Toàn bộ chế độ, chính sách mới nhất đối với nhà giáo

Tổng hợp toàn bộ chế độ, chính sách mới nhất đối với nhà giáo

Tổng hợp toàn bộ chế độ, chính sách mới nhất đối với nhà giáo như: Chế độ trả lương dạy thêm giờ; Chế độ phụ cấp thâm niên; Chế độ tiền lương cho giáo viên,.... sẽ được HoaTieu.vn nêu rõ qua bài viết dưới đây. Mời các thầy cô cùng tham khảo để biết được các chính sách, chế độ mà mình được hưởng.

1. Đạo đức nghề nghiệp

Theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT, nhằm mục đích tạo cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, cũng là cơ sở để đánh giá, xếp loại và xây dựng đội ngũ nhà giáo có tâm huyết với nghề, pháp luật đặt ra những tiêu chuẩn, chuẩn mực về đạo đức đối với nghề giáo.

Tổng hợp toàn bộ chế độ, chính sách mới nhất đối với nhà giáo

Cụ thể như sau:

* Về phẩm chất chính trị

- Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.

* Về đạo đức nghề nghiệp

- Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo.

- Có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác.

- Có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp.

- Sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.

- Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.

- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

- Phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

* Lối sống, tác phong

- Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.

- Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.

- Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.

- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.

- Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

* Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo

- Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.

- Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.

- Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.

- Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.

- Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.

- Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.

- Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.

- Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.

- Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như : cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.

2. Chế độ tiền lương

Áp dụng bậc lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể:

Giáo viên

Loại

Hệ số lương bậc 1

Giáo viên mầm non

Viên chức loại B

1.86

Giáo viên tiểu học

Giáo viên trung học cơ sở

Viên chức loại A0

2.1

Giáo viên trung học cao cấp

Viên chức loại A2.2

4.00

Giảng viên

Viên chức loại A1

2.34

Giáo sư – Giảng viên cao cấp

Viên chức loại A3.1

6.2

Phó Giáo sư – Giảng viên chính

Viên chức loại A2.1

4.4

3. Chế độ trả lương dạy thêm giờ

Trong trường hợp, giáo viên, giảng viên dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc hệ thống giáo dục công lập dạy thêm giờ vượt định mức, nhưng số giờ dạy thêm không vượt quá mức quy định thì tiền lương dạy thêm giờ được tính như sau:

Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm.

Trong đó:

- Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm.

- Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%.

Xem chi tiết hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC

4. Chế độ phụ cấp

* Phụ cấp thâm niên

Để được hưởng phụ cấp thâm niên, nhà giáo phải có thời gian giảng dạy đủ 05 năm (60 tháng).

Lưu ý: khoảng thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu, nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên, nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định về bảo hiểm xã hội, thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử không được tính vào thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

Mức phụ cấp thâm niên = 5% (mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có))

Từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN.

Căn cứ Nghị định 54/2011/NĐ-CP.

* Các loại phụ cấp đối với nhà giáo tại vùng có điều kiện kinh tế - xạ hội đặc biệt khó khăn

- Phụ cấp ưu đãi.

- Phụ cấp thu hút.

- Phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch.

- Phụ cấp lưu động.

- Phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của người dân tộc thiểu số.

* Các loại phụ cấp đối với nhà giáo giảng dạy tại các trường chuyên biệt

- Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Phụ cấp trách nhiệm.

Căn cứ Nghị định 61/2006/NĐ-CP và Nghị định 19/2013/NĐ-CP.

5. Điều kiện xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”

* Đối với Nhà giáo nhân dân

- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc nhất có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao.

- Đã được 01 lần tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp tỉnh, bộ hoặc giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên (riêng đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có 02 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ trở lên).

- Có sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học.

- Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

* Đối với Nhà giáo Ưu tú

- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao.

- Đã 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 07 lần được tặng danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng; 01 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bộ hoặc danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; 01 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ.

Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Đã 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 05 lần được tặng danh hiệu giáo viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng.

- Tài năng sư phạm, sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học.

- Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

Căn cứ Nghị định 27/2015/NĐ-CP.

6. Một số quy định xử phạt trong lĩnh vực giáo dục

Nhằm tạo một cơ chế quản lý chặt chẽ trong việc quản lý giáo dục, Nhà nước cũng đặt ra những chế tài nhất định trong lĩnh vực giáo dục. Cụ thể:

Vi phạm chính sách đối với nhà giáo

- Phạt tiền từ 2 – 4 triệu đồng với hành vi không thực hiện đúng quy định về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo.

- Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Vi phạm chính sách đối với người học

- Phạt tiền từ 2 – 6 triệu đồng với hành vi kỷ luật buộc người học thôi học không đúng quy định.

Bên cạnh việc nộp phạt theo quy định trên, buộc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật và khôi phục quyền học tập của người học.

- Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị đình chỉ giảng dạy từ 1 – 6 tháng.

Căn cứ Nghị định 138/2013/NĐ-CP.

Đánh giá bài viết
1 8.456
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo