Đáp án tự luận module 9 Tiểu học 2024 - Đầy đủ các môn

Tải về

Đáp án tự luận module 9 Tiểu học giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận trong chương trình tập huấn Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh.

Có 9 mô đun bồi dưỡng thực hiện Chương trình GDPT mới cho giáo viên mỗi cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) để phát triển năng lực nghề nghiệp trong đó module 9 là mô đun rất quan trọng.

1. Đáp án tự luận module 9 Tiểu học

Đáp án tự luận module 9 hoạt động 3

Hoạt động 3

Trình bày vai trò của CNTT trong giáo dục

1. Giúp hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao hơn

Công nghệ thông tin và đặc biệt là sự phát triển của internet mở ra một kho kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú cho người học và người dạy, giúp cho việc tìm hiểu kiến thức đơn giản hơn rất nhiều, cải thiện chất lượng học và dạy.

2. Vai trò của công nghệ thông tin thúc đẩy giáo dục mở

Công nghệ thông tin thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian. Từ đó con người phát triển nhanh hơn về kiến thức,, nhận thức và tư duy.

Vai trò của công nghệ thông tin thúc đẩy giáo dục mở

Chương trình giáo dục mở giúp con người trao đổi và tìm kiếm kiến thức một cách hiệu quả. Đi kèm với giáo dục mở là tài nguyên học liệu mở, giúp người học, người dạy kết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời gian nào. Tài nguyên học liệu mở là một xu hướng phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đaị.

3. Kiến thức đa dạng và được cập nhật thường xuyên

Nếu như trước đây, việc tiếp thu kiến thức được cung cấp từ sách vở và giáo viên thì hiện nay, nguồn kiến thức đa dạng này được cung cấp trực tuyến qua kết nối internet. Đổi mới giáo dục chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, bằng cách giúp người học phương pháp tiếp cận và cách tự học, cách giải quyết vấn đề. Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức, dần dần sẽ do công nghệ thông tin đảm nhận, giải phóng người thầy khỏi sự thiếu hụt thời gian, để người thầy có thể tập trung giúp học sinh phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng lực của học sinh.

4. Vai trò của công nghệ thông tin tạo không gian và thời gian học linh động

Công nghệ thông tin tạo điều kiện cho người học có thể học tập và tiếp thu kiến thức một cách linh động và thuận tiện. Mọi người có thể tự học ở mọi lúc, mọi nơi, có thể tham gia thảo luận một vấn đề mà mỗi người đang ở cách xa nhau, góp phần tạo ra xa hội học tập mà ở đó, người học có thể học tập suốt đời.

5. Vai trò của công nghệ thông tin tạo không gian và thời gian học linh động

Bên cạnh đó,với sự thuận tiện cho việc học ở mọi lúc mọi nơi, công nghệ thông tin sẽ tạo cơ hội cho người học có thể lựa chọn những vấn đề mà mình ưa thích, phù hợp với năng khiếu của mỗi người, từ đó mà phát triển theo thế mạnh của từng người do cấu tạo khác nhau của các tiểu vùng vỏ não. Chính điều đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tài năng.

2. Thầy/cô hãy kể tên nguồn học liệu số nào trong hoạt động dạy học và giáo dục của mình và nhận xét về vai trò của nguồn học liệu đã khai thác, sử dụng.

Chuyển đổi số trong GDĐT tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học.

- Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu.

- Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số.

Vai trò của nguồn học liệu đã khai thác, sử dụng:

Trong quản lý giáo dục, toàn ngành đã triển khai số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ Trung ương đến các cơ sở giáo dục.

Về dạy - học, giáo viên toàn ngành được huy động tham gia, đóng góp chia sẻ học liệu vào kho học liệu số toàn ngành

Về nhân lực số, môn Tin học sẽ được đưa vào giảng dạy bắt buộc từ lớp 3; giáo dục STEM được lồng ghép trong các môn học, gắn việc học của học sinh thông qua các hoạt động ứng dụng công nghệ .

Tuy vậy, chuyển đổi số còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại cần tiếp tục được khắc phục, hoàn thiện: Hạ tầng mạng, trang thiết bị CNTT (như máy tính, camera, máy in, máy quét), đường truyền, dịch vụ Internet cho nhà trường, giáo viên, học sinh - đặc biệt ở các vùng xa, vùng khó khăn – còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ.

3. Phân tích vai trò của CNTT, học liệu số, thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.

1. Đảm bảo tính khoa học

- Ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ phải được nghiên cứu, dựa trên quan điểm, lí thuyết khoa học, phù hợp với các mô hình cụ thể. Việc ứng dụng này phải từng bước đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao hiệu quả sử dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong DH, GD của nhà trường nói riêng, hướng đến hiệu quả của DH, GD nói chung.

- Đảm bảo tính chính xác, đầy đủ về yêu cầu cơ bản, nguyên tắc khi ứng dụng, sử dụng học liệu số và tài nguyên học tập, thiết bị công nghệ và CNTT.

- Đảm bảo logic, hệ thống và khách quan giữa nội dung dạy học với học liệu số, thiết bị công nghệ và CNTT khi triển khai ứng dụng.

- Việc ứng dụng thiết bị công nghệ, học liệu số và CNTT dù ở mức nào hay hình thức nào cũng phải tuân thủ bản chất, các nguyên tắc DH, GD, nhất là kĩ thuật tổ chức hoạt động mà người học là trung tâm. Vì vậy, thiết bị công nghệ, học liệu số và CNTT phải tuân thủ các yêu cầu tối thiểu và cơ bản mang tính khoa học của việc tổ chức hoạt động DH, GD.

- Việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong DH, GD cần chú ý đến tính nhất quán trong nội bộ cơ sở giáo dục, các đơn vị liên quan, liên ngành ngang và dọc có chú ý đáp ứng với nhu cầu của địa phương và cơ sở giáo dục như một yêu cầu khoa học đặt trong hệ thống và tầm nhìn để đảm bảo sự phát triển đồng bộ, có điểm đến.

2. Đảm bảo tính sư phạm

- Đảm bảo phù hợp với quan điểm sư phạm, quan điểm về tổ chức hoạt động DH, GD. Trong đó, cần đảm bảo việc ứng dụng CNTT đáp ứng được mục tiêu, nội dung của hoạt động DH, GD; phù hợp với hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động DH, GD. Bên cạnh đó, cần tính đến việc phù hợp với điều kiện, môi trường tổ chức DH, GD sao cho kết quả cuối cùng là đạt được mục tiêu của chương trình giáo dục, xa hơn là mục tiêu giáo dục theo quy định.

- Đảm bảo tương thích với các đặc điểm của quá trình DH, GD nhất là yêu cầu của dạy học phát triển PC, NL. Cụ thể, tuân thủ yêu cầu HS là trung tâm, thỏa mãn các lưu ý: không HS nào bị bỏ lại phía sau, đánh giá vì người học, đánh giá chú trọng sự tiến bộ của người học, tôn trọng NL, PC hiện có của người học và phát triển một cách tích cực, hiệu quả...

- Đảm bảo tuân thủ tính logic của hoạt động tổ chức DH, GD nhất là các pha của hoạt động dạy học, các bước và yêu cầu khi xây dựng và triển khai KHBD, KHGD... Những yêu cầu sư phạm về đạo đức nghề nghiệp, kĩ năng dạy học, kĩ năng giáo dục và các yêu cầu khác có liên quan đến nhiệm vụ phát triển NL và PC HS của người GV cần đảm bảo thực thi một cách trọn vẹn.

- Việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong DH, GD đảm bảo hiệu quả sư phạm nhất là hiệu quả đạt được mục tiêu, YCCĐ hay chuẩn đầu ra nhưng cần được xem xét trong mối quan hệ với kinh phí, thời gian, công sức đầu tư trên bình diện hiệu suất tổng thể.

3. Đảm bảo tính pháp lí

- Đảm bảo các hướng dẫn cơ bản, quy định về ứng dụng CNTT trong DH, GD của

- Đảm bảo các quy định về quản lí và tổ chức dạy học, cụ thể là hoạt động dạy học, kiểm tra, đánh giá, học liệu và quản lí, lưu trữ hồ sơ dạy học.

- Tuân thủ Luật An ninh mạng, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

- Tuân thủ Công ước Berne năm 1886, Công ước Rome năm 1961, Luật Sở hữu trí tuệ và cần lưu ý đến những điều khoản trong Luật Hình sự và các văn bản pháp lí liên quan quyền tác giả.

4. Đảm bảo tính thực tiễn

- Dựa trên kết quả đánh giá, khảo sát về điều kiện, kinh nghiệm sử dụng học liệu số, thiết bị công nghệ, CNTT của cơ sở, đội ngũ với các yêu cầu có liên quan về cơ sở hạ tầng, vật chất, trang thiết bị công nghệ, đường truyền,...

- Dựa trên các dữ liệu và các kết quả dự báo về năng lực ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ của GV, cán bộ quản lí và nhất là thói quen, kĩ năng, ý tưởng sư phạm và định hướng đổi mới trong DH, GD. Đặc biệt, những dữ liệu thực tiễn về điều kiện thiết bị công nghệ, phần mềm… ở từng địa phương cần được xem xét để tránh việc yêu cầu cao theo hướng chủ quan, cảm tính.

- Dựa vào khả năng của HS, thái độ và các kĩ năng liên quan khi tham gia vào quá trình triển khai ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ của GV nhất là sự tương tác và phối hợp của HS và sự tự học, các thói quen tự học của HS cũng như hứng thú, nhu cầu của các em nhất là cần cẩn trọng khi sử dụng các hình thức dạy học có ứng dụng CNTT với HS tiểu học.

- Khéo léo khai thác, dựa trên đồng thuận của phụ huynh, dư luận xã hội về ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong DH, GD theo hướng vừa tuyên truyền, vừa chia sẻ và khuyến khích ứng dụng một cách tích cực.

4. Nêu các xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy học, giáo dục trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và việc chuyển đổi số trong giáo dục.

- Nền tảng số cho giáo dục

- Người học số

- Người dạy số

- Học liệu số

- Môi trường học tập số

5. Trình bày những định hướng yêu cầu của việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. Trên cơ sở xem xét một môn học/HĐGD cụ thể, những yêu cầu này có ý nghĩa gì cho việc khai thác, sử dụng nguồn học liệu, thiết bị công nghệ và CNTT hỗ trợ dạy học, giáo dục?

1. Những định hướng yêu cầu của việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục là:

+ Đảm bảo tính khoa học: Để có thể ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong DH, GD điều thiết yếu là đảm bảo các định hướng ứng dụng theo yêu cầu phù hợp giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức DH, GD, kiểm tra, đánh giá với đặc trưng về CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ định hướng ứng dụng trong DH, GD.

+ Đảm bảo tính sư phạm: Tính sư phạm của việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ trong DH, GD có liên quan đến tính khoa học ở góc độ ứng dụng đã đề cập nhưng được phân tích sâu khi đặt vào hoạt động sư phạm.

+ Đảm bảo tính pháp lí: Việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ phải đảm bảo tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn của Nhà nước. + Đảm bảo tính thực tiễn: Việc ứng dụng CNTT, học liệu số và thiết bị công nghệ cần phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, hạ tầng CNTT, truyền thông cũng như năng lực đội ngũ của nhà trường và bối cảnh địa phương, các điều kiện có liên quan, hạn chế về thiết bị, công nghệ, đường truyền và thực tiễn DH, GD và năng lực của HS và dư luận xã hội... từ thực tiễn bởi đây là cơ sở để kiểm soát các tác động ngược cũng như hướng đến sự đồng thuận từ các nguồn lực.

2. Trên cơ sở xem xét một môn học/HĐGD cụ thể, những yêu cầu này có ý nghĩa định hướng cho việc khai thác, sử dụng nguồn học liệu, thiết bị công nghệ và CNTT hỗ trợ dạy học, giáo dục. Giúp GV lựa chọn những nguồn học liệu phù hợp nội dung, đảm bảo các yếu tố đã nêu để hướng dẫn HS tiếp cận, chủ động học tập từ những nguồn học liệu đó.

-------------

Câu 1. Thầy (Cô) hãy chia sẻ về việc lập kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT & TT (quy trình, cấu trúc, kế hoạch, …) đã thực hiện ở đơn vị đang công tác.

Trong năm học này, đơn vị chúng tôi đã lập kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT & TT theo quy trình và cấu trúc như sau:

  • Chuẩn bị lập kế hoạch;
  • Soạn thảo kế hoạch;
  • Tham vấn các bên liên quan;
  • Hoàn chỉnh và ban hành kế hoạch.

Kế hoạch được mà chúng tôi xây dựng đã đảm bảo được tính ứng dụng thực tế, đúng cấu trúc và đáp ứng đủ 5 nguyên tắc: đồng bộ, khoa học, thống nhất, phù hợp với thực tiễn. Cụ thể 5 nguyên tắc đã đáp ứng như sau:

  1. Có căn cứ xây dựng kế hoạch (căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn), các căn cứ phù hợp với nội dung kế hoạch;
  2. Xác định được mục tiêu cụ thể. Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Tổ chức bồi dưỡng CBQL, Gv đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ứng dụng CNTT luôn đảm bảo các căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn về nhân sự và tài chính trong nhà trường;
  3. Phân tích tình hình ứng dụng CNTT & TT trong nhà Trường; Phân tích vấn đề thách thức, khó khăn liên quan đến quản trị nhà trường; Phân tích hiện trạng ứng dụng CNTT & TT của Trường; Phân tích SWOT về ứng dụng CNTT & TT của Trường: nêu được thực trạng của nhà trường;
  4. Nhiệm vụ triển khai ứng dụng CNTT&TT, năm học 2021-2022. Kế hoạch thể hiện được nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ cụ thể Hạ tầng CNTT trong nhà trường, Ứng dụng CNTT trong quản lí, điều hành trong nhà trường. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá. Bồi dưỡng năng lực công nghệ thông tin cho đội ngũ, khai thác, sử dụng phần mềm tự do nguồn mở;
  5. Giải pháp về triển khai tổ chức thực hiện; Giải pháp về nhân lực, đội ngũ; Giải pháp về cơ sở vật chất hạ tầng CNTT & thiết bị công nghệ; Giải pháp tài chính; Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin; Lộ trình thực hiện.

Câu 2. Phân tích, đánh giá một kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT & TT trong quản trị trường tiểu học qua một kế hoạch minh hoạ.

+ Ưu điểm

  • Kế hoạch phân tích được 1 số SWOT chính của nhà trường (điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức,…). Định hướng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT & TT có liên quan đến thực trạng nhưng chưa thật sự đầy đủ so với thực trang đề ra.
  • Mục tiêu ứng dụng CNTT & TT thể hiện được đặc trưng riêng của nhà trường.
  • Nội dung kế hoạch ứng dụng CNTT & TT phong phú, phù hợp với bối cảnh và thể hiện được nét riêng của nhà trường.
  • Thể hiện đầy đủ tiến trình thực hiện các nội dung của kế hoạch ứng dụng CNTT & TT theo thời gian cụ thể trong năm học của nhà trường.
  • Phân công thực hiện và phân cấp trong quản lý thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT & TT của nhà trường cụ thể, sát với thực trạng và bối cảnh nhà trường. Tuy nhiên, chưa thể hiện rõ việc công, phân cấp trong công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện.

+ Hạn chế

  • Các số liệu minh hoạ chưa chi tiết.
  • Nội dung của kế hoạch từng tháng còn chung chung, các số liệu chưa cụ thể, rõ ràng.

Câu 3. Tóm tắt kết quả đánh giá kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT & TT đã thực hiện. Có thể đề xuất chỉnh sửa một số nội dung còn hạn chế của bản kế hoạch sau khi phân tích, đánh giá.

Tiêu chí

Mức độ

Nội dung

Đạt mức

1. Phân tích thực trạng và đưa ra định hướng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT & TT của nhà trường

Kế hoạch phân tích rõ SWOT của nhà trường.

Định hướng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT & TT phù hợp với thực trạng.

Mức 5:

(20 điểm)

Tốt

2. Mục tiêu kế hoạch ứng dụng CNTT & TT của nhà trường

Mục tiêu ứng dụng CNTT & TT thể hiện được đặc trưng riêng của nhà trường.

Mức 4:

(15 điểm)

Khá

3. Nội dung của kế hoạch ứng dụng CNTT & TT của nhà trường

Nội dung kế hoạch ứng dụng CNTT & TT phong phú, phù hợp với bối cảnh và thể hiện được nét riêng của nhà trường.

Mức 4:

(15 điểm)

Khá

4. Kế hoạch ứng dụng CNTT & TT hoàn thiện

Thể hiện đầy đủ tiến trình thực hiện các nội dung của kế hoạch ứng dụng CNTT & TT theo thời gian cụ thể trong năm học của nhà trường.

Mức 4:

(15 điểm)

Khá

5. Tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT & TT trong quản trị nhà trường

Phân công thực hiện và phân cấp trong quản lý thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT & TT của nhà trường cụ thể, sát với thực trạng và bối cảnh nhà trường.

Mức 4:

(15 điểm)

Khá

- Mức điểm đánh giá tổng kết: 80 điểm: Khá, Kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT & TT thể hiện tính khoa học, tiết kiệm nguồn lực, tận dụng thời gian.

Câu 4. Theo Thầy/Cô đâu là bước cần đặc biệt lưu ý trong quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT & TT ở trường tiểu học? Hãy chia sẻ một vài kinh nghiệm tổ chức thực hiện tại đơn vị của Thầy/Cô.

Trả lời:

+ Theo tôi Bước 3: Xây dựng môi trường học tập và ứng dụng CNTT&TT, là bước cần đặc biệt lưu ý trong quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT & TT ở trường tiểu học.

+ Chia sẻ một vài kinh nghiệm tổ chức thực hiện tại đơn vị

Công tác quản trị CNTT&TT trong nhà trường là rất cần thiết và quan trọng bởi vì nó hỗ trợ rất nhiều trong việc chỉ đạo các hoạt động để phát triển công tác giáo dục và là cầu nối giúp bồi dưỡng cho tất cả đội ngũ một cách nhanh và hiệu quả , nhất là trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay.

Để thực hiện ứng dụng CNTT được tốt, trước hết nhà trường tổ chức rà soát tình hình thực tế của đơn vị với những nhu cầu về cơ sở hạ tầng, năng lực của đội ngũ. Từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư; nâng cấp các hệ thống mạng, các trang thiết bị điện tử cần thiết; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cho CBQL và giáo viên có kĩ năng sử dụng CNTT và bảo quản các thiết bị, khai thác các phần mềm mà ngành giáo dục yêu cầu. Nhà trường đã phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ để khai thác các tính năng sử dụng CNTT trong quản lý và dạy học Bản thân CBQL phải chú trọng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT & TT.

CBQL phải tạo động lực để đội ngũ GV, NV tích cực học tập và phải ứng dụng CNTT&TT trong công việc, trong giảng dạy.

Đầu tư, Huy động nguồn lực và tăng cường ứng dụng CNTT&TT trong nhà trường.

Phân công GV tin phụ trách quản lý CNTT.

Câu 5. Thầy (Cô) hãy chia sẻ thông tin (tên, hình ảnh, chức năng, tình huống sử dụng, …) về một (một vài) ứng dụng mang lại hiệu quả cao trong công tác quản trị tại đơn vị Thầy (Cô) đang công tác.

Trả lời

Hiện tại trường chúng tôi đang sử dụng nhiều ứng dụng mang lại hiệu quả cao trong công tác quản trị. Xin được chia sẻ 2 ứng dụng sau đây:

1. Phần mềm VNEDU:

+ Giới thiệu

VNEDU là một giải pháp xây dựng trên nền tảng web công nghệ điện toán đám mây nhằm tin học hóa toàn diện công tác quản lí, điều hành trong giáo dục, kết nối gia đình, nhà trường và xã hội, góp phần nâng cao chất lượng quản lí, chất lượng dạy và học. Hình thành một cách thức quản lí mới, khoa học cho nhà trường.

+ Chức năng

Hệ thống tích hợp các mẫu báo cáo thống kê EMIS theo các giai đoạn của năm học, các mẫu báo cáo về hồ sơ và điểm của học sinh tương thích với phân hệ quản lí học sinh VEMIS và quản lí điểm.

Hệ thống giúp phụ huynh nắm bắt dễ dàng, trực tiếp và nhanh chóng kết quả học tập, rèn luyện của con em để kịp thời khích lệ, uốn nắn con em mình.

Tổ chức và quản lí kỳ thi một cách nhanh chóng hiệu quả

Quản lí trường học: Để các trường sử dụng được Phần mềm Quản lí trường học và các ứng dụng khác trên Mạng giáo dục Việt Nam như: Quản trị website, Xếp thời khóa biểu TKB, quản trị của Viễn thông tỉnh cần phải khởi tạo thông tin cho trường học đó trên vnEdu.

Quản lí học sinh như: tra cứu thông tin học sinh, chuyển lớp, chuyển trường, thôi học, bảo lưu, đuổi học, ...

Quản lí học tập: Sổ điểm, hạnh kiểm, khen thưởng ...

Quản lí thi: VnEdu hỗ trợ chức năng quản lí, tạo kỳ thi trắc nghiệm online, tự động đánh số báo danh, thời khoá biểu …

Báo cáo EMiS và các biểu mẫu Thống kê báo cáo: Hỗ trợ chức năng báo cáo cấp Phòng/Sở giúp nhà trường tiết kiệm tối đa thời gian trong công tác thống kê, báo cáo.

Sổ liên lạc điện tử: Tích hợp chức năng thông báo điểm, kết quả học tập rèn luyện của học sinh trên website VnEdu, thông qua hệ thống tin nhắn giúp phụ huynh dễ dàng nắm bắt tình hình học tập của con em mình.

Tin nhắn điều hành: Giới hạn SMS SLLĐT& tin nhắn điều hành cho nhà trường, quản lí danh bạ, gửi tin nhắn điều hành.

Quản lí công văn, văn bản.

Quản lí cơ sở vật chất: quản lí thông tin các thiết bị giảng dạy.

Quản trị hệ thống có các chức năng chính như là: khóa các điểm đã nhập, khóa nhập điểm theo khối thống kê nhập điểm, khóa nhập liệu các sổ & chốt kết quả thi lại, cấu hình số cột điểm, cấu hình nhập điểm theo đợt.

Kênh thanh toán học phí thông qua VnEdu.

Hóa đơn điện tử trường học - Tích hợp VNPT-Invoice và vnEdu: giúp nhà trường giảm nỗi lo về thu học phí, thanh toán hóa đơn. Hóa đơn điện tử VNPT Invoice với vnEdu đã giúp trường giảm nhân sự, giảm thiểu sai sót... trong việc quản lí hóa đơn.

2. Bộ công cụ Google

+ Giới thiệu

Đây là trang Web công cụ đa năng giúp tra cứu thông tin, tìm kiếm thông tin, chia sẻ dữ liệu, làm sáng tỏ các chính sách và hành động của chính phủ cũng như của công ty ảnh hưởng đến quyền riêng tư bảo mật, và quyền truy cập vào thông tin. Trang Web Google có hơn 25 công cụ tuyệt vời, mỗi công cụ có những tính năng đặc thù riêng như; Google Mail, Google Drive, Google Keep, Google Sheets, Google Docs, Google meet, Google Site, Google Slides, Google Forms, Google Classroom, Google Calendar....Thế mạnh của tất cả các bộ công cụ này là tính năng đơn giản, dễ sử dụng, miễn phí, quen thuộc đa số với mọi người trên thế giới. Chỉ một thao tác đơn giản bấm vào biểu tượng “9 chấm” trên Gmail, chúng ta có thể tìm thấy nhiều sự hỗ trợ từ các ứng dụng của Google.

+ Chức năng

Gmail: Công cụ quen thuộc để gửi thư điện tử giữa giáo viên, học sinh và cả phụ huynh. Gmail có thể cài đặt lịch hẹn trước để gửi thư vào đúng ngày mong muốn.

Google Drive: Nơi lưu trữ các tài liệu, văn bản, biểu mẫu sử dụng chung cho các giáo viên trong trường mà không cần cứ mỗi lần có một biểu mẫu lại phải gửi mail đồng loạt cho các giáo viên. Chúng ta đơn giản chỉ cần tạo một thư mục chung trên drive, phân quyền truy cập cho các giáo viên được quyền xem/ sửa là mọi người đều có thể có được tài liệu mình mong muốn. Ưu điểm cách làm này là các tài liệu nếu được tổ chức khoa học sẽ không bị trôi đi.

Google Meet: Hỗ trợ các cuộc họp tổ bộ môn, họp hội đồng trường, giảng dạy trực tuyến trong những trường hợp đặc biệt ngoại lệ (trong điều kiện Covid-19).

Google Classroom: Một dạng lớp học ảo, là nơi các giáo viên có thể gửi tài liệu, giao bài tập, chấm điểm học sinh hoặc mời thêm các giáo viên khác cùng vào dạy, hỗ trợ lớp học.

Google Forms: Một dạng biểu mẫu trực tuyến có thể áp dụng cho nhiều trường hợp. Ví dụ; như đơn xin nghỉ học của học sinh, đơn xin nghỉ ốm của giáo viên, lấy ý kiến giáo viên, phụ huynh, hoặc khảo sát ý kiến nào đó trong nhà trường...

Google Slides: Giúp giáo viên soạn các bài giảng trực tiếp trên internet mà không cần dùng một phần mềm nào cả như Powerpoint chẳng hạn. Ngoài các chức năng tương tự như Powerpoint, Google slides có thể sử dụng trong trường hợp cộng tác làm nhóm giữa các giáo viên, hoặc học sinh với nhau trong môi trường online và có thể phân quyền sửa/xem cho các thành viên trong nhóm.

Google Docs: Hỗ trợ soạn thảo văn bản trực tuyến, cách sử dụng tương tự MS Word. Google docs cũng có thể sử dụng trong trường hợp cộng tác làm nhóm giữa các giáo viên, hoặc học sinh với nhau và có thể phân quyền sửa/xem cho các thành viên trong nhóm.

Google Sheets: Hỗ trợ các tài liệu dạng bảng tính, sử dụng tương tự MS Excel. Google sheet cũng có thể sử dụng trong trường hợp cộng tác làm nhóm giữa các giáo viên, hoặc học sinh với nhau và có thể phân quyền sửa/xem cho các thành viên trong nhóm. Google sheets hiện rất phổ thông đối với các công ty vừa và nhỏ sử dụng lập kế hoạch cho các dự án. Có thể áp dụng Google sheet trong trường phổ thông với nhiều trường hợp như hỗ trợ lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chia sẻ lịch công tác tuần cho giáo viên dễ theo dõi, cho phép giáo viên ghi tên đăng kí ca coi thi vào những giờ đã quy định trước, hoặc lấy ý kiến phản hồi của phụ huynh nhanh chóng mà không cần tạo nhóm rồi phản hồi qua lại, sau đó cần có một người đọc các phản hồi rồi tổng hợp các ý kiến như kiểu truyền thống trước đây, tiết kiệm được khá nhiều thời gian làm việc.

Google Site: Hỗ trợ làm một Website cơ bản, có thể áp dụng trong trường hợp hỗ trợ giáo viên tạo các hướng dẫn dạy học theo dự án cho học sinh. Giáo viên chỉ cần đăng các bước thực hiện trên Google site rồi gửi link để học sinh thực hiện.

Google Calendar: Chức năng này giúp cài đặt lịch, nhắc nhở công việc, giờ dạy, giờ học cho giáo viên, học sinh và nhà quản lí khá bận rộn như ban giám hiệu. Google Calendar rất linh hoạt cho các trường hợp như cài đặt lịch nhắc nhở họp hành, tham dự các sự kiện và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.

Google Keep: Giúp các cán bộ quản lí cũng như giáo viên lưu các ghi chú công việc cần làm của cá nhân và cài đặt lịch để tránh bị quên, sót việc.

Youtube: Là nền tảng chia sẻ video trực tuyến. Có thể tận dụng Youtube để đăng lên những videos các bài giảng mẫu của giáo viên, hoặc giới thiệu về các hoạt động của nhà trường như lễ khai giảng, chào mừng ngày nhà giáo,...

2. Đáp án tự luận module 9 Tiểu học môn Tiếng Việt

Xem chi tiết tại: Đáp án tự luận module 9 môn Tiếng Việt

3. Đáp án tự luận module 9 Tiểu học môn Công nghệ

Xem chi tiết tại: Đáp án tự luận module 9 môn Công nghệ đầy đủ

4. Đáp án tự luận module 9 môn Tự nhiên xã hội

Xem chi tiết tại: Đáp án tự luận module 9 môn Tự nhiên xã hội

5. Đáp án tự luận module 9 môn Toán

Xem chi tiết tại: Đáp án tự luận module 9 môn Toán

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
20 113.788
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm