Bài thu hoạch môn Pháp luật nhà nước

Tải về

Bài thu hoạch môn nhà nước và pháp luật

Bài thu hoạch môn Pháp luật nhà nước được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này bao gồm 2 mẫu bài thu hoạch môn nhà nước và pháp luật về đề tài lịch sử nhà nước pháp luật Việt Nam và công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Lưu ý: các mẫu bài thu hoạch chỉ mang tính chất tham khảo để các bạn đọc có hướng làm cho bài thu hoạch của mình.

Nội dung mẫu bài thu hoạch môn nhà nước và pháp luật

PHẦN 1: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945

Câu 1: Các yếu tố, điều kiện hình thành và tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

Trả lời:

Các yếu tố, điều kiện hình thành Nhà nước.

- Tiền đề kinh tế

Nền kinh tế nông nghiệp phát triển ở mức độ nhất định. Nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề gốm, cũng như sự xuất hiện của nghề luyện kim đồng thau.

Đặc biệt là lưỡi cày đồng đã tìm thấy ở các di tích thuộc văn hóa Đông Sơn. Riêng ở Cổ Loa Hà Nội đã tìm thấy gần 100 lưỡi cày đồng. Đây là lưỡi cày dùng để rẽ đất và lật đất một cách liên tục bằng lực kéo.

Bước chuyển từ nền nông nghiệp dùng cuốc sang nền nông nghiệp dùng cày đã góp phần nâng cao năng suất lao động và nền kinh tế bao gồm nhiều nghành nghề ngày càng phát triển.

Về trồng trọt thì cây trồng câytrồng chủ yếu là lúa nước . Cùng với nghề trồng lúa nước nghề trồng rau củ, câu ăn quả tiếp tục phát triển. Chăn nuôi cũng được đấy mạnh theo đà của trồng trọt

Hái lượm và săn bắn vẫn tồn tại nhưng bị đẩy xuống thứ yếu bởi trồng trọt và chăn nuôi cho sản phẩm nhiều hơn và không bếp bênh như hái lượm và săn bắn.

Các nghề thủ công cũng phát triển mạnh. Nghề dệt đã khá phổ biến

- Tiền đề xã hội

Sự phát triển của sức sản xuất và kinh tế đã tạo ra sản phẩm thặng dư trong xã hội, từ đó tác động trực tiếp tới phân hó xã hội, thể hiện nổi bật ở hai hiện tượng:

Vào cuối thời Hùng Vương xã hội có những chuyển biến quan trọng, là hệ quả từ sự phát triển của nền KT. Chế độ mẫu hệ dần dần chuyển sang chế độ phụ hệ. Những gia đình nhỏ trở thành những đơn vị kinh tế độc lập. Những truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh, Chử Đồng Tử-Tiên Dung, Trầu cau… đều pản ánh tập tục cư trú bên nhà chồng-hình thức hôn nhân phụ hệ của gia đình nhỏ.

Công xã thị tộc dần dần tan rã và nhường chổ cho công xã nộng thôn, kết hợp cả 3 quan hệ là láng giềng, địa lý và huyết thống. Sự hình thành và tồn tại bền vững của công xã nông thôn với chế độ sở hữu chung về ruộng đất.

- Yêu cầu về làm thủy lợi, chống ngoại xâm

Nền nông nghiệp ngày càng phát triển, yêu cầu về các công trình thủy lợi ngày càng cấp bách.Cuộc đấu tranh tự vệ và trị thủy-thủy lợi là những công cuộc lớn lao đặc biệt quan trọng, phải tiến hành thường xuyên, có tính cấp bách vì nó liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của cả cộng đồng. Cơ cấu tổ chức trong chế độ cộng sản nguyên thủy không thể đảm đương nổi công việc lớn lao trong tự vệ và trị thủy-thủy lợi mà đòi hỏi phải có một loại cơ cấu tổ chức mới khác hẳn, đó là nhà nươc. Vì vậy, nhà nước có khả năng huy động lực lượng lớn sức người, sức của để thực hiện công cuộc đấu tranh để tự vệ và trị thủy-thủy lợi

Giặc ngoại xâm từ phương bắc dòm ngó, chuẩn bị xâm lược.Vị trí địa lý nước ta nằm trên đầu mối của những luồng giao thông tự nhiên nên yếu tố tự vệ chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài ngày càng trở nên bức thiết.Trong giai đoạn Phùng Nguyên, tỉ lệ vũ khí so với toàn bộ hiện vật rất nhỏ. Đến giai đoạn Đông Sơn tỉ lệ vũ khí tăng vọt.

Thời bấy giờ chiến tranh đã trở thành một hiện tượng kịch liệt và phổ biến trong xã hội, bao gồm cả những cuộc xung đột bên trong và bên ngoài.

Bắt nguồn từ chổ nền SX phát triển cao, sản phẩm làm ra nhiều, xã hội phân chia thành giai cấp, sự bóc lột giữa các giai cấp dẫn đến sự đấu tranh lẫn nhau.Sự phát triển của sức sản xuất với xuất hiện của sản phẩm thặng dư trong xã hội đã dẫn đến sự tích tụ và phân hóa giàu nghèo.,

Xã hội lúc bấy giờ phân hóa thành 3 tầng lớp

Tầng lớp quý tộc: có nhiều quyền lực của cải và người phục dịch, sống cách biệt đông đảo với nhân dân lao động.

Tầng lớp nông dân: bị quý tộc bóc lột qua các hình thức cống nạp, lao dịch.

Tầng lớp nô tì: có địa vị thấp nhất trong xã hội lúc bấy giờ, họ chủ yếu phục dịch trong gia đình quý tộc.

Sự đấu tranh giai cấp.

Câu 2: Pháp luật và những hoạt động cơ bản của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc

Trả lời:

a. Hệ thống pháp luật

Pháp luật ra đời từ khi nhà nước xuất hiện

Khách quan: nhà nước và pháp luật cùng phát sinh từ một nguồn gốc, là kết quả của sự phát triển kinh tế và phân hóa xã hội.

Chủ quan: pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và trở thành một phương tiện của nhà nước để bảo vệ địa vị của lực lượng thống trị, điều hành và quản lý xã hội.

Trước đây quan hệ giữa cá thành viên được điều chỉnh băng các phong tục tập quán. Đến một giai đoạn nhất định, các phong tục tập quán đó sẽ không còn phù hợp nữa.Khi mà nhà nước ra đời cùng với sự mở rộng phạm vi về các quan hệ xã hội hay tính chất thì các phong tục tập quán không còn có khả năng để điều chỉnh được tất cả các quan hệ xã hội => pháp luật ra đời.

Vào cuối thời Hùng Vương nhà nước xuất hiện cùng với sự ra đời của pháp luật.

Qua sự phản ánh gián tiếp của truyền thuyết dân gian và sử sách cổ, có thể đưa ra giả thuyết về các nguồn gốc pháp luật của hà nước Văn Lang-Âu Lạc như sau:

Pháp luật tập quán: Tập quán pháp giữ vai trò chủ đạo và phổ biến nhất

Đó là: một số tập quán vốn có từ thời nguyên thủy và được bảo đảm thực hiện không chỉ bằng sự tự nguyện mà bằng cả biên pháp cưỡng chế của quyền lực nhà nước.

Đối tượng điều chỉnh:

Quan hệ sở hữu, chiếm hữu và sử dụng ruộng đất

Các quan hệ về trật tự an toàn xã hội....

Tập quán chính trị: được hình thành trong quá trình vận hành bộ máy nhà nước và điều hành xã hội, như tập quán truyền ngôi của vua và các chức quan cho con cái, tập quán cống nạp, “ăn ruộng”...

Lệ của công xã nông thôn cũng là một loại tập quán pháp, được đảm bảo và thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của tổ chức ccong xã.

Pháp luật khẩu truyền: Ý chí của người thống trị đối với xã hội nhiều khi được ban ra bằng miệng và không được ghi bằng văn bản. Những mệnh lệnh đó được đảm bảo thực hiện bằng cả sự cưỡng chế nên đó là pháp luật. Ở cáccấp chính quyền địa phương, hình thức pháp luật khẩu truyền thường dùng để giải quyết những vụ việc cụ thể hoặc đột xuất, như thăng quan bãi chức, xử tội, tổ chức chống giặc…

Pháp luật thành văn: khi phạm vi lãnh thổ của nhà nước đã được mở rộng hơn nhiều so với các thị, tộc bộ lạc thì nhất định phải có cách thức thể hiện và truyền mệnh lệnh của người chỉ huy bằng các dấu hiệu đặc thù, ngắn gọn và cụ thể. Các hình thức biểu hiện đó có thể rất phong phú, sinh động và đó sẽ là đề tài thú vị cho sự nghiên cứu để tìm lời giải đáp.

Về nội dung pháp luật nhà nước Văn Lang- Âu Lạc chỉ được phản ánh một cách gián tiếp, mơ hồ.

Pháp luật thời này chủ yếu điều chỉnh một số quan hệ cơ bản như:

Về quan hệ hôn nhân gia đình và chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Ví dụ: truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh, Tiên Dung, Chử Đồng Tử, Trầu cau..

Về quan hệ tài sản, qua tài liệu khảo cứu về mộ táng, người chết cũng được chia tài sản, điều đó chứng tỏ người sống khi ra ở riêng đã được phân chia tài sản.

Về quan hệ sở hữu ruộng đất,ruộng đất thuộc quyền sở hữu chung của cả công xã, còn các thành viên chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng.

Về hình phạt, người phạm trọng tội có thể bị phạt lưu đày, sau khi đã thụ hình xong có thể được khôi phục quyền lợi(truyền thuyết Mai An Tiêm) hoặc có thể bị giết chết(truyền thuyết Mị Châu- Trọng Thủy)...

Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc đã có pháp luật nhưng đó là hình thức pháp luật sơ khai và chủ yếu là tập quán pháp, còn mang đậm tàn dư của chế độ nguyên thủy và như Việt sử lược nhận xét, đó là xã hội còn có tính “phong tục thuần hậu chất phác”.

b. Các hoạt động chính

- Về kinh tế

Trồng và chăn nuôi gia súc, dùng công cụ bằng sắt để cày cấy, biết đắp đê phòng lụt, áp dụng phong phú các phương pháp để tạo ra văn minh, thuật luyện kim phát triển và tiến từ Trung du xuống đồng bằng, định cư và hình thành kết cấu xóm làng.

- Về chính trị - xã hội

Thánh lập nhà nước sớm Văn Lang ( Thế kỉ VII TCN) và Âu Lạc ( Thế kỉ III TCN).

15 Bộ, thiết lập bộ máy nhà nước, truyền được 18 đời vua.

Đóng đô ở Phong Châu, Phong Khê, xây thành Cổ Loa.

- Đối nội

Tiến hành củng cố, xây dựng đất nước, kiện toàn bộ máy chính quyền, quyền lực trên danh nghĩa phục vụ, thực hiện các chức năng xã hội, nhưng mục đích vẫn là mang lại lợi ích cho giai cấp cầm quyền.

- Đối ngoại

Chuẩn bị lực lượng, xây dựng quân đội, chống giặc ngoại xâm.

......................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ chi tiết 2 mẫu bài thu hoạch môn nhà nước và pháp luật.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 206
Bài thu hoạch môn Pháp luật nhà nước
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm