Câu chuyện thực trong thế giới ảo của tôi

Cuộc thi viết Câu chuyện thực trong thế giới ảo của tôi

Câu chuyện thực trong thế giới ảo của tôi - Đây là chủ đề của cuộc thi Viết với chủ đề: "Câu chuyện thực trong thế giới ảo của tôi" dành cho học sinh THCS, THPT năm 2021 vừa được Sở giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc phát động nhằm xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh trên Internet. Sau đây là mẫu bài viết Câu chuyện thực trong thế giới ảo của tôi, Hoatieu xin chia sẻ để các bạn học sinh có thêm ý tưởng khi làm bài dự thi.

Bài viết Câu chuyện thực trong thế giới ảo của tôi - mẫu 1

Mỗi người đều có câu chuyện riêng của cuộc đời mình, nó có nhiều đoạn vui cũng lắm đoạn buồn. Tuy nhiên, chính bản thân bạn có trách nhiệm viết nên cuốn sách của đời mình.

Bạn là nhân vật chính, nhưng có lắm lúc bạn muốn một ai đó đồng hành cùng mình qua các chương. Bạn muốn họ thành nhân vật chính cùng bạn. Ước muốn đó nhiều khi mãnh liệt tới mức bạn viết về nó đầy mấy chục trang, hai ba chương liền. Và có khi tự hạ mình thành vai phụ, đẩy người kia thành nhân vật chính.

Đáng buồn là người đó cũng có câu chuyện riêng của họ, và họ không coi bạn như nhân vật chính cùng họ, họ có người khác cho vai đó. Hình ảnh bạn xuất hiện chỉ trong vài dòng ngắn ngủi rải rác khắp chương truyện của họ.

Có thể bạn cũng biết là không đáng, không nên, tại sao lại phải như vậy - nhưng bạn vẫn cứ tiếp tục như thế - hình ảnh 1 người không đáng lại tràn lan qua các chương về đời sống của bạn, át đi những nhân vật khác.

Cuối cùng, bạn vẫn sống cuộc đời của bạn, viết tiếp câu chuyện của đời mình. Hà cớ gì không để nó là một thứ sau này mỗi khi nhìn lại và mỉm cười. Mình có thể có giai đoạn ngu ngốc, mê đắm nhưng chính mình lại vượt qua nó vì mình biết là nó sẽ ít khi như ý của mình, sống cân bằng giữa lý trí và cảm xúc hơn.

Bài viết Câu chuyện thực trong thế giới ảo của tôi - mẫu 2

Khoảng một năm trước, tôi lập một tài khoản Twitter để kết nối với cộng đồng nghiên cứu ở Mỹ. Ban đầu, tôi muốn sử dụng Twitter để chia sẻ và “quảng bá” nghiên cứu của bản thân. Nhưng Twitter cũng giúp tôi biết đến những nghiên cứu và thành tựu của các bạn nghiên cứu sinh ở các trường khác khắp nước Mỹ. Và mỗi lần vào Twitter, tôi lại được cập nhận những tin vui của bạn bè xung quanh như ai vừa nhận được tenure track job ở một trường Đại học, ai vừa có bài báo khoa học mới được xuất bản, ai vừa nhận được một grant lớn để làm nghiên cứu. Thật lòng, những thông tin ấy khiến tôi thật sự căng thẳng và lo lắng. Tôi lo lắng cho bản thân mình, liệu có bao giờ tôi đạt được những thành tựu ấy không.

Mặc dù một chút ghen tị cũng tốt bởi nó tiếp thêm cho ta động lực để cố gắng và vươn lên trong cuộc sống. Nhưng ghen tị cũng lấy đi của ta năng lượng và thời gian mà lẽ ra ta nên dành để tập trung vào cuộc sống của mình.

Có dạo, sáng nào trước khi ngủ dậy tôi cũng kiểm tra Facebook. Lý do là bởi tôi sợ sẽ bỏ lỡ những chia sẻ, những tin nhắn của bạn bè. Nhưng dần dần tôi nhận ra, thật ra nếu không có những mối quan hệ trên mạng, cuộc sống của tôi vẫn tốt đẹp và diễn ra bình thường. Ngẫm lại, mối quan hệ ý nghĩa nhất trong cuộc sống của tôi là gia đình và những bạn bè thân thiết.

Nhiều người nghĩ rằng, nếu chia sẻ quan điểm và suy nghĩ lên mạng xã hội, họ có thể thay đổi được thế giới quan, nhân sinh quan và hành vi của người khác. Nhưng khi những tư tưởng khác biệt gặp nhau trên mạng xã hội, kết quả thường thấy là những lời mạt sát, xúc phạm và tranh cãi vô bổ không cần thiết. Dạo gần đây, tôi thấy người ta tranh cãi quá nhiều về dịch Covid-19. Tôi thấy những tranh luận liên quan đến Việt Nam hay Châu Âu đối phó với dịch tốt hơn, rồi những chê bai dành cho nước này hay nước kia thật hết sức mệt mỏi. Tự nhiên lại thấy người trong một nước trở nên chia rẽ, và ít dành cảm thông cho nhau. Điều tôi thấy thiếu vắng là ít khi người ta hỏi “Tại sao”. Người ta tranh cãi nhau ai làm tốt hơn ai, mà ít ai hỏi “Tại sao người ta lại làm theo cách mà người ta đang làm?”. Đặt câu hỏi tại sao sẽ giúp ta đi sâu vào vấn đề, giúp ta bớt ngỗ ngược và tin tưởng một cách mù quáng vào thông tin nhận được. Và ta không thể thay đổi được người khác. Sự thay đổi phải đến từ bên trong mỗi người, ta chỉ thay đổi khi trải nghiệm, suy nghĩ của ta đạt đến một độ chín muồi nào đó.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
10 7.345
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi