11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Toán THPT

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Toán THPT trong Tập huấn trực tuyến chương trình GDPT 2018 mà Hoatieu.vn giới thiệu sau đây là tài liệu hữu ích để các thầy cô tham khảo để viết cho mình kế hoạch giảng dạy hay và đầy đủ nhất.

11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Toán THPT với hướng dẫn trả lời mang tính chất tham khảo, các bạn chỉ nên đọc để lấy ý tưởng làm bài, phù hợp với kiến thức, môi trường dạy và học cá nhân.

Phân tích kế hoạch bài dạy môn Toán THPT

Câu 1: Sau khi học xong bài học, học sinh:

+) Hiểu được các bài toán thực tiễn dẫn vào khái niệm đạo hàm.

+) Biết được định nghĩa đạo hàm và thực hiện được các bước tính đạo hàm của hàm số theo định nghĩa một số hàm số đơn giản.

+) Hiểu được ý nghĩa vật lí của đạo hàm và vận dụng được đạo hàm giải quyết một số bài toán vật lí.

Câu 2: Hoạt động khởi động: Nhận biết các bài toán thực tế dẫn đến khái niệm đạo hàm.

- Hoạt động hình thành kiến thức: hình thành định nghĩa đạo hàm

- Hoạt động luyện tập, củng cố: tính đạo hàm theo định nghĩa các hàm số đơn giản

- Hoạt động vận dụng, tìm tòi và mở rộng: Vận dụng đạo hàm vào giải quyết các bài toán vật lí

Câu 3: Có cơ hội hình thành và phát triển các năng lực:

+) Tư duy và lập luận toán học

+) Giải quyết vấn đề toán học

+) Mô hình hóa toán học

+) Sử dụng công cụ và phương tiện học toán

- Đồng thời hình thành và phát triển các phẩm chất: nhạy bén, chính xác, linh hoạt, năng động và sáng tạo

Câu 4: Khi thực hiện các hoạt động để hình thành kiến thức, học sinh được sử dụng các đồ dùng học tập như: sách giáo khoa, sách bài tập, phiếu học tập, tài liệu tham khảo, các hình ảnh và mô hình liên quan, ...

Câu 5: Quan sát để phát hiện vấn đề

- Thảo luận nhóm, trao đổi về bài toán vật lí: vận tốc tức thời và cường độ dòng điện tức thời và tìm ra mối liên hệ với định nghĩa đạo hàm

- Thực hiện các thao tác tính toán về vận tốc tức thờivà cường độ dòng điện tức thời, khoảng thời gian tương ứng,...

- Hoàn thành các phiếu học tập được phân công

- Học sinh nhận xét, đánh giá chéo lần nhau

Câu 6: Quan sát các ví dụ thực để biết được định nghĩa đạo hàm, từ đó rút ra cách tính đạo hàm theo định nghĩa

- Nhận biết được định nghĩa đạo hàm và cách tính

- Tính được đạo hàm theo định nghĩa một số hàm số cơ bản

- Cách vận dụng được kiến thức đã học vào giải quyết các bài toán vật lí

Câu 7: Xem xét và đánh giá quá trình hoạt động của học sinh

- Nhận xét và đánh giá ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động học tập

- Nhận xét đánh giá ý thức tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình hoạt động và mức độ chính xác về kiến thức, khoa học,...

- Đánh giá về sự hợp tác của các thành viên trong nhóm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Tổ chức cho học sinh đánh giá chéo kết quả hoạt động

Câu 8: Kiến thức bài học

- Phương tiện và đồ dùng học tập: sách giáo khoa, phiếu học tập, MTBT,...

- Tư liệu và tài liệu liên quan

Câu 9: Tìm hiểu kĩ kiến thức trong các tài liệu liên quan

- Phân tích bài toán, thảo luận, trao đổi để tìm ra hướng giải quyết vấn đề

- Hợp tác với nhau phân chia bài toán cần giải quyết về dạng đơn giản, quen thuộc

- Hoàn thiện và báo cáo kết quả hoạt động

- Thực tế hóa bài toán

Câu 10: Biết tính đạo hàm theo định nghĩa

- Thực hiện thành thạo các bước tính đạo hàm theo định nghĩa

- Vận dụng được kiến thức giải quyết các bài toán vật lí liên quan

- Chuyển đổi bài toán thực tiễn về bài toán toán tính đạo hàm

Câu 11: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá cụ thể về:

- Mức độ chủ động, tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập

- Độ chính xác, khoa học về cách phát hiện và giải quyết vấn đề

- Cách vận dụng vào bài toán thực tiễn

- Ý thức tham gia các hoạt động học tập

- Đánh giá việc hợp tác, thảo luận, trao đổi trong các nhóm

- Tổ chức cho học sinh đánh giá chéo lẫn nhau.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
7 18.486
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm