Đáp án thi tìm hiểu 75 năm lịch sử Châu Bến Giằng 2024

Hoatieu xin chia sẻ Đáp án thi tìm hiểu 75 năm lịch sử Châu Bến Giằng. Nhân dịp 75 năm (10/3/1948-10/3/2023) châu Bến Giằng và phát triển, mới đây, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Nam Giang đã phát động cuộc thi tìm hiểu “Lịch sử Châu Bến Giằng - huyện Nam Giang" với tất cả 7 câu hỏi về quá trình thành lập Châu Bến Giằng - huyện Nam Giang. Mời các bạn cùng tham khảo đáp án chi tiết dưới đây nhé.

Đáp án cuộc thi tìm hiểu 75 năm lịch sử Châu Bến Giằng - huyện Nam Giang

Câu 1. Trước khi thành lập Châu Bến Giằng (3/1948), đoàn cán bộ xây dựng vùng Bến Giằng đã có những hoạt động như thế nào?

Trước khi thành lập Châu Bến Giằng (3/1948), đoàn cán bộ xây dựng vùng Bến Giằng đã chú ý đến vấn đề xây dựng căn cứ địa miền núi và chỉ đạo thành lập Châu Bến Giằng.

Câu 2: Ông bà, anh chị hãy cho biết sự kiện Châu Bến Giằng – nay là huyện Nam Giang được thành lập ngày tháng năm nào? Danh sách Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Châu.

Sự kiện Châu Bến Giằng được thành lập vào ngày 10-3-1948. Ông Bnướch Đá được cử làm chủ tịch, ông Trần Tiến làm phó Chủ tịch.

Câu 3: Đảng bộ Huyện Nam Giang được thành lập vào ngày tháng năm nào, ở đâu, do ai làm bí thư? Hãy nêu ý nghĩa sự kiện Đảng bộ huyện được thành lập?

Đảng bộ huyện Nam Giang được thành lập vào ngày 28/6/1949, được tổ chức tại trại tăng gia sản xuất Thạnh Mỹ.

(Tháng 5/1948: chi bộ trại sản xuất Thạnh Mỹ được thành lập gồm 22 đảng viên do đ/c Trần Dư làm Bí thư.) Hoatieu chưa tìm được đáp án ai làm bí thư Đảng bộ huyện Nam Giang năm 1949, mọi người biết thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé.

Ý nghĩa sự kiện Đảng bộ huyện Nam Giang được thành lập:

Đảng bộ huyện Bến Giằng ra đời là một sự kiện chính trị có ý nghĩa to lớn, ghi nhận kết quả của quá trình vận động xây dựng và phát triển ở Bến Giằng, đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng cả về lượng và chất của phong trào cách mạng trong toàn huyện, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của các phong trào cách mạng của huyện nhà trong các giai đoạn lịch sử sau này.

Câu 4: Hãy cho biết những nội dung cơ bản và kết quả của Phong trào “Rèn cán, chỉnh quân” được Huyện ủy Nam Giang phát động vào tháng 9 năm 1950.

Các nội dung cơ bản của Phong trào "Rèn cán, chỉnh quân":

  • Đảng tính
  • Giai cấp tính
  • Quan điểm quần chúng
  • Tinh thần quốc tế vô sản.
  • Ngoài ra, còn hướng dẫn cho các chi bộ tổ chức học tập nội dung: Cần kiệm, liêm chính, sửa đổi lối làm việc, lãnh đạo kiểm tra,… để nâng cao trách nhiệm cho mỗi cấp uỷ viên và Đảng viên trong việc xây dựng chi bộ.

Kết quả Phong trào "Rèn cán, chỉnh quân":

  • Bộ máy cán bộ cấp huyện được tinh giảm, phương thức công tác của cán bộ đặt trách xây dựng xã có chuyển biến, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn giữa cán bộ, đảng viên và nhân dân trên hành lang Hạ Lào, phát hiện và có biện pháp giải quyết nạn đói, đau, lạt muối,…
  • Đã đưa đoàn cán bộ “Tây tiến” và lực lượng bộ đội địa phương đứng bám vùng Đa Nâng Ty để tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng phong trào du kích chiến tranh, làm cho đồng bào một lòng theo Chính phủ Bác Hồ, đứng dậy tự vũ trang, ngăn chặn địch mở các đợt càn quét, phát triển “goum”, lập tề.
  • Chính từ sự chuyển hướng hoạt động cơ bản này mà phong trào toàn huyện được dấy lên mạnh mẽ.
Đáp án thi tìm hiểu 75 năm lịch sử Châu Bến Giằng 2024
Đáp án thi tìm hiểu 75 năm lịch sử Châu Bến Giằng 2024

Câu 5: Huyện Nam Giang đã có những đóng góp về nhân tài và vật lực như thế nào cho chiến dịch tổng tấn công và nổi dậy Mùa xuân 1975?

Những đóng góp của huyện Nam Giang về nhân tài và vật lực cho chiến dịch tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975:

Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy chủ trương đưa lực lượng vũ trang huyện phối hợp với du kích Bến Yên trực chiến, xây dựng phòng tuyến chiến đấu bảo vệ an toàn hành lang, kho tàng của tỉnh, chặn đánh địch càn quét lấn chiếm.

Tích cực trong công tác vận tải phục vụ chiến trường, khẩn trương hoàn hành con đường mang tên Thắng Lợi và sửa chữa đường 14 phục vụ cho bộ đội hành quân vận chuyển vũ khí, tiếp đón đồng bào trong khu chiến sự của huyện Đại Lộc lên sơ tán, góp phần vào chiến thắng Thượmg Đức để quân và dân toàn tỉnh tiến công nổi dậy tiêu diệt địch, giải phóng thị xã Tam Kỳ vào ngày 24/3/1975 và tiến tới giải phóng Thành phố Đà Nẵng ngày 29/3/1975, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng lịch sử và 30/4/1975 hoàn thành sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Câu 6: Qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (từ 1986 đến nay), huyện Nam Giang đã đạt được những thành tựu cơ bản nào trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh và công tác xây dựng Đảng?

- Về kinh tế- xã hội:

Là một huyện miền núi của tỉnh, xuất phát điểm thấp nên Nam Giang còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế- xã hội. Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, trong những năm qua, Huyện ủy đã có nhiều Nghị quyết, Chương trình hành động về phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Để chọn bước đi thích hợp, Nam Giang đã xác định cơ cấu kinh tế “Nông- lâm, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch”. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX nhiệm kỳ (2015-2020) ban hành Nghị quyết đề ra 03 nhiệm vụ đột phá: Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi và công tác giảm nghèo bền vững; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Qua 3 năm triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, các cụm công nghiệp từng bước được quy hoạch gắn với sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm; xây dựng nông thôn mới; coi định cư là nhiệm vụ trung tâm, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khi hậu của địa phương. Tổng sản lượng lương thực hàng năm bình quân đạt trên 6.000 tấn; chăn nuôi phát triển với hàng ngàn gia súc, gia cầm. Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ từng bước phát triển, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát huy góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho một bộ phận nhân dân.Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của huyện chuyển biến rõ rệt. Bênh cạnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị huyện hầu hết có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học thì đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở xã, thị trấn cũng đã dần được chuẩn hóa. Cụ thể trong tổng số 271 cán bộ, công chức cấp xã có hơn 85% có trình độ chuyên môn trung cấp trở lên, trong đó có 137 có trình độ chuyên môn đại học đạt trên 50%. Về trình độ chính trị, hầu hết đã được đào tạo từ lý luận chính trị sơ cấp trở lên, đáng chú ý đã có 231/271 cán bộ có trình độ lý luận chính trị trung cấp, chiếm tỷ lệ trên 85%. Qua đó, đã từng bước đáp ứng việc chuẩn hóa cán bộ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Song song với việc chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Đảng bộ, chính quyền huyện tập trung kiện toàn bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Trước tiên, đã sáp nhập Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vào Ban Tuyên giáo Huyện ủy; Đội quản lý trật tự xây dựng vào Trung tâm phát triển quỹ đất; Đài truyền thanh- truyền hình huyện vào Trung tâm Văn hóa- Thể thao.Việc triển khai Nghị quyết 42/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thành lập, đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc các xã phường, thị trấn trên địa bàn Quảng Nam thực hiện đạt kết quả. Ngoài trừ 6 xã vùng cao biên giới: Chơ Chun, La Ê, La Dê, Đắc Tôi, Đắc Pring, Đắc Pre chưa thực hiện việc sáp nhập thôn theo quy định thì đến nay các xã, thị trấn còn lại trong huyện đã hoàn thành công tác này. Số thôn của huyện từ 63 thôn hiện chỉ còn 50 thôn, đây là cơ sở để tiến đến sáp nhập xã trong thời gian tới.

Hệ thống giao thông, điện, thông tin liên lạc có sự thay đổi rõ rệt. Từ năm 2000, Chính phủ đã khởi công xây dựng đường Hồ Chí Minh với trên 50km đi ngang qua huyện. Từ năm 2005, đường ô tô đã thông tuyến từ huyện lỵ đến cửa khẩu Nam Giang- Đắc Chưng (Lào); hầu hết các xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã, chuyên chở hàng hóa, phục vụ sản xuất và đời sống cho nhân dân.Toàn huyện có 12/12 xã có điện lưới quốc gia và hệ thống thông tin liên lạc. Các chương trình, mục tiêu của Chính phủ,chương trình xây dựng nông thôn mới triển khai đem lại hiệu quả thiết thực, những năm qua đã cơ bản xóa nhà tạm cho các hộ gia đình chính sách, gia đình có công cách mạng, các hộ nghèo. Các công trình phục vụ dân sinh khác được đầu tư xây dựng làm cho đời sống, sinh hoạt của bà con có bước cải thiện đáng kể. Không còn hộ đói, tỉ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm; đến nay giảm còn 44,34 %.

- Về văn hóa giáo dục, thể dục thể thao:

Hoạt động văn hóa- văn nghệ, thể dục- thể thao có nhiều khởi sắc; hệ thống truyền thanh, truyền hình luôn được đầu tư phát triển; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã và đang trở thành phong trào rộng lớn. Công tác xã hội hóa trong xây dựng, sửa chữa Gươl, Moong, các địa phương thực hiện tốt. Thống kê tại thời điểm số thôn chưa sáp nhập, 63/63 thôn có Gươl, Moong, Nhà sinh hoạt cộng đồng (Nhà văn hóa thôn), có 58/63 thôn đạt danh hiệu văn hóa, chiếm tỷ lệ 92,06 %; 5700/6679 gia đình đăng ký được xét công nhận Gia đình văn hóa, đạt tỉ lệ: 85,34% và đến nay có 67 tộc họ được công nhận là tộc họ văn hóa; 73/ 83 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đạt 87,95%. Mạng lưới y tế luôn được củng cố và phát huy, cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường, tỉ lệ bác sĩ/số dân thuộc diện cao trong toàn tỉnh, bình quân 1 bác sĩ/1.000 dân. Giáo dục- đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học được nâng lên, nhiều năm liền huyện nhà được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học- xóa mù chữ, phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Công tác thương binh- xã hội có nhiều cố gắng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đối tượng chính sách và người có công cách mạng.

- Về quốc phòng an ninh:

Quốc phòng- an ninh, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo, ổn định; thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, an ninh biên giới luôn được quan tâm xây dựng vững chắc. Phát triển tình đoàn kết, hữu nghị giữa 2 huyện Nam Giang và Đắc Chưng (Lào). Định kỳ hàng năm, Đảng bộ và chính quyền hai bên đều tổ chức tốt các đoàn thăm viếng, giao lưu nhằm thắt chặt thêm tình đoàn kết, gắn bó keo sơn; tháng 9/2013 đã tổ chức lễ kết nghĩa giữa 8 cụm thôn bản của 2 huyện.Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở thường xuyên được tăng cường, củng cố; chú trọng xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên tiền phong gương mẫu trong mọi lời nói và việc làm. Nếu từ khi thành lập Đảng bộ huyện (28/6/1949), chúng ta chỉ có 04 chi bộ với 57 đảng viên, thì đến nay lực lượng đảng viên trong toàn huyện đã phát triển lên 2602 đồng chí; hàng năm có trên 50% số tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh; Công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thường xuyên được quan tâm. Đến nay, đã hoàn thành và xuất bản Kỷ yếu Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nam Giang (28/6/1949-28/6/2019); các xã Tà Bhing, Cà Dy, Chà Vàl và thị trấn Thạnh Mỹ đã hoàn thành lịch sử đảng bộ; các xã: Đắc Pring, La Ê, La Dê đang triển khai sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ của địa phương mình.Mặt trận và các đoàn thể quần chúng luôn bám sát cơ sở, bám dân, tuyên truyền giáo dục nhận thức đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Câu 7: Theo anh chị để huyện Nam Giang tiếp tục phát triển các lĩnh vực KT-XH, QP-AN nhanh và bền vững Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Nam Giang cần thực hiện những giải pháp nào trong thời gian đến?

Để huyện Nam Giang tiếp tục phát triển các lĩnh vực KT-XH, QP-AN nhanh và bền vững Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Nam Giang cần thực hiện những giải pháp sau đây:

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với tăng cường, củng cố QP-AN, bảo vệ môi trường và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới.

Đối tượng để nâng cao nhận thức là toàn dân, mà trước hết là cán bộ, đảng viên, những người làm công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý các cơ quan, ban, ngành, địa phương. Để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các phương tiện, nhất là vai trò của các tổ chức Đảng bộ, tổ chức chính trị - xã hội, vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội... Linh hoạt, chủ động, sáng tạo về hình thức giáo dục, trong đó đặc biệt coi trọng hình thức giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng; giáo dục tại cơ quan, đơn vị, địa phương, trong nhà trường, trong cộng đồng, doanh nghiệp... Giáo dục thuyết phục phải đi đôi với các biện pháp tổ chức, quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các quan điểm, tư tưởng sai trái làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ, quản lý của chính quyền huyện, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, QP-AN, bảo vệ môi trường và hoạt động đối ngoại.

Kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường và hoạt động đối ngoại là vấn đề tất yếu, có tính quy luật của cách mạng Việt Nam.

Đây là giải pháp giữ vai trò quyết định đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH gắn với tăng cường, củng cố QP-AN và hoạt động đối ngoại thời kỳ mới. Trên cơ sở nhận thức đúng tình hình thế giới, khu vực, trong nước, Đảng bộ đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn đối với vấn đề này. Các cấp ủy đảng, chính quyền huyện căn cứ vào nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tiễn để cụ thể hóa đường lối lãnh đạo của Đảng thành nghị quyết lãnh đạo với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sát đúng. Đồng thời, cụ thể hóa thành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch kết hợp cụ thể; ban hành khuôn khổ pháp lý đồng bộ tạo môi trường cho sự kết hợp; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kết hợp của các bộ, ban, ngành, địa phương. Thực hiện tốt dân chủ trên địa bàn huyện để thực sự “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” qua đó phát huy vai trò của nhân dân trong triển khai thực hiện.

Ba là, đổi mới phương thức kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với tăng cường, củng cố QP-AN, bảo vệ môi trường và hoạt động đối ngoại.

Trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau, để thực hiện nội dung kết hợp sẽ có cách thức, biện pháp khác nhau. Hiện nay, nước ta thực hiện phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; mở cửa hội nhập quốc tế; cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhất là Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường; nội hàm của bảo vệ Tổ quốc có sự phát triển... Trong điều kiện đó, chúng ta phải đổi mới phương thức thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Đổi mới là để phát huy ưu điểm và tính thống nhất, khắc phục mặt bất đồng; huy động sức mạnh của mọi lĩnh vực, lực lượng tạo nên sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược giai đoạn 2021-2030. Thực hiện đổi mới đồng bộ phương thức kết hợp trong từng lĩnh vực; giải quyết kịp thời những mâu thuẫn nảy sinh, điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những bất cập trong thực hiện các phương thức; sử dụng tổng hợp các biện pháp giáo dục, kinh tế, hành chính trong phương thức kết hợp.

Bốn là, tăng cường tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận về kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với tăng cường, củng cố QP-AN, bảo vệ môi trường và hoạt động đối ngoại.

Việc tổng kết phải toàn diện, từ việc xác định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đến tổ chức thực hiện ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực, các địa bàn. Trong quá trình tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận cần phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, nhất là các nhà khoa học, thực hiện dân chủ trong nghiên cứu khoa học để tiếp cận đến bản chất của vấn đề. Quá trình tổng kết phải rút ra được những bài học kinh nghiệm, dự báo được sự vận động, phát triển trong tương lai và đề xuất được quan điểm, giải pháp phù hợp để thực hiện tốt việc kết hợp.

Việc phát triển lý luận phải trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng về kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế. Trước mắt, cần tập trung nghiên cứu làm rõ nội dung, hình thức, biện pháp kết hợp kinh tế với quốc phòng trong từng lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, đối ngoại để các cấp, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả.

Trên đây là Đáp án thi tìm hiểu 75 năm lịch sử Châu Bến Giằng 2024. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Tài liệu liên quan.

Đánh giá bài viết
4 770
0 Bình luận
Sắp xếp theo