Thông tư 24/2017/TT-BYT tiếp nhận, chăm sóc y tế và thống kê đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình

Tải về

Thông tư 24/2017/TT-BYT tiếp nhận, chăm sóc y tế và thống kê đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình

Ngày 17/5/2017, Bộ Y tế ban hành Thông tư 24/2017/TT-BYT về quy trình tiếp nhận, chăm sóc y tế và thống kê, báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám, chữa bệnh (KCB).

Công văn 5276/BHXH-CSYT năm 2016 về đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người bệnh bảo hiểm y tế khi đang điều trị

Quyết định 21/2016/QĐ-TTg về Quy chế phối hợp liên ngành phòng, chống bạo lực gia đình

BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 24/2017/TT-BYT Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2017

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, CHĂM SÓC Y TẾ VÀ THỐNG KÊ, BÁO CÁO ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH LÀ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định quy trình tiếp nhận, chăm sóc y tế và thống kê, báo cáo đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định quy trình tiếp nhận, chăm sóc y tế đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình và thống kê, báo cáo các trường hợp người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và tư nhân theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Chương II

QUY TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ CHĂM SÓC Y TẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH LÀ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Điều 3. Tiếp nhận người bệnh

1. Người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình được tiếp nhận để cấp cứu, khám và điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

2. Khi tiếp nhận người bệnh khác đến khám, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong quá trình khám, khai thác tiền sử bệnh nếu nghi ngờ người bệnh có dấu hiệu bị bạo lực gia đình, bác sỹ và nhân viên y tế (gọi chung là thầy thuốc) cần hỏi sàng lọc để phát hiện nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Điều 4. Sàng lọc phát hiện nạn nhân bạo lực gia đình

1. Người bệnh cần được sàng lọc, phỏng vấn ở nơi riêng tư, yên tĩnh (phòng hoặc buồng khám riêng), khi không có các thành viên trong gia đình để bảo đảm tính khách quan và an toàn khi cung cấp thông tin. Trường hợp người bệnh cấp cứu không thể tự trả lời phỏng vấn, việc phỏng vấn được tiến hành sau khi người bệnh đã được điều trị ổn định.

2. Thầy thuốc cần chú ý phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng bị xâm phạm về mặt thể chất, tinh thần và tình dục của người bệnh; xem xét mối tương quan giữa tình trạng tổn thương và tiết lộ của người bệnh về nguyên nhân gây nên tổn thương đó. Trường hợp người bệnh muốn che dấu việc bị bạo lực, thầy thuốc và nhân viên y tế cần động viên để người bệnh tiết lộ.

3. Thầy thuốc phải thực hiện nguyên tắc bảo mật về các thông tin người bệnh tiết lộ trong quá trình sàng lọc, thăm khám và điều trị.

Điều 5. Lập Phiếu ghi chép thông tin nạn nhân bạo lực gia đình

1. Trường hợp người bệnh tiết lộ hoặc xác nhận là nạn nhân bạo lực gia đình ngay khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc sau khi sàng lọc, thầy thuốc và nhân viên y tế phải ghi chép các thông tin liên quan vào Phiếu ghi chép thông tin nạn nhân bạo lực gia đình theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm Thông tư này.

2. Phiếu ghi chép thông tin nạn nhân bạo lực gia đình được đánh mã số bệnh án và lưu cùng với hồ sơ bệnh án đối với người bệnh nội trú để phục vụ cho theo dõi người bệnh và thống kê, báo cáo về bạo lực gia đình.

Điều 6. Chăm sóc y tế, hỗ trợ người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh điều trị nội trú, giường lưu bệnh nhân

1. Người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình được khám bệnh, chữa bệnh theo quy định chung như đối với mọi người bệnh và theo các quy định sau đây:

a) Thầy thuốc cần thăm hỏi đầy đủ người bệnh về tiền sử bị bạo lực gia đình.

b) Người bệnh phải được khám toàn diện để tránh bỏ sót những tổn thương thể chất, tinh thần, tình dục liên quan đến bạo lực gia đình và bảo đảm những tổn thương thể chất và tinh thần của người bệnh đều được điều trị đúng.

c) Người bệnh được đánh giá đầy đủ theo các dấu hiệu tổn thương về thể chất, tinh thần, tình dục và các dấu hiệu liên quan khác. Trong đó, thầy thuốc cần chú ý đến các triệu chứng có thể nhận biết và các dấu hiệu của bạo lực, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

d) Kết quả thăm khám phải được ghi chép đầy đủ, bảo đảm không bỏ sót bất cứ thông tin cần thiết nào.

e) Trong trường hợp tổn thương của người bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn của cơ sở thì phải chuyển bệnh nhân đến cơ sở khám chữa bệnh theo hướng dẫn của Thông tư số 14/2014/TT-BYT quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

3. Khi phát hiện người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình, thầy thuốc và nhân viên y tế cần phối hợp với phòng công tác xã hội, tổ hoặc nhân viên công tác xã hội của bệnh viện thực hiện tư vấn đối với người bệnh theo quy định tại Điều 8 Chương II của Thông tư này và theo hướng dẫn của Thông tư 43/2015/TT-BYT quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện.

4. Bố trí nơi tạm lánh:

a) Bệnh viện và viện có giường bệnh nội trú tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, bố trí cho người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình tạm lánh tại cơ sở trong thời gian không quá 24 giờ theo yêu cầu của nạn nhân. Trường hợp trạm y tế xã có giường lưu có đủ điều kiện bảo đảm an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế thì bố trí nơi tạm lánh không quá 24 giờ hoặc chuyển người bệnh đến các địa điểm tạm lánh, tạm trú trong cộng đồng.

b) Bố trí giường nằm, quần áo, chăn màn cho nạn nhân như người bệnh được điều trị nội trú, lưu theo dõi.

c) Trong thời gian tạm lánh, nếu nạn nhân không có người thân thích hỗ trợ, không thể tự lo ăn uống, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hỗ trợ ăn uống cho nạn nhân theo khả năng và điều kiện thực tế của cơ sở.

d) Thông báo đến cơ quan công an nơi gần nhất để có phương án bảo đảm an toàn, an ninh cho nạn nhân, thầy thuốc và nhân viên y tế.

e) Trường hợp đã hết thời hạn tạm lánh nhưng nạn nhân bạo lực gia đình vẫn cần được hỗ trợ nơi tạm lánh, tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét lựa chọn một trong các trường hợp sau:

  • Tiếp tục bố trí cho nạn nhân bạo lực gia đình tạm lánh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Liên hệ, đề nghị các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tiếp nhận và bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân tại cơ sở phù hợp.

Điều 7. Chăm sóc y tế với người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường điều trị nội trú

1. Người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình được khám bệnh, chữa bệnh theo quy định chung như đối với mọi người bệnh.

2. Thực hiện khám và điều trị đối với người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình theo hướng dẫn tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 của Thông tư này.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thông báo và phối hợp với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi cơ sở hoạt động hoặc nơi xảy ra bạo lực gia đình bảo đảm an toàn cho thầy thuốc, nhân viên y tế và nạn nhân bạo lực gia đình trong thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thông báo và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực gia đình trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Liên hệ, đề nghị các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tiếp nhận và bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân tại cơ sở phù hợp trong trường hợp nạn nhân có yêu cầu.

Điều 8. Phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm

1. Trong quá trình tiếp nhận, sàng lọc và chăm sóc y tế cho người bệnh, nếu phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm được quy định tại Điều 2 và Điều 8 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì thầy thuốc và nhân viên y tế có trách nhiệm báo cáo người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm trình báo bằng văn bản, điện thoại hoặc cử người trực tiếp đi trình báo cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc nơi người bệnh cư trú về hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm và đề nghị cơ quan công an có biện pháp hỗ trợ, bảo đảm an toàn cho nạn nhân bạo lực gia đình.

Điều 9. Tư vấn các dịch vụ cần thiết cho người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình

1. Thầy thuốc và nhân viên y tế trực tiếp tư vấn cho người bệnh về các quyền và lợi ích hợp pháp dành cho người bệnh là nạn nhân bạo lực gia đình mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẵn có như cung cấp nơi tạm lánh; miễn giảm chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có); chế độ bảo hiểm y tế; cấp giấy xác nhận việc khám và điều trị nạn nhân bạo lực gia đình.

2. Cung cấp các tài liệu thông tin, tuyên truyền dưới dạng tập tin ngắn, tờ rơi, các cuốn sách nhỏ, tranh ảnh, đoạn phim ngắn về bạo lực gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; các quyền, lợi ích hợp pháp và các thông tin hỗ trợ khác dành cho người bệnh.

3. Thầy thuốc và nhân viên y tế đưa ra các phương án điều trị và đề phòng, giúp người bệnh lựa chọn và để người bệnh tự quyết định với thái độ thân thiện, không phán xét.

4. Giới thiệu, chuyển gửi người bệnh đến các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình hoặc các cơ quan, tổ chức có liên quan như công an, chính quyền cơ sở, các tổ chức hội, đoàn thể để được trợ giúp.

Đánh giá bài viết
1 188
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm