT GDPT 2018 chỉ rõ: Nêu được một số ứng dụng thực tế

Bài tập (Chủ đề 1)

Trang 46

Các bài tập

- Bỏ bài tập 5




- Bổ sung thêm dạng bài tập dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra, tính theo PTHH, hiệu suất của phản ứng, độ tan, nồng độ phần trăm, nồng độ mol

- Yêu cầu cần đạt của CT GDPT 2018 không yêu cầu

- Yêu cầu cần đạt của CT GDPT 2018 yêu cầu nhưng sách chưa đề cập đa dạng dạng bài tập liên quan để HS luyện tập

Bài 10. Thang pH

Trang 56

Ý nghĩa của pH

Bổ sung câu hỏi liên hệ pH trong dạ dày, trong máu, nước mưa, đất

Yêu cầu cần đạt của CT GDPT 2018 yêu cầu

2. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Tiếng Anh

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA

Môn: Tiếng Anh Lớp: 8

Tên sách: Global success (Tổng chủ biên: Hoàng Văn Vân, NXB Giáo dục Việt Nam)

Họ và tên: ..............................

Đơn vị công tác: Trường THCS ..................

Nội dung góp ý

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lý do đề xuất

Unit 3

31

Ngữ pháp về câu đơn

Bỏ ngữ pháp về câu đơn

Bổ sung câu ghép với trạng từ chỉ thời gian ở bài 7 ( thu gọn các tập)

Câu đơn học sinh đã được học trong bài 2 sách lớp 7.

Đều là nội dung về câu ghép.

Unit 4

43

Ngữ pháp về: Yes/No and Wh-question

Bỏ nội dung ngữ pháp về Yes/No and Wh-questions.

Thay thế bằng ngữ pháp về thì hiện tại hoàn thành.

Các câu hỏi: Yes/No; Wh-questions học sinh được thực hành rất nhiều trong các bài học.

Thì hiện tại hoàn thành cần được dạy từ lớp 8 và ôn tập lại ở lớp 9 để học sinh nắm được vì đây là thì tương đối nhiều cách sử dụng.

Unit 5

53, 54

Ngữ pháp về: a, an, the, … nên thu gọn

Bổ sung thêm ngữ pháp về V + to V

Mạo từ đã được học ở bài 12 sách lớp 7.

Học sinh chưa có bài dạy cụ thể với V + to V một số động từ quen thuộc như: want, need, decide, begin, start …

Unit 7

75

Ngữ pháp về câu ghép có mệnh đề chỉ thời gian.

Chuyển nội dung ngữ pháp về câu ghép sang bài 3.

Đề xuất bổ sung ngữ pháp về câu bị động của thì hiện tại đơn

Đều là nội dung về câu ghép.

Bị động là nội dung khó liên quan đến nhiều thì trong Tiếng Anh, nếu học sinh không được tiếp cận từ lớp 8 và ôn tập lại ở lớp 9 thì sẽ khó nhớ được nội dung ngữ pháp.

Unit 8

87

Ngữ pháp về trạng từ tần suất

Bỏ nội dung ngữ pháp về trạng từ tần suất.

Đề xuất bổ sung ngữ pháp về câu bị động của thì quá khứ đơn

Nội dung ngữ pháp về trạng từ tần suất học sinh được sửu dụng qua các bài học rất nhiều.

Unit 10

109

Nội dung về đại từ sở hữu.

Bỏ nội dung về đại từ sở hữu.

Đề xuất bổ sung ngữ pháp về câu bị động của thì tương lai đơn và động từ khuyết thiếu

Thu gọn nội dung ngữ pháp về giới từ

Nội dung về đại từ sở hữu học sinh đã được học ở bài 11 sách lớp 7

Nội dung ngữ pháp về giới từ học sinh đã được học ở bài 6 sách lớp 7

Người góp ý

(ký và ghi rõ họ tên)

Gợi ý nội dung góp ý

1. Đối chiếu nội dung mỗi bài học trong bản mẫu sách giáo khoa với yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo để góp ý chỉnh sửa, bảo đảm nội dung không vượt quá yêu cầu của Chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

2. Xem xét tính chính xác, khoa học và sự phù hợp của các ngữ liệu/hình ảnh trong bản mẫu sách giáo khoa với đối tượng học sinh, đề xuất cách chỉnh sửa cụ thể đối với từng ngữ liệu/hình ảnh chưa phù hợp (nếu có).

3. Xem xét các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kết quả hoạt động (đọc/xem/viết/nghe/nói/làm) của học sinh; bảo đảm cho giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong sách giáo khoa để tổ chức hoạt động dạy học.

3. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Văn

A. THÔNG TIN VỀ SÁCH GIÁO KHOA

1. Tên bộ sách:

Cánh diều

2. Tổng chủ biên/Chủ biên:

Đỗ Minh Thuyết (Tổng chủ biên) – Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên)

3. Nhà xuất bản:

Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

B. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

Họ và tên:

Chuyên ngành/Trình độ đào tạo: Đại học Ngữ văn

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS

Số điện thoại:

Email:

C. NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

1. Nhận xét, đánh giá theo các tiêu chuẩn (Đánh dấu X vào ô “Đạt” hoặc “Không đạt” cho từng tiêu chí)

Tiêu chuẩn

Tiêu chí

Nhận xét

Đánh giá

Đạt

Không đạt

I. Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng

(1) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán, lối sống của địa phương, phù hợp với việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và truyền thống hiếu học, năng động, sáng tạo của học sinh Hải Phòng.

SGK đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý, phong tục, tập quán, lối sống của địa phương, phù hợp với việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và truyền thống hiếu học, năng động, sáng tạo của học sinh Hải Phòng.

X

(2) Nội dung hiện đại, hội nhập với khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm đáp ứng yêu cầu phân luồng học sinh và giáo dục định hướng nghề nghiệp, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với xu hướng phát triển của thành phố Hải Phòng.

Nội dung SGK hiện đại, hội nhập với khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn, tạo cơ hội để học sinh trải nghiệm đáp ứng yêu cầu giáo dục Hải Phòng theo xu hướng phát triển chung.

X

(3) Cấu trúc sách giáo khoa được thiết kế theo hướng mở, tạo cơ hội để người dạy có thể bổ sung những nội dung tích hợp gắn với thực tế địa phương.

Cấu trúc sách giáo khoa được thiết kế theo hướng mở, tạo cơ hội để người dạy có thể bổ sung những nội dung tích hợp gắn với thực tế địa phương.

X

II. Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng

1. Về nội dung

(4) Nội dung sách giáo khoa phù hợp với năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, trình độ của học sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng; tạo điều kiện cho nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

Nội dung sách giáo khoa hoàn toàn phù hợp với năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, trình độ của học sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng; tạo điều kiện cho nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục.

X

(5) Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính chính xác, khoa học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông theo cấp học; chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tìm tòi kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực cho học sinh.

Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính chính xác, khoa học, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông theo cấp học; chú trọng rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tìm tòi kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, xbồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực cho học sinh.

X

(6) Sách giáo khoa được trình bày sinh động, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

Sách giáo khoa được trình bày sinh động, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

X

2. Về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

(7) Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện cho giáo viên có thể sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực, lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.

Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện cho giáo viên có thể sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực, lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập.

X

(8) Các chủ đề, bài học được thiết kế theo hướng tăng cường và đa dạng các hoạt động, tạo điều kiện để giáo viên có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, đảm bảo tính phân hóa theo năng lực học sinh.

Các chủ đề, bài học được thiết kế theo hướng đa dạng các hoạt động, tạo điều kiện để giáo viên có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, đảm bảo tính phân hóa theo năng lực học sinh.

X

3. Về kiểm tra, đánh giá

(9) Hệ thống câu hỏi, bài tập được thể hiện đúng, đủ với với các yêu cầu cụ thể, các mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực học sinh để tạo điều kiện cho giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Hệ thống câu hỏi, bài tập được thể hiện đúng, đủ với với các yêu cầu cụ thể, các mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực học sinh để tạo điều kiện cho giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá theo định hướng mở.

X

(10) Các phương thức đánh giá đảm bảo độ tin cậy, khách quan, phù hợp lứa tuổi, không gây áp lực lên học sinh, đánh giá sự tiến bộ của học sinh; người học có thể tự đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của bản thân.

Các phương thức đánh giá đảm bảo độ tin cậy, khách quan, phù hợp với mọi đối tượng học sinh.

X

4. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

(11) Đảm bảo triển khai phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác tại cơ sở giáo dục THCS, THPT trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Đảm bảo triển khai phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học để nâng cao chất lượng.

X

(12) Có hệ thống học liệu bổ trợ (vở bài tập, đồ dùng học tập, học liệu điện tử, …) đầy đủ đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho học sinh.

Có đủ hệ thống học liệu bổ trợ, đủ đảm bảo để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.

X

2. Nhận xét chung

2.1. Ưu điểm

- Cách thiết kế bài học theo trục dọc đặc trưng thể loại kết hợp với tiến trình lịch sử rất phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh; đảm bảo tính chất đặc trưng của văn chương.

- Ngữ liệu mới mang đến cho học sinh những hiểu biết mới về thể loại, kiểu văn bản; cách tiếp nhận và tạo lập các văn bản tương ứng; đồng thời phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh để giúp các em bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách và ứng dụng vào đời sống.

2.2. Hạn chế

- Tên mỗi bài theo thể loại còn khô khan, một số nội dung trong hệ thống câu hỏi còn nặng nề và hàn lâm.

Người nhận xét
(Kí và ghi rõ họ tên)

4. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Toán

Nội dung góp ý: Sách Cánh diều

Tên bài

Trang,

dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị

chỉnh sửa

Lý do đề xuất

Đơn thức và đa thức nhiều biến

6/23

Đơn thức nhiều biến

Bỏ chữ nhiều biến

Khó hiểu

Đơn thức và đa thức nhiều biến

8/22

Hoạt động

Bỏ phần tổng quát

HS dễ nhầm lẫn phần hệ số và biến

Các phép tính với đa thức nhiều biến

14/28

Hoạt động

Bỏ hết phần nêu quy tắc nhân đơn thức với đa thức trong trường hợp một biến

Không tách riêng quy tắc trong trường hợp một biến, nhiều biến

Vận dụng hằng đẳng thức vào phân tích đa thức thành nhân tử

26/18

Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp vận dụng hằng đẳng thức thông qua nhóm số hạng và đặt nhân tử chung

Nên tách riêng phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung

Bài tập phân tích đa thức thành nhân tử là bài tập khó nên chia nhỏ để phù hợp với học sinh

5. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Lịch sử - Địa lí

PHIẾU GÓP Ý MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 8
MÔN/PHÂN MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
(NXB Giáo dục - Bộ sách CÁNH DIỀU)

NỘI DUNG GÓP Ý:

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lý do đề xuất

Phân môn Địa Lý

Bài 2: Đặc điểm địa hình

SGK trang 103-104

Nội dung 2: đặc điểm của các khu vực địa hình

Đặc điểm khu vực đồng bằng

Bổ sung thêm các lược đồ của các khu vực địa hình đồng bằng

Giúp hs nhận biết được trên lược đồ các khu vực địa hình đồng bằng

Bài 6. Đặc điểm khí hậu VN

SGK trang 188

Nội dung 2: Sự phân hóa khí hậu

Trong bài hiện rất ít hình ảnh minh họa

Bổ sung thêm hình ảnh về sự phân hóa khí hậu ở nước ta

Cho bài học thêm sinh động. Học sinh dễ tiếp cận

Phân môn Lịch sử

Bài 8.Phong trào Tây Sơn

40

Phần luyện tập

Bổ sung thêm 1 số bài tập

Bài tập còn ít.

Bài 14. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII-XIX

62

Tại mục 2. Thành tựu về văn học và nghệ thuật

Bổ sung thêm chân dung một số nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tiêu biểu.

Chân dung một số nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tiêu biểu còn ít

…..., ngày 12 tháng 11 năm 2022

GIÁO VIÊN

6. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Giáo dục công dân

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 8

MÔN GDCD 8 (Tên sách Cánh diều)

Thông tin giáo viên góp ý:

Họ và tên: ....................................................................

Đơn vị công tác: ..........................................................

Nội dung góp ý:

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Trang 26

Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bổ sung thêm hình ảnh về vấn đề ô nhiễm môi trường

Qua các hình ảnh ô nhiễm môi trường tác động trực tiếp đến nhận thức của học sinh từ đó học sinh có ý thức bảo vệ môi trường tốt hơn.

- Nội dung mỗi bài học trong bản sách giáo khoa với yêu cầu cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là phù hợp, chính xác, khoa học.

- Cách thiết kế kênh hình, kênh chữ có sáng tạo, mới mẻ, khơi gợi hứng thú đối với người học.

- Các câu hỏi, câu lệnh, nhiệm vụ học tập trong các bài học bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kết quả hoạt động của học sinh; bảo đảm cho giáo viên và học sinh khai thác hiệu quả nội dung, hình ảnh, ngữ liệu trong sách giáo khoa để tổ chức hoạt động dạy học.

....., ngày 11 tháng 11 năm 2022

Người góp ý

(kí và ghi rõ họ tên)

7. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Hoạt động trải nghiệm

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Chủ đề 1

Môi trường học đường

Trang 10

Nhận diện biểu hiện của tình bạn đẹp

Thế nào là tình bạn đẹp

Trước hết học sinh cần hiểu thế nào là tình bạn đẹp, sau đó mới biết nhận diện và chia sẻ được các biểu hiện của tình bạn đẹp

Chủ đề 3: Sống có trách nhiệm

Trang 26

Sống có trách nhiệm

Thầy cô- người bạn đồng hành

Chủ đề 3 thực hiện vào tháng 11, thay chủ đề cho phù hợp và mang tính tiếp nối với chủ đề 3 của lớp 7

Chủ đề 7: Thiên nhiên quanh ta

Trang 64

Thiên nhiên quanh ta

Vẻ đẹp quê hương, đất nước

Gần gũi, dễ hiểu và tiếp nối chủ đề 7 của lớp 7

Chủ đề 8: Nghề nghiệp trong xã hội hiện đại

Trang 76

Mục 4: Triển lãm tranh ảnh về nghề nghiệp trong xã hội hiện đại

Thay: Triển lãm tranh ảnh về một số nghề phổ biến ở địa phương

Học sinh dễ thực hiện hơn

8. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Tin học

SGK Tin học 8 Cánh diều - Công ty cổ phần đầu tư xuất bản, thiết bị giáo dục Việt Nam

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 2 Tin học và các ngành nghề

Trang 110 từ dòng 1 đến dòng 22

( Thuộc phần 2b một số nghề thuộc lĩnh vực vận hành hệ thống công nghệ thông tin)

Quá ít ngành nghề thuộc lĩnh vực vận hành hệ thống công nghệ thông tin

Thêm một số nghề thuộc lĩnh vực vận hành hệ thống công nghệ thông tin như hỗ trợ vận hành máy chủ, thiết bị lưu trữ, thiết bị mạng. Thiết lập hệ thống bảo mật, phần mềm Middleware (Web Server, Application Server…). Môi trường ảo hóa và điện toán đám mây, cùng các hệ thống Cơ sở dữ liệu và sao lưu an toàn dữ liệu.

Thêm hình ảnh, thêm các phân tích

9. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Công nghệ

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 8

MÔN: Công nghệ – Bộ Cánh diều

Sách giáo khoa Công nghệ 8 - Cánh diều

Tác giả: Nguyễn Trọng Khanh

Nhà xuất bản: Đại học Sư phạm

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lý do đề xuất

Bài 8 Truyền và biến đổi chuyển động

50

Câu hỏi 2: Cơ cấu tay quay- con trượt.Tính quãng đường di chuyển của con trượt.

Đặt dấu chấm hỏi cuối câu hỏi: Tính quãng đường di chuyển của con trượt?

Chưa hợp lí về quy định văn bản..

Tất cả các bài

Trình bày khoa học rõ ràng, kênh hình đẹp, phù hợp, nội dung chắt lọc hợp lí.

Không

10. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Mỹ thuật

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung

hiện tại

Đề nghị

chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Không

Không

Không

Không

Không

......., ngày 12 tháng 11 năm 2022

GIÁO VIÊN

11. Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Âm nhạc

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

CĐ 2

Em yêu làn điệu Dân ca

14/10

Hát: Bản làng tươi đẹp (DC Gáy)

Để nguyên lời ca gốc, không chuyển sang bản lời mới

Tư liệu không phong phú (Phụ thuộc vào bản phối của NXB)

CĐ 5

Giai điệu quê hương

36/13

Hát: Xuân quê hương (Lí thương nhau -DC Quảng Nam)

Để nguyên lời ca gốc, không chuyển sang bản lời mới

-Tư liệu không phong phú (Phụ thuộc vào bản phối của NXB

- Hs thấy được nét đẹp của Dân ca từ giai điệu đến lời ca

Người góp ý
(ký và ghi rõ họ tên)

Trên đây là Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 8 Cánh Diều giúp giáo viên đưa ra đánh giá và góp ý cải thiện bản mẫu sách giáo khoa mới. Xin thầy cô cho ý kiến đóng góp để HoaTieu.vn hoàn thiện nội dung mẫu góp ý tốt hơn. Đây chỉ là tài liệu do đồng nghiệp chia sẻ, mang ý kiến chủ quan cá nhân, thầy cô tránh sao chép nguyên mẫu. Nếu có bất kì thắc mắc hay cần tìm tài liệu có liên quan nào, hãy liên hệ với trực tiếp chúng tôi để được giúp đỡ kịp thời. 

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin, tài liệu hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
8 8.967
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo