Tiêu chuẩn để xét nâng lương thường xuyên cho giáo viên
Điều kiện xét nâng lương thường xuyên cho giáo viên
Khi xem xét tăng lương thường xuyên cho giáo viên thì cần đạt tiêu chuẩn gì? Việc nâng lương thường xuyên được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi nhiều giáo viên thắc mắc, HoaTieu.vn mời bạn tham khảo bài viết tiêu chuẩn để xét nâng lương thường xuyên cho giáo viên để hiểu rõ hơn.
- Cách tính lương hưu của giáo viên mầm non mới nhất
- Toàn bộ chế độ, chính sách mới nhất đối với nhà giáo
- Chế độ mới nhất về văn phòng phẩm của giáo viên
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là giáo viên. Khi xét nâng lương thường xuyên, cơ quan kéo dài thời gian nâng bậc của tôi 2 tháng với lý do đã nghỉ chữa bệnh hưởng bảo hiểm xã hội. Cơ quan tính như thế đúng hay sai?
Luật sư tư vấn:
1. Cơ sở pháp lý:
- Hướng dẫn 1326/HD-UBDT năm 2015
2. Giải quyết vấn đề:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn là giáo viên và khi xét nâng lương thường xuyên, cơ quan kéo dài thời gian nâng bậc của bạn 2 tháng với lý do đã nghỉ chữa bệnh hưởng bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp này, cơ quan bạn tính như vậy là sai. Bởi:
Theo khoản 1, Điều 1 Thông tư số 08/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn đối với cán bộ, công, viên chức và người lao động do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành. Theo đó, bạn nêu bạn là giáo viên nhưng không nói rõ bạn là viên chức hay làm việc tại cơ quan bạn theo chế độ hợp đồng. Tuy nhiên, theo quy định trên thì bạn vẫn thuộc đối tượng được quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BNV. Đồng thời, theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV thì thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội vẫn được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV về tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:
“b) Đối với viên chức và người lao động:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
- Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức”
Như vậy, khi đạt đủ hai tiêu chuẩn này thì bạn sẽ được nâng một bậc lương thường xuyên. Đối với tiêu chuẩn đánh giá viên chức hoàn thành nhiệm vụ trở lên theo Điều 27 Nghị định 56/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 88/2017/NĐ-CP và được hướng dẫn bởi Điểm 5.3 Khoản 5 Mục VII Hướng dẫn 1326/HD-UBDT năm 2015 gồm:
- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, trong đó có công việc còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất lượng, hiệu quả; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;
- Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc;
- Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
- Chủ trì hoặc tham gia ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.
Trường hợp của bạn thì bạn nghỉ bệnh hưởng bảo hiểm xã hội. Điều này có nghĩa là sức khỏe của bạn không đảm bảo. Ở đây, có thể đơn vị bạn đang dựa vào việc sức khỏe bạn không đảm bảo dẫn đến việc bạn thường xuyên nghỉ và không hoàn thành tốt công việc hoặc nhiệm vụ hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên, nếu đơn vị bạn đánh giá bạn không hoàn thành tốt nhiệm vụ để kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên với bạn là 2 tháng là không chính xác. Bởi:
Theo quy định tại khoản 3, Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV về thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên. Theo đó, trong thời gian giữ bậc lương hiện giữ, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV như sau:
- Kéo dài 12 tháng (một năm) đối với các trường hợp: Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.
- Kéo dài 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp: Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo; hoặc Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm. Trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 (sáu) tháng.
- Kéo dài 03 (ba) tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách.
Như vậy, nếu bạn không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm thì thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên là 6 tháng chứ không phải là 2 tháng. Do đó, từ các quy định trên thì việc đơn vị bạn lấy lý do bạn nghỉ chữa bệnh hưởng bảo hiểm để kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên của bạn 2 tháng là không có căn cứ. Trong trường hợp này bạn có thể làm đơn khiếu nại đến đơn vị bạn để được xem xét, giải quyết.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tải xuống định dạng .Doc
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Trưởng thôn là gì? Tiêu chuẩn trở thành trưởng thôn 2024
-
Bỏ lương cơ sở, lương công chức viên chức được tính như thế nào 2024?
-
Giáo viên nghỉ lễ có phải dạy bù không 2024?
-
Chưa đủ 18 tuổi có đi làm được không 2024?
-
File Excel tính tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025
-
Hồ sơ thi viên chức giáo viên năm 2024 gồm những gì?
-
Phân biệt Quan hệ lao động và Quan hệ dân sự
-
Nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động
-
Điểm mới Lịch nghỉ tết âm lịch 2023
-
Hồ sơ xin thôi việc gồm những gì 2024?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lao động - Tiền lương
Hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng trong trường hợp nào?
Cách tính lương hưu từ ngày 1/1/2018
Hạch toán lương tháng 13 và các lưu ý cần biết
Bảng lương giáo viên mầm non mới nhất năm 2024
Hướng dẫn khai trình lao động 2024 (Khai báo tình hình sử dụng lao động đầu năm, cuối năm)
Bảng lương cán bộ chuyên trách cấp xã 2024