(Word, Pdf) Giáo án chuyên đề Sinh 12 Chân trời sáng tạo 2024-2025

Giáo án chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo trong bài viết dưới đây là mẫu soạn giáo án môn Sinh học lớp 12 sách chuyên đề của bộ Chân trời sáng tạo. Kế hoạch bài dạy chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa mới lớp 12 môn Sinh sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô trong công tác soạn giáo án cho năm học mới.

Kế hoạch bài dạy chuyên đề Sinh học 12 CTST

Giáo án chuyên đề 1 Sinh học 12 CTST

BÀI 1: KHÁI QUÁT SINH HỌC PHÂN TỬ CÁC THÀNH TỰU

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤCTIÊU

PHẨM CHẤT,

NĂNG LỰC

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

HOÁ

1. Về năng lực

a. Năng lực sinh học

Nhận thức sinh học

Nêu được khái niệm sinh học phân tử.

SH 1.1

Trình bày được một số thành tựu hiện đại về lí thuyết và ứng dụng của sinh học phân tử.

SH 1.2

Phân tích được các nguyên tắc ứng dụng sinh học phân tử trong thực tiễn.

SH 1.4

Tìm hiểu thế giới sống

Tìm hiểu và sưu tầm thông tin, hình ảnh trên internet, sách, báo,… để thiết kế poster hoặc infographic giới thiệu về những thành tựu của việc ứng dụng kĩ thuật sinh học phân tử trong

y học tại Việt Nam và trên thế giới.

SH 2.5

Vận dụng kiến thức,

năng đã học

Đề xuất ý tưởng ứng dụng kĩ thuật sinh học phân tử trong tương lai.

SH 3.2

b. Năng lực chung

Tự chủ tự học

Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu sinh học phân tử và thành tựu.

TCTH 6.1

2. Về phẩm chất

Trách nhiệm

Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho

nghề nghiệp tương lai.

CC 2.3

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– Hình ảnh về nguyên lí các kĩ thuật sinh học phân tử như điện di, PCR; hình ảnh các thành tựu ứng dụng kĩ thuật sinh học phân tử trong y – dược học; nông, lâm, ngư nghiệp; bảo vệ môi trường; công nghiệp chế biến; quốc phòng, an ninh.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– Giấy A4.

– Bảng trắng, bút lông.

– Thiết bị (máy tính, điện thoại,…) có kết nối mạng internet.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU (5 phút)

a) Mục tiêu: Nhận biết được phương pháp RT‒PCR là kết quả của thành tựu khoa học nào.

b) Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

– GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp và kĩ thuật KWL để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận vấn đề được nêu ở hoạt động khởi động trong SCĐ trang 5.

– GV có thể đặt một số câu hỏi gợi ý như sau:

+ Sinh học phân tử được hiểu như thế nào? Thành tựu sinh học phân tử được ứng dụng trong các lĩnh vực nào?

+ Em đã thấy/chứng kiến/đọc/xem thông tin về ứng dụng thành tựu sinh học phân tử trong đời sống ở đâu đó chưa?

* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV và hoàn thành bảng KWL.

* Báo cáo, thảo luận:

‒ HS báo cáo kết quả thực hiện bảng KWL.

‒ Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét cho kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm. Từ đó, dẫn dắt HS vào bài học.

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (65 phút)

Hoạt động 2.1. Hình thành khái niệm sinh học phân tử (5 phút)

a) Mục tiêu: SH 1.1; TCTH 6.1; CC 2.3.

b) Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp để hướng dẫn, gợi ý cho HS thảo luận và trả lời Câu 1 trong SCĐ trang 5.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu nội dung và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.

* Báo cáo, thảo luận:

– HS trình bày nội dung trả lời Câu 1 trong SCĐ.

– Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và đóng góp ý kiến.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét và chỉnh sửa cho câu trả lời của HS. Từ đó, hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như ý (1) SCĐ trang 13.

– Gợi ý trả lời câu hỏi: Tham khảo đáp án trong SGV.

– GV sử dụng công cụ 1 để đánh giá.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu thành tựu thuyết của sinh học phân tử (20 phút)

a) Mục tiêu: SH 1.2; SH 2.5; TCTH 6.1; CC 2.3.

b) Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

– GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp kết hợp kĩ thuật phòng tranh, yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập. GV hướng dẫn các nhóm HS giải quyết nhiệm vụ học tập của nhóm mình và trình bày ra giấy A0 theo mẫu, sau đó dán lên

tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh. GV yêu cầu HS cả lớp đi xem và có thể đưa ra ý kiến bình luận hoặc bổ sung thông tin cho nhóm bạn. Cuối cùng, tất cả các nội dung trình bày được tập hợp lại và tổng kết thành nội dung chính xác, từ đó HS thảo luận nội dung trong SCĐ, trả lời các Câu 2, 3, 4 trong SCĐ trang 5 và 7.

– GV chuẩn bị phiếu học tập cho HS thực hiện.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.

* Báo cáo, thảo luận:

– HS trình bày câu trả lời dựa trên kết quả thảo luận nhóm.

– Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét và chỉnh sửa cho câu trả lời của HS. Từ đó, hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như ý (2) SCĐ trang 13.

– Gợi ý trả lời câu hỏi: Tham khảo đáp án trong SGV.

– GV sử dụng công cụ 1, 6 để đánh giá.

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu ứng dụng của sinh học phân tử (20 phút)

a) Mục tiêu: SH 1.2; SH 3.2; TCTH 6.1; CC 2.3.

b) Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

– GV hướng dẫn cho HS đọc nội dung II.2 trong SCĐ.

– GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn cho HS thảo luận nội dung

trong SCĐ và trả lời Câu 5 ở trang 8.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.

* Báo cáo, thảo luận:

– Các nhóm lần lượt trình bày tóm tắt các ý kiến chung của nhóm.

– Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, góp ý.

* Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét và chỉnh sửa cho câu trả lời của HS. Từ đó, hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như ý (3) SCĐ trang 13.

..................

Giáo án chuyên đề 2 Sinh học 12 CTST

BÀI 5: KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT SINH HỌC

Thời gian thực hiện: 2 tiết

  1. MỤCTIÊU

PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

HOÁ

1. Về năng lực

a. Năng lực sinh học

Nhận thức sinh học

Nêu được khái niệm kiểm soát sinh học.

SH 1.1

Phân tích được vai trò của kiểm soát sinh học.

SH 1.4

Tìm hiểu thế giới sống

Tìm hiểu và sưu tầm thông tin, hình ảnh trên internet, sách, báo hoặc trong thực tiễn để thiết kế poster hoặc infographic tuyên truyền

về vai trò của kiểm soát sinh học.

SH 2.5

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Đề xuất biện pháp sử dụng tác nhân kiểm soát sinh học để kiểm soát số lượng sinh vật gây hại cụ thể.

SH 3.2

b. Năng lực chung

Tự chủ tự học

Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu kiểm soát sinh học dựa trên kết quả đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các bài trước.

TCTH 6.1

2. Về phẩm chất

Trách nhiệm

Tích cực tham gia và vận động người dân sử dụng tác nhân kiểm soát sinh học để kiểm soát số lượng sinh vật gây hại ở địa phương, hạn chế lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.

TN 4.2

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– Hình ảnh về một số hoạt động sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV); tác hại của việc lạm dụng thuốc BVTV đến sức khoẻ con người (hình ảnh một số người bị ung thư, đột biến, ngộ độc); tác nhân kiểm soát sinh học,…

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– Giấy A4.

– Bảng trắng, bút lông.

– Thiết bị (máy tính, điện thoại,…) có kết nối mạng internet.

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU (5 phút)

a) Mục tiêu:

– Nhận biết sơ lược về vai trò của kiểm soát sâu hại, bảo vệ mùa màng và đảm bảo sức khoẻ của con người bằng các phương pháp không dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

– Tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích tính tò mò, hứng thú vào khám phá kiến thức mới.

b) Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

– GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp và kĩ thuật KWL để hướng dẫn, gợi ý cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi khởi động trong SCĐ.

– GV có thể gợi ý bằng cách:

+ Chiếu video/tranh ảnh về một số hoạt động sử dụng thuốc BVTV, số liệu và hình ảnh thống kê người nhiễm độc cấp hoặc bị ung thư hay đột biến do ảnh hưởng bởi hoá chất độc hại, thuốc BVTV,…

+ Yêu cầu HS nêu lên suy nghĩ của bản thân về các thực trạng đã quan sát được, về hậu quả sẽ xảy ra nếu lạm dụng thuốc BVTV, hoá chất trong sản xuất nông nghiệp một cách không kiểm soát.

................

Giáo án chuyên đề 3 Sinh học 12 CTST

Xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 183
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi