Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị theo luật sĩ quan được hiểu là gì?

Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị theo luật sĩ quan được hiểu là gì? Sĩ quan là nguồn nhân lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bên cạnh sĩ quan, sĩ quan chuyên nghiệp còn có sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị. Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu khái niệm sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị nhé.

1. Sĩ quan quân đội là gì?

Sĩ quan quân đội là người làm việc trong lực lượng vũ trang quân đội. Sĩ quan quân đội có thể là người lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc quân nhân thực hiện nhiệm vụ trực tiếp. Nhiệm vụ là bảo vệ an ninh quốc gia, tổ quốc và sự yên bình của nhân dân.

Sĩ quan quân đội được chia thành hai ngạch chính là sĩ quan tại ngũ và sĩ quan sự bị. Trong cơ quan quân đội Việt Nam có các cấp Uý, Tá, tướng.

2. Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị theo luật sĩ quan được hiểu là gì?

Thế nào là sĩ quan dự bị, sĩ quan tại ngũ?

Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam 1999 (SQ QĐNDVN) định nghĩa sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị như sau:

  • Ngạch sĩ quan tại ngũ là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng thường trực đang công tác trong quân đội hoặc đang được biệt phái.

Trong đó: Sĩ quan biệt phái là sĩ quan tại ngũ được cử đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội.

  • Ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ.

3. Sĩ quan dự bị sau khi hoàn thành khoá học thì làm gì?

Về cơ bản thì sĩ quan dự bị là người tham gia nghĩa vụ quân sự và được chọn làm người tham gia khoá học sĩ quan dự bị. Người hoàn thành khoá học sĩ quan dự bị sẽ được biên chế vào cơ quan nhà nước hoặc lao động tại địa phương. Bởi vậy sau khi học xong khoá học huấn luyện sĩ quan dự bị thì có thể được làm trong cơ quan nhà nước với vị trí cao nhất là Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã hoặc trở về gia đình làm công tác lao động như bình thường. Nhưng để làm được vị trí này thì sĩ quan dự bị cũng cần được đánh giá, huấn luyện và làm việc tại cơ quan một thời gian.

Do đó phần lớn các sĩ quan dự bị đều là những người làm việc tại địa phương như một người lao động bình thường và phải đăng ký tại cơ quan cấp quận, huyện, thị xã để quản lý. Và có thể được biên chế vào lực lượng dự bị động viên. Nhưng mỗi năm phải tập trung huấn luyện sĩ quan dự bị một tháng. Và đến khi nhà nước cần lực lượng thì sĩ quan dự bị sẽ trở thành những người sĩ quan tại ngũ thực thụ và làm việc cho cơ quan nhà nước.

4. Một trong những nguồn bổ sung cho sĩ quan tại ngũ của quân đội từ đâu?

Người chỉ huy và điều hành cao nhất trong quân đội là ai?

Nguồn bổ sung cho sĩ quan tại ngũ được quy định tại Văn bản hợp nhất 24/VBHN-VPQH như sau:

Điều 5. Nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ

Những người sau đây được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ:

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội;

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu;

3. Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

4. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên được điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

5. Sĩ quan dự bị.

=> Nguồn bổ sung cho sĩ quan tại ngũ của quân đội là 5 nguồn kể trên.

5. Người chỉ huy và điều hành cao nhất trong quân đội là ai?

Người chỉ huy và điều hành cao nhất trong quân đội là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng theo quy định tại Điều 3 Văn bản hợp nhất 24:

Đội ngũ sĩ quan đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

6. Quân đội Nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào?

Để biết hệ thống tổ chức Quân đội Nhân dân Việt Nam (quân chủng, cấp bậc quân hàm...), mời các bạn tham khảo bài:

7. Sĩ quan có chức vụ là chính ủy sư đoàn thuộc nhóm ngành nào của sĩ quan?

Theo quy định tại Điều 11 Văn bản hợp nhất 24/VBHN-VPQH thì chính ủy sư đoàn là một chức vụ của sĩ quan.

Điều 11. Chức vụ của sĩ quan[17]

1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:

a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

c) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;

d) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;

đ) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;

e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;

..........

Trên đây, Hoatieu.vn đã giúp bạn đọc tìm hiểu về sĩ quan dự bị và sĩ quan tại ngũ. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
7 13.886
0 Bình luận
Sắp xếp theo