Các ngày lễ trong tháng 7

Tháng 7 là tháng của những tia nắng chói chang, là mùa chia tay, mùa thi cử của các cô cậu học trò. Cùng chào đón tháng 7 và điểm qua một số ngày lễ trong tháng 7 nhé.

I. Các ngày lễ trong tháng 7 Dương lịch

1. Ngày Quốc tế Nụ hôn

Chắc hẳn nhiều bạn vẫn còn cảm thấy xa lạ đối với ngày Quốc tế Nụ hôn này đúng không? Đây thực chất là một ngày lễ mới được bắt nguồn từ Anh cách đây khoảng 20 năm, sau đó mới được lan truyền rộng khắp ra các nước trên Thế giới. Ngày lễ này diễn ra vào 6 tháng 7 hằng năm, được đông đảo mọi người đón nhận, đặc biệt là giới trẻ.

Đây là dịp để bạn trao tặng những nụ hôn ngọt ngào, sâu lắng cho người mình yêu mến, gác lại những công việc bận rộn để bày tỏ, thể hiện cảm xúc yêu thương mãnh liệt của mình đối với người thân, người yêu, bạn bè,...

Các ngày lễ trong tháng 7

2. Ngày Dân số Thế giới

Ngày Dân số Thế giới (World Population Day) là sự kiện thường niên được tổ chức vào ngày 11 tháng 7 mỗi năm để nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề dân số toàn cầu. Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (United Nations Population Fund - UNFPA) đã đưa ra quyết định kỷ niệm ngày Dân số Thế giới tại hội nghị Quốc tế về dân số ở thủ đô Hà Lan vào năm 1989.

Sự kiện được lấy cảm hứng từ ngày sinh nhật cậu bé người Nam Tư Matej Gašpar - công dân thứ 5 tỷ của Thế giới - ra đời vào lúc 6h35 (giờ Anh) ngày 11 tháng 7 năm 1987, tại thành phố Zagreb (nay là thủ đô của Croatia).

3. Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Ngày Thương binh - Liệt sĩ là ngày lễ được tổ chức mỗi năm vào ngày 27 tháng 7 để tưởng niệm và tỏ lòng biết ơn sâu sắc của đối với các thương binh, liệt sĩ đã ngã xuống và hi sinh một phần máu xương của mình trong những cuộc chiến thảm khốc để giữ gìn nền độc lập dân tộc của chúng ta ngày hôm nay. Việc kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ đã thể hiện được tinh thần đền ơn đáp nghĩa, truyền thống "uống nước nhớ nguồn", luôn hướng về nguồn cội của người Việt Nam.

4. Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Trải qua hơn 90 năm hình thành và phát triển, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Công đoàn Việt Nam) đã lớn mạnh không ngừng và có những đóng góp to lớn vào thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Việt Nam cũng như sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước sau này. Công đoàn là tổ chức của giai cấp công nhân, là người đồng hành tin cậy, chỗ dựa vững chắc đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động. Hơn thế, tổ chức này cũng là sợi dây nối Đảng, Nhà nước với quần chúng công nhân lao động, trở thành cộng tác đắc lực của các cơ quan Nhà nước.

Tại đại hội đại biểu Công đoàn toàn quốc lần thứ V (diễn ra vào tháng 11/1983), Bộ Chính trị Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhất trí thông qua Nghị quyết, lấy ngày họp đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ (tổ chức tiền thân của Công đoàn) làm ngày kỷ niệm thành lập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - ngày 28 tháng 7.

Ngoài ra, tháng 7 còn có những ngày lễ mang tính chất quốc tế khác như:

  • 03/07: Ngày Quốc tế Hợp tác (International Day of Cooperatives).*
  • 15/07: Ngày Kỹ năng Giới trẻ Thế giới (World Youth Skills Day).
  • 18/07: Ngày Quốc tế Nelson Mandela (Nelson Mandela International Day).
  • 28/07: Ngày Viêm gan Thế giới (World Hepatitis Day).
  • 30/07: Ngày Hữu nghị Quốc tế (International Day of Friendship).
  • 30/07: Ngày Thế giới Phòng chống Buôn bán người (World Day against Trafficking in Persons).

*Lưu ý: Ngày Quốc tế Hợp tác diễn ra vào thứ Bảy đầu tiên của tháng 7 và trong năm 2022 thì là ngày mùng 2 tháng 7.

Tháng 7 có ngày lễ gì?

5. Ngày Truyền Thống Lực Lượng Thanh Niên Xung Phong Việt Nam (15/7)

Vào ngày 15/7/1950, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Đảng đoàn Thanh vận Trung ương và Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam huy động lực lượng thanh niên trẻ, khỏe để thành lập các đội “Thanh niên xung phong” (TNXP), thực hiện các nhiệm vụ, góp phần cùng bộ đội và toàn dân chiến thắng địch trên các chiến trường.

Ngày 15/7/1950, đội TNXP được thành lập, đó là tiền thân của lực lượng TNXP Việt Nam. Ngay sau khi được thành lập, đội TNXP đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao và lập nhiều công lao trên các chiến trường, chiến dịch lớn trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

6. Ngày Quốc Khánh Nước Cộng Hòa Pháp (14/7)

Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Pháp 14/7 hay còn được gọi với tên “Bastille Day”. Đây là ngày kỷ niệm sự kiện chiếm ngục Bastille, nơi đây được coi là biểu tượng của nền thống trị chuyên quyền phong kiến.

Cuộc tiến chiếm nhà tù Bastille đã thúc đẩy cao trào cách mạng ở thành thị và nông thôn, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc cách mạng Pháp. "Bastille Day" trở thành Ngày Quốc khánh và là một ngày quan trọng đối với người dân Pháp.

Vào Ngày Quốc khánh, người Pháp kỷ niệm với màn bắn pháo hoa, diễu hành, duyệt binh cùng các buổi tiệc tùng.

II. Các ngày lễ trong tháng 7 Âm lịch

1. Lễ Vu Lan báo hiếu

– Được diễn ra vào ngày 15 tháng 7 âm lịch hàng năm, là một trong những ngày đại lễ của Phật giáo. Lễ Vu Lan báo hiếu cũng là một trong những lễ hội truyền thống Việt Nam được tổ chức một cách rộng rãi trên cả nước.

– Lễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ câu chuyện Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ từ địa ngục bằng chính tấm lòng hiếu thảo của mình.

– Theo kinh Vu Lan, Mục Kiền Liên đã tu thành nhiều phép thần thông quảng đại. Khi mẹ qua đời ông đã rất nhớ mẹ nên sử dụng mắt thần để tìm kiếm mẹ khắp đất trời. Ông đã nhìn thấy mẹ mình bị đày dưới ngạ quỷ, bị hành hạ, đói khát do khi còn sống tạo nhiều nghiệp ác. Mục Kiền Liên đã mang cơm xuống tận địa ngục cho mẹ mình. Khi ăn để tránh những cô hồn khác cướp, người mẹ đã dùng một tay che lại bát cơm nhưng khi thức ăn đưa lên miệng liền hóa ra lửa.

– Để cứu mẹ của mình, Mục Kiền Liên đã nghe theo lời Phật dạy là phải nhờ hợp lực chư tăng mười phương mới có thể giải cứu được. Bằng sự hiếu đạo của mình, ông đã thành công giải thoát cho mẹ của mình. Vì vậy ngày lễ Vu Lan ra đời chính là để đề cao lòng hiếu đạo, thể hiện sự hiếu thảo của bậc làm con với ông bà, cha mẹ.

– Vào ngày này, các chùa chiền ở Việt Nam cũng như nhiều nước Đông Nam Á đều trang trí đèn hoa rực rỡ. Đây cũng là ngày Phật tử ghé vãn cảnh và mọi người thường đi lễ chùa rất đông.

– Khi đến dự lễ, với những ai còn mẹ thì trên ngực áo cài bông hoa hồng, người không còn mẹ thì cài bông hoa trắng (nghi thức do thiên sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng từ năm 1962). Có một số nơi còn tiến hành xếp thuyền giấy, thả đèn hoa đăng để tưởng nhớ công ơn của cha mẹ.

Danh sách các ngày lễ lớn trong tháng 7

2. Lễ hội Đổ giàn

– Lễ hội này diễn ra vào ngày 16 và 17 tháng 7 âm lịch tại thôn An Thái tỉnh Thái Bình.

– Được tổ chức 4 năm một lần, lễ hội Đổ giàn mang ý nghĩa tôn vinh tinh thần thượng võ của người dân An Thái, đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử chống ngoại xâm, giành lại chủ quyền cho nước ta từ ngàn xưa.

– Lễ hội được diễn ra như sau:

+ Vào khoảng từ 2-3 giờ sáng lễ rước nước bắt đầu, nguồn nước sạch nhất được lấy từ sông Kôn đặt trong chiếc chum đất, rước trên kiệu hoa gọi là Long Đình. Nước sẽ được đưa đến để dâng lên bàn thờ Phật (chánh điện chùa Hội Quán).

+ Lễ rước Phật sẽ đi qua chùa của người Hoa và chùa Phổ Tịnh. Khi đi qua nhà nào thì chủ nhà phải ra cắm hương vào kiệu để tỏ lòng thành kính. Bắt đầu khai lễ tại chánh điện và làm các thủ tục cung nghinh chức sự, khai kinh, niệm kinh, tụng kinh, trai đàn và cúng chẩn sẽ được diễn ra suốt 3 ngày đêm.

+ Phần hội tại khu vực gò Am Hồn, chùa Bà Hỏa, chùa Hội Quán sẽ có một võ đài bằng gỗ và tre được dựng lên. Võ đài cao 1m, chiều rộng 4m để đặt hương án, lễ vật gồm tam sanh heo-bò-dê và hoa quả. Đứng cúng trên giàn lễ chỉ có ban lễ, học trò ban lễ, áo mão theo từng chức sự được qui định trong nghi thức.

+ Lễ phóng đăng, phóng sinh, múa lân, hát bội suốt 3 đêm liền diễn ra từ ngày 15 tháng 7. Trong khoảng thời gian này nhà nào cũng sẽ thắp đèn lồng. Du khách đến lễ hội nườm nượp, đặc biệt là những môn đồ của các môn phái võ thuật cổ truyền bởi có nghi thức vô cùng quan trọng là “xô cỗ, xô giàn”.

+ Nghi thức được diễn ra ở trung tâm khán đài, nơi được dựng sẵn giàn cao, phía trên để cỗ heo quay. Các võ sĩ phải vận dụng sức mạnh, sự nhanh nhẹn, khéo léo để vượt qua đám đông lấy được mâm cỗ và về điểm đích an toàn. Mỗi đội dự thi sẽ phân công nhiệm vụ cho từng người để phối hợp với nhau một cách hiệu quả. Đây cũng là dịp để các võ sĩ thể hiện mình nhưng với tinh thần thắng không kiêu, bại không nản, tỷ thí để học học lẫn nhau. Đội thắng sẽ được mâm cỗ trên giàn cao, may mắn cả năm do được “lộc thần” còn đội thia sẽ tiếp tục tinh thần chuẩn bị cho đợt sau giành thắng lợi.

3. Lễ hội làng Chuồn

– Được diễn ra vào từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 7 âm lịch hàng năm tại xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

– Lễ hội làng Chuồn hay còn được gọi là lễ hội Thu tế, được đánh giá là một trong những lễ hội truyền thống Việt Nam giữ được nét cổ truyền, hương vị cung đình Huế.

– Đây là dịp để người dân tỏ lòng biết ơn đến 3 họ tộc đầu tiên công khai canh làng và được tôn là Thành Hoàng họ Hồ, Nguyễn, Đoàn. Người dân luôn tin rằng các Thành Hoàng sẽ bảo vệ cuộc sống của họ bình an và ấm no.

– Lễ hội được diễn ra trong 3 ngày như sau:

+ Ngày 15/7: người dân sẽ làm lễ trần thiết và cúng rằm

+ Ngày 16/7: làm lễ rước cung nghinh bài vị các Thành Hoàng về Tổ Đình, tiếp theo là lễ an vị kế hành túc yết.

+ Ngày 17/7: 2 giờ sáng làm lễ Chánh tế, 5 giờ sáng làm lễ tiến cung nghinh, cúng bia bạc.

– Hàng năm các nghi lễ đều được dân làng tiến hành một cách trang nghiêm với kiệu, cờ xí, lỗ bộ, kiệu lọng cùng âm nhạc nhịp nhàng. Các linh vật và vật thờ cúng cũng được người dân thay đổi theo các năm.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 5.995
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm