(KHMT-THUD) Giáo án Tin học 12 Chân trời sáng tạo cả năm

Giáo án môn Tin lớp 12 Chân trời sáng tạo - Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu giáo án môn Tin học lớp 12 Chân trời sáng tạo cả năm. Với mẫu giáo án Tin lớp 12 Chân trời sáng tạo file word được Hoatieu chia sẻ dưới đây sẽ giúp các thầy cô nắm được cách soạn giáo án môn Tin lớp 12 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau đây là nội dung chi tiết kế hoạch bài dạy môn Tin lớp 12 sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Giáo án Tin 12 Khoa học máy tính bộ Chân trời sáng tạo

Bài A1. GIỚI THIỆU TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

– Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial Intelligence).

– Nêu được ví dụ minh hoạ cho một số ứng dụng điển hình của Trí tuệ nhân tạo như điều khiển tự động; chẩn đoán bệnh; nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng giọng nói và khuôn mặt; trợ lí ảo;…

2. Về năng lực

2.1. Năng lực chung

– Tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu, nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng.

– Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, thảo luận và xây dựng quan điểm chung về ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích, đánh giá tác động của trí tuệ nhân tạo và đưa ra giải pháp, ý tưởng mới.

2.2. Năng lực tin học

– NLC (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông): Có những

hiểu biết về Trí tuệ nhân tạo và nêu được một số ứng dụng điển hình của Trí tuệ nhân tạo.

3. Về phẩm chất

– Tự tin: Đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm cá nhân về ứng dụng Trí tuệ nhân tạo.

– Trách nhiệm: Nhận thức được trách nhiệm của cá nhân trong việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo đúng đắn và hữu ích.

– Năng động, sáng tạo: Tích cực tìm hiểu, sáng tạo trong ứng dụng Trí tuệ nhân tạo phục vụ cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– Máy chiếu, máy tính hoặc laptop có kết nối Internet.

– Tài liệu, video minh hoạ về các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo.

– Sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV).

– Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập.

2. Đối với học sinh: SGK, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (05 phút)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, tính tò mò và động lực học tập về Trí tuệ nhân tạo cho học sinh (HS).

b) Nội dung: HS nghiên cứu nội dung hoạt động Khởi động và đưa ra câu trả lời.

c) Sản phẩm: Câu trả lời về những chức năng của ứng dụng trợ lí ảo mà HS biết.

d) Tổ chức thực hiện:

Giáo viên (GV) giao nhiệm vụ học tập: GV giới thiệu trên màn chiếu ứng dụng trợ lí ảo như Siri của Apple, Google Assistant của Google,... Sau đó, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Khởi động.

HS thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu câu hỏi ở hoạt động Khởi động, kết hợp quan sát các ví dụ của GV, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trình bày câu trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Kết luận, nhận định: GV nhận xét, dẫn dắt vào hoạt động Khám phá.

HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ (40 phút)

1. Khái niệm Trí tuệ nhân tạo (20 phút)

a) Mục tiêu: HS giải thích được sơ lược về khái niệm của Trí tuệ nhân tạo.

b) Nội dung:

– Đối với hoạt động Đọc: HS hoạt động theo nhóm đôi, đọc nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý của GV.

Một số câu hỏi gợi ý:

1. Trí tuệ nhân tạo là gì?

2. Hãy nêu những đặc trưng cơ bản của AI.

– Đối với hoạt động Làm: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, thảo luận theo các câu hỏi của Phiếu học tập và ghi kết quả vào đó.

c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của các nhóm ở Phiếu học tập.

d) Tổ chức thực hiện:

GV giao nhiệm vụ học tập: GV hướng dẫn HS chia nhóm, yêu cầu HS đọc nội dung SGK tìm hiểu khái niệm và những đặc trưng cơ bản của Trí tuệ nhân tạo, thảo luận để hoàn thành Phiếu học tập.

HS thực hiện nhiệm vụ:

– HS chia nhóm theo sự hướng dẫn của GV, đọc nội dung SGK để tìm hiểu thông tin.

– Tổng hợp các ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo vào bảng.

– Thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào Phiếu học tập.

v Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm; nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Kết luận, nhận định:

– GV gọi HS chốt lại kiến thức theo hoạt động Ghi nhớ.

– GV nhận xét, tổng hợp, chốt lại kiến thức.

1. Một số ứng dụng phổ biến của Trí tuệ nhân tạo (20 phút)

a) Mục tiêu: Nhận biết được một số ứng dụng phổ biến của Trí tuệ nhân tạo.

b) Nội dung: HS tiếp tục làm việc nhóm, đọc nội dung SGK, kết hợp suy nghĩ câu hỏi về một số ứng dụng phổ biến của Trí tuệ nhân tạo ở hoạt động Làm.

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi ở hoạt động Làm.

d) Tổ chức thực hiện:

GV giao nhiệm vụ học tập: Hướng dẫn HS chia nhóm, đọc SGK nội dung mục 2 của hoạt động Khám phá để tìm hiểu một số ứng dụng phổ biến của Trí tuệ nhân tạo.

HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc nhóm, đọc nội dung SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi trong Phiếu học tập.

– Liệt kê các cảnh báo, thách thức của AI có thể gặp trong tương lai.

– GV theo dõi, hỗ trợ khi cần.

Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày; nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Kết luận, nhận định:

– GV gọi HS chốt lại kiến thức theo hoạt động Ghi nhớ.

– GV nhận xét, tổng hợp.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (20 phút)

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về Trí tuệ nhân tạo, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tế.

b) Nội dung: GV nêu câu hỏi ở hoạt động Luyện tập, HS thảo luận nhóm đôi để trả lời.

c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của các nhóm.

d) Tổ chức thực hiện:

GV giao nhiệm vụ học tập: GV phổ biến bài tập và hướng dẫn thảo luận nhóm.

HS thực hiện nhiệm vụ:

– HS đọc sách, ghi lại câu trả lời vào giấy.

– GV quan sát, theo dõi các nhóm và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.

Báo cáo, thảo luận:

– Các nhóm nêu các khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ của GV và hướng khắc phục của nhóm.

– Hai nhóm HS ngồi gần nhau trình bày sản phẩm cho nhóm bạn xem và góp ý.

– GV trao đổi, góp ý cho các nhóm nếu cần.

........................

Giáo án Tin 12 Tin học ứng dụng bộ Chân trời sáng tạo

Bài E1. TẠO TRANG WEB, THIẾT LẬP GIAO DIỆN VÀ XEM TRƯỚC TRANG WEB

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

– Làm quen được với một số thành phần chính trong màn hình làm việc của phần mềm Google Sites.

– Sử dụng được phần mềm Google Sites để tạo một trang web.

– Tạo được trang web mới và có thể xem trang web trước khi xuất bản.

– Sử dụng được công cụ Themes để tạo giao diện cho trang web.

– Thực hiện được một số thao tác cơ bản như tạo trang web mới và xem trước trang web.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực chung

– Tự chủ và tự học: Tự lực (Chủ động, tích cực thực hiện công việc của cá nhân).

– Giao tiếp và hợp tác: Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân (Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong các hoạt động làm việc nhóm).

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hình thành và triển khai ý tưởng mới, thiết kế và tổ chức các hoạt động (Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập, suy nghĩ không theo lối mòn, tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau, áp dụng được những điều này vào thiết kế trang web).

2.2. Năng lực tin học

– NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông): Tạo được trang web đơn giản.

3. Về phẩm chất

– Yêu nước: Xây dựng trang web giới thiệu về danh lam thắng cảnh của quê hương.

– Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong việc tạo trang web

– Trung thực, trách nhiệm: Tôn trọng bản quyền khi sử dụng thông tin, tranh ảnh để xây dựng trang web.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– Máy chiếu, máy tính hoặc laptop đã cài đặt sẵn trình duyệt web và có kết nối Internet,

phòng thực hành (cho tiết thực hành).

– SGK, SGV, kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh: SGK, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (10 phút)

a) Mục tiêu: Tạo động lực để HS muốn tìm hiểu về cách tạo trang web.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trong 4 phút để trả lời câu hỏi ở hoạt động

Khởi động. Kết quả ghi vào giấy và trình bày khi GV gọi tên.

Câu hỏi:

1. Em đã bao giờ sử dụng phần mềm để thiết kế trang web chưa? Nêu tên phần mềm em

đã từng sử dụng (nếu có).

2. Hãy nêu ý tưởng thiết kế trang web như Hình 1.

Giáo án Tin 12 Tin học ứng dụng bộ Chân trời sáng tạo

a) Sản phẩm: HS nêu được ý tưởng của cá nhân về thiết kế trang web như Hình 1.

b) Tổ chức thực hiện:

GV giao nhiệm vụ học tập: GV nêu nội dung câu hỏi và yêu cầu HS trình bày ý tưởng.

HS thực hiện nhiệm vụ:

– HS suy nghĩ để hoàn thành yêu cầu của GV đưa ra. Viết kết quả:

+ Tên của phần mềm HS đã sử dụng để thiết kế trang web (nếu có).

+ Các ý tưởng nhằm thiết kế được trang web như Hình 1.

– GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Báo cáo, thảo luận: GV chỉ định ngẫu nhiên hai HS lên trình bày kết quả thực hiện của mình, các HS còn lại nhận xét, thảo luận.

Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS.

– GV dẫn dắt vào hoạt động Khám phá.

HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ (35 phút)

1. Phần mềm Google Sites (15 phút)

a) Mục tiêu: Làm quen với một số thành phần chính trong màn hình làm việc của phần mềm Google Sites.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi và trả lời câu hỏi của GV trong 10 phút.

Nội dung thảo luận nhóm ghi vào bảng phụ.

Câu hỏi:

1. Kể tên một số phần mềm thiết kế web em vừa biết.

2. Google Sites là phần mềm gì? Có được sử dụng miễn phí không?

3. Google Sites cho phép tạo trang web bằng thao tác nào?

4. Google Sites có cho phép nhiều người làm việc cùng nhau không?

5. Kể tên các thẻ chức năng của Google Sites và tác dụng của chúng.

c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của các nhóm ở Phiếu học tập.

d) Tổ chức thực hiện:

GV giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức cho lớp làm việc theo nhóm đôi, đọc nội dung mục 1 của hoạt động Khám phá và trả lời câu hỏi trong Phiếu học tập.

HS thực hiện nhiệm vụ:

– Các nhóm đọc nội dung mục 1 của hoạt động Khám phá, thảo luận để hoàn thành Phiếu học tập.

– GV quan sát, theo dõi các nhóm và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.

Báo cáo, thảo luận:

– Các nhóm trả lời câu hỏi theo chỉ định của GV.

– GV yêu cầu các nhóm khác góp ý, nhận xét.

Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của các nhóm.

– GV gọi HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Làm. Hoạt động này góp phần củng cố kiến thức cho HS.

– GV hướng dẫn HS chốt kiến thức như nội dung ở hoạt động Ghi nhớ.

2. Tạo trang web mới; 3.Thiết lập giao diện cho trang web; 4. Xem trước trang web (20 phút)

a) Mục tiêu: HS biết các bước để tạo trang web, thiết lập giao diện cho trang web và biết cách xem trước trang web.

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân. Mỗi HS tự đọc nội dung mục 2, 3, 4 của hoạt động Khám phá để biết các bước tạo trang web mới, thiết lập giao diện cho trang web và xem trước trang web; sau đó mời một số HS lên thao tác trên máy tính GV để cả lớp xem.

c) Sản phẩm: Kết quả thao tác của HS trên máy tính GV trước cả lớp.

....................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết giáo án Tin học 12 CTST chủ đề Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 47
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi