Thủ tục nhận xe khi bị tạm giữ

Thủ tục nhận xe khi bị tạm giữ gồm những bước nào? Người vi phạm khi đến nhận xe phải mang theo những giấy tờ gì, nộp những loại phí nào?

Tạm giữ phương tiện là một trong những hình thức xử phạt đối với người điều khiển khi vi phạm quy định tham gia giao thông. Biện pháp này không áp dụng đối với tất cả các lỗi vi phạm, mà chỉ áp dụng đối với các lỗi vi phạm giao thông được quy định tại điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

1. Thủ tục nhận xe khi bị tạm giữ

Thủ tục nhận xe khi bị tạm giữ được quy định tại điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA:

Thủ tục nhận lại xe bị tạm giữ

Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:

  • Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.

Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.

  • Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
  • Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ”.

=> Người đến nhận xe phải có CMND/CCCD, quyết định trả lại phương tiện bị tạm giữ, người đến nhận thay phải có văn bản ủy quyền của người vi phạm.

Lưu ý: Để có thể nhận được quyết định trả lại phương tiện đang bị tạm giữ, bạn cần thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trước.

2. Chi phí phải trả khi bị tạm giữ phương tiện

Để được nhận phương tiện, trước tiên bạn phải nộp phạt vi phạm giao thông.

Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?

Bên cạnh tiền phạt, bạn phải trả phí bảo quản phương tiện, phí này sẽ được quy định cụ thể tùy từng địa phương.

Để biết mức phí bảo quản phương tiện, mời các bạn đọc bài: Mức phí trông giữ xe vi phạm giao thông 2021

3. Thời hạn tạm giữ phương tiện

Theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020, thời hạn tạm giữ phương tiện được quy định như sau:

Thời hạnĐiều kiện
07 ngày làm việc
10 ngày làm việcVụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt
Không quá 01 thángĐối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan
Không quá 02 thángĐối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp

Để biết các quy định khác về tạm giữ phương tiện, nộp tiền bảo lãnh để được tự quản lý phương tiện, mời các bạn tham khảo bài viết: Công an được phép giữ xe bao lâu?

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp các quy định pháp luật liên quan Thủ tục nhận xe khi bị tạm giữ. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 640
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm